Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?
Sổ tay pháp luật

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

HỒNG MINH
Tác giả: HỒNG MINH
Khi được xác định mắc bệnh nghề nghiệp (BNN), tùy vào tình trạng bệnh, người bệnh sẽ được quỹ bảo hiểm y tế chi trả. Tuy nhiên, nhiều người lao động (NLĐ) chưa biết, hồ sơ đề nghị kinh phí hỗ trợ BNN gồm những gì và NLĐ sẽ được hưởng mức hỗ trợ kinh phí đó bao nhiêu.
Công đoàn tham gia phòng, chống bệnh nghề nghiệp cho NLĐ

BNN là những bệnh lý đặc trưng của nghề nghiệp gây ảnh hưởng đến sức khỏe NLĐ và có phát sinh trong quá trình lao động. NLĐ được hỗ trợ kinh phí chữa BNN theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 56 Luật An toàn, vệ sinh lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1- Đã được chẩn đoán bị BNN tại cơ sở khám bệnh, chữa BNN.

2- Đã tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, BNN đủ 12 tháng trở lên và đang tham gia tính đến tháng liền kề trước tháng đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa BNN.

3- Có tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc trong thời gian làm các nghề, công việc gây BNN.

Người lao động cần làm gì để được hưởng kinh phí hỗ trợ chữa bệnh nghề nghiệp?

BNN có thể phòng tránh được nhờ việc khám phát hiện BNN định kì hằng năm. Ảnh minh họa: TL

Hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa BNN

Điều 22 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định, để được hỗ trợ kinh phí chữa BNN thì NLĐ cần phải chuẩn bị bộ hồ sơ gồm đầy đủ các giấy tờ như sau:

1. Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí chữa BNN cho NLĐ.

2. Bản sao có chứng thực hồ sơ xác định mắc BNN của cơ sở khám bệnh, chữa BNN.

3. Bản sao giấy ra viện hoặc trích sao hồ sơ bệnh án sau khi chữa BNN.

4. Bản sao chứng từ thanh toán chi phí chữa BNN.

Mức hỗ trợ kinh phí chữa bệnh nghề nghiệp

Căn cứ tại khoản 1 Điều 21 Nghị định 88/2020/NĐ-CP quy định, NLĐ mắc BNN trong danh mục quy định sẽ nhận được mức hỗ trợ bằng 50% chi phí chữa BNN tính theo biểu giá chữa BNN tại thời điểm NLĐ chữa BNN theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế sau khi đã được bảo hiểm y tế chi trả, nhưng không quá 15 triệu đồng/người.

Số lần hỗ trợ tối đa đối với mỗi NLĐ là 02 lần và trong 01 năm, NLĐ chỉ được nhận hỗ trợ 01 lần.

Về trình tự giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa BNN, Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hướng dẫn, trường hợp NLĐ đủ điều kiện được hỗ trợ chữa BNN, nộp hồ sơ theo quy định cho Sở Lao động- Thương binh và Xã hội mang theo bản chính chứng từ thanh toán để đối chiếu với bản sao.

Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội tiến hành thẩm định hồ sơ, quyết định việc hỗ trợ. Trường hợp không hỗ trợ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trong 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định hỗ trợ, cơ quan BHXH có trách nhiệm giải quyết hỗ trợ kinh phí chữa BNN. Trong thời hạn 10 ngày kể từ khi nhận được kinh phí hỗ trợ chữa BNN này, người sử dụng lao động có trách nhiệm chuyển trả cho NLĐ.

Danh mục 35 BNN được hưởng BHXH

Điều 1 Thông tư 02/2023/TT-BYT quy định, danh mục BNN được hưởng BHXH từ ngày 01/04/2023 như sau:

1. Bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp.

2. Bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp.

3. Bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp.

4. Bệnh bụi phổi talc nghề nghiệp.

5. Bệnh bụi phổi than nghề nghiệp.

6. Bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp.

7. Bệnh hen nghề nghiệp.

8. Bệnh nhiễm độc chì nghề nghiệp.

9. Bệnh nhiễm độc nghề nghiệp do benzen.

10. Bệnh nhiễm độc thủy ngân nghề nghiệp.

11. Bệnh nhiễm độc mangan nghề nghiệp.

12. Bệnh nhiễm độc trinitrotoluen nghề nghiệp.

13. Bệnh nhiễm độc asen nghề nghiệp.

14. Bệnh nhiễm độc hóa chất bảo vệ thực vật nghề nghiệp.

15. Bệnh nhiễm độc nicotin nghề nghiệp.

16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp.

