
"Em ở đâu khôn thiêng về trả tiền thuê phòng cho chị" Trộm cắp nhà trọ: Người ngay và kẻ gian lẫn lộn, biết tin ai? Công nhân bị trộm cắp: Kêu và bất lực "Đêm nằm, năm ở" và "ăn xổi ở thì" |
![]() |
Ở chung nhà trọ để sẻ chia kinh phí thuê nhà được nhiều công nhân lựa chọn. Tuy nhiên, nếu không chứng tỏ được sự tin cậy thì việc ở chung có thể dẫn đến lừa lọc nhau. Ảnh minh họa của baomoi.com (dẫn từ VOV). |
Tìm người ở chung nhà trọ là nhu cầu có thật, hợp lý và chính đáng của công nhân. Có nhiều dạng ở chung, gồm những người cùng quê, có quan hệ anh em, họ hàng; nhiều trường hợp là nam nữ thanh niên công nhân độc thân, thậm chí đã có gia đình vẫn cùng nhau tạm thời “gá ghép”.
Cũng có rất nhiều trường hợp không có mối quan hệ như trên, các bạn vẫn mong mỏi tìm người phù hợp ở chung để chia sẻ tiền thuê nhà. Hầu hết công nhân đều đi ca, kíp, phòng trọ chỉ là nơi họ về ăn, ngủ, nghỉ. Diện tích lớn, tiện nghi, tất nhiên rất tốt, nhưng một người ở cũng lãng phí vì thực tế họ đi suốt ngày không sử dụng nhiều. Mặt khác, ngoài chia sẻ kinh phí, việc ở chung cũng làm người ta ấm lòng, có nơi nương tựa mỗi khi trái nắng trở trời, hay bầu bạn, bảo đảm an ninh tốt hơn.
![]() |
Ở chung nhà trọ còn giúp bạn công nhân sẻ chia công việc nội trợ. Nhưng ở chung phải xuất phát từ sự tin cậy, không nên ở cùng với người bất kỳ không rõ nhân thân. Ảnh của tuoitre.vn |
Rất nhiều lời mời chào ở chung được đăng tải trên mạng xã hội công nhân. Chẳng hạn, có bạn nữ viết: “Mình 24 tuổi, vui tính, sạch sẽ, hòa đồng, cần tìm bạn nữ ở chung. Phòng rộng rãi, hai giường, vệ sinh khép kín, tiền thuê trọ 1,5 triệu, điện nước chia đôi. Chỉ cần bạn ngăn nắp, trung thực...”; bạn nam khác thì viết: “Phòng mình rộng rãi, thường mình làm ca đêm, muốn tìm bạn ở chung đi ca ngày chia sẻ tiền thuê nhà. Bạn nào có nhu cầu ib mình nhé”;...
Từ những người xa lạ, nhiều người do tình cờ ở cùng đã có cơ hội hiểu nhau và hình thành quan hệ gắn bó bền lâu. Đó có thể coi như một thứ “lộc” cuộc đời ban cho họ trên hành trình mưu sinh nhiều vất vả. Dù thế nào đi nữa, một số năm ở với nhau chia ngọt sẻ bùi, mức độ thân sơ có thể khác nhau, nhưng đó đều là những người bạn trong một quãng đời đáng nhớ.
![]() |
Tìm được nhà trọ ưng ý đã là một công việc gian nan với người công nhân. Tìm được bạn ở chung tin cậy, sẻ chia, không lừa lọc còn gian nan hơn nữa. Trong ảnh, một khu nhà trọ công nhân. Ảnh nguoilambaotiengiang.vn |
Nhưng ở với người xa lạ cũng là khi hai bạn từ hai phương trời khác nhau, có nền tảng gia đình, nề nếp, giáo dục, văn hóa, quan điểm khác nhau chung về một mối. Sẽ có xích mích, sẽ nảy sinh khác biệt. Nếu cùng thiện chí, tinh tế, không đặt “cái tôi” quá cao thì mỗi người chỉ cần mài mòn khía cạnh gai góc của mình để cùng quay tròn trong ổ bi cuộc sống ghép là mọi sự ổn thỏa.
Các cụ ta dạy: “Bán anh em xa, mua láng giềng gần”. Những người bên mình sớm hôm tuy không có quan hệ huyết thống, nhưng có thể thiết thực, quan trọng hơn cả người nhà. Bạn đau ốm, cảm sốt, cần một bát cháo, một vỉ thuốc, chẳng lẽ gọi người nhà cách hàng chục, hàng trăm cây số? Bạn muốn tâm sự, trao đổi, cần tư vấn về một đối tượng tình cảm, còn ai thích hợp hơn người bạn ở cùng biết rõ cả bạn lẫn đối phương?
![]() |
Ở chung nhà trọ, tin cậy, ngoài sẻ chia kinh phí thuê nhà, người công nhân còn có bạn tâm sự những vui buồn trong cuộc sống. Ảnh minh họa của nghean24h.vn |
Song, khi chọn người ở cùng, sống ghép, điều quan trọng nhất là phải bắt đầu từ lòng tin. Bạn cần tìm hiểu thông tin nhân thân của người định cho ở cùng. Vì nếu bạn đồng ý cho một người bất kỳ ở cùng, đồng nghĩa bạn đã phó thác sự an toàn của mình cho họ. Mạng xã hội công nhân cũng thường xuyên chia sẻ về những vụ lừa đảo do ở cùng.
Mới hôm qua, một bạn chụp tấm ảnh người lừa mình lên mạng xã hội, nhờ cộng đồng mạng tìm giúp và viết: “Đúng là nuôi ong tay áo, nuôi cáo trong nhà. Mình tin cậy cho người này ở cùng, vậy mà nó lừa lấy xe máy của mình với tất cả giấy tờ trong cốp. Ai nhìn thấy người này ở đâu báo mình, mình xin hậu tạ”... Những lời kêu ca như vậy với các tình huống, hoàn cảnh khác nhau xuất hiện khá nhiều.
![]() |
Ở chung nhà trọ trong khu trọ, người công nhân còn sẻ chia những bữa cơm ấm áp với sự tin cậy lẫn nhau. Ảnh minh họa của dantri.com.vn |
Tôi nghĩ việc tìm sẽ khó khăn. Tìm được cũng không dễ đòi lại tài sản. Thế thì thay vì “mất bò mới lo làm chuồng”, bạn cần cẩn thận trước khi cho người lạ cùng ở trọ.
![]() Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 4/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 35 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
![]() Đã 4 ngày nay, trên MXH cũng như trong dư luận và công luận đang xôn xao về một vụ việc bạo hành trẻ ... |
![]() Hàng triệu công nhân đã thất nghiệp vì dịch bệnh. Với một số công nhân trẻ, "thảm họa" được họ nhìn nhận khá nhẹ ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