17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp.

18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn.

19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp.

20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân.

21. Bệnh nghề nghiệp do rung cục bộ.

22. Bệnh phóng xạ nghề nghiệp.

23. Bệnh đục thể thủy tinh nghề nghiệp.

24. Bệnh nốt dầu nghề nghiệp.

25. Bệnh sạm da nghề nghiệp.

26. Bệnh viêm da tiếp xúc nghề nghiệp do crôm.

27. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc môi trường ẩm ướt và lạnh kéo dài.

28. Bệnh da nghề nghiệp do tiếp xúc với cao su tự nhiên, hóa chất phụ gia cao su.

29. Bệnh Leptospira nghề nghiệp.

30. Bệnh viêm gan vi rút B nghề nghiệp.

31. Bệnh lao nghề nghiệp.

32. Nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp.

33. Bệnh viêm gan vi rút C nghề nghiệp.

34. Bệnh ung thư trung biểu mô nghề nghiệp.

35. Bệnh Covid-19 nghề nghiệp.

Chờ giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Chờ giải quyết chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Vụ lật xe khách chở 21 công nhân tại xã Phượng Sơn, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - đã được Tạp chí LĐ&CĐ ...

Bổ sung Bổ sung "Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH

"Bệnh Covid-19 nghề nghiệp" được bổ sung vào danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH từ ngày 1/4/2023.

Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động Khám sức khỏe định kỳ, phòng chống bệnh nghề nghiệp cho người lao động

Công đoàn cơ sở và đại diện doanh nghiệp luôn quan tâm đến sức khỏe, bệnh nghề nghiệp của công nhân lao động. Các hoạt ...

Tin mới hơn

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Chi tiết 12 điểm mới của Luật Công đoàn (sửa đổi) năm 2024

Luật Công đoàn (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ XV gồm 6 chương, 37 Điều, tăng 4 điều so với luật hiện hành.
Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Bãi bỏ một số quy định về lao động, tiền lương từ ngày 15/2/2025

Thông tư số 15/2024/TT-BLĐTBXH do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ,TB&XH) ban hành cho biết 10 văn bản quy phạm pháp luật về lao động, tiền lương sẽ bị bãi bỏ từ ngày 15/2/2025.
Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cách tính hưởng chính sách nghỉ thôi việc đối với cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã

Cán bộ, công chức và cán bộ, công chức cấp xã được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và trợ cấp 03 tháng tiền lương hiện hưởng để tìm việc làm.

Tin tức khác

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Vì sao thời gian nghỉ thai sản không được tính là thời gian tham gia bảo hiểm thất nghiệp?

Người lao động nghỉ chế độ thai sản thì thời gian nghỉ chế độ thai sản không được tính là thời gian tham gia Bảo hiểm thất nghiệp (BHTN).
Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Cách tính chế độ cho cán bộ nghỉ hưu sớm, thôi việc do sắp xếp bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà vừa ký ban hành Thông tư 01/2025 hướng dẫn thực hiện chính sách, chế độ với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị (hướng dẫn thực hiện Nghị định số 178/2024 của Chính phủ).
Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Đi ngược chiều: Tài xế ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?

Tại Nghị định 168, nhiều hành vi vi phạm có mức xử phạt vi phạm hành chính tăng rất cao, trong đó có hành vi đi ngược chiều.
Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định bị phạt bao nhiêu từ 1/1/2025?

Lỗi dừng đỗ xe ô tô sai quy định phạt bao nhiêu từ 1/1/2025, và dừng đỗ xe ô tô những vị trí nào thì bị phạt, mời bạn tìm hiểu trong phần dưới đây.
Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Để trẻ từ 6 tuổi trở lên ngồi trước xe máy sẽ bị phạt từ 8-10 triệu đồng

Từ ngày 1/1/2025, việc chở trẻ em trên 6 tuổi ngồi phía trước xe máy có thể bị phạt nặng, lên tới 14 triệu đồng. Thông tin này được đưa ra dựa trên các quy định sửa đổi về xử phạt vi phạm giao thông, nhằm tăng cường an toàn cho trẻ em.
Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Hiệu lực "nhanh" của Nghị định 168: Hiểu đúng để không hiểu lầm

Gần đây, mạng xã hội lan truyền thông tin cho rằng "Nghị định 168/2024/NĐ-CP xây dựng sai thủ tục, do có hiệu lực chưa đủ 45 ngày sau khi ban hành". Tuy nhiên, đại diện Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an khẳng định đây là nhận định thiếu chính xác.
Xem thêm