"Đêm nằm, năm ở" và "ăn xổi ở thì"
Đời sống - 16/08/2020 06:00 Minh Hoàng
Một dãy nhà trọ công nhân khá nhếch nhác ở phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai. Chỉ chú ý đến sản xuất, lợi nhuận, thả nổi nơi ăn ở của người lao động có thể coi là một cách làm "ăn xổi ở thì". Ảnh: vov.vn |
Nhiều năm trước, có một đơn vị bộ đội đến làng tôi để thi công công trình thủy lợi. Các anh không thi công công trình ngay mà đi lấy tranh tre nứa lá làm doanh trại. Sau khi ổn định chỗ ở, các chiến sĩ mới bắt tay vào làm công trình. Ít lâu sau, lại có một xí nghiệp thủy sản được thành lập để tiếp quản công trình thủy lợi ấy. Người ta cho xây dựng các bể chứa, ao hồ nuôi cá đồng thời với xây dựng các dãy phòng ở của công nhân. Theo tôi hiểu, đó là cách làm căn cơ, chú ý chăm lo trước hết đến “nguồn lực con người”.
Các cụ ta nói “đêm nằm, năm ở”. Chốn ăn, ngủ, nghỉ của người lao động để họ nghỉ ngơi, thư giãn, tái tạo sức lao động cực kỳ quan trọng. Ngay cả những người thợ thổ mộc “lang thang như digan” trước đây, vào rừng lấy gỗ đầu tiên họ cũng phải làm một lán trại để ở; những bác thợ gạch trước khi đóng gạch cũng cất cho mình tối thiểu căn lều, lấy chỗ chui vào chui ra. Không có chỗ ở cho chính mình thì đừng nói chuyện làm ăn gì được.
Trong khi rất nhiều công nhân, người lao động chật vật tìm nhà trọ phù hợp thì chiều ngược lại, không ít chủ nhà trọ cũng mất khách thuê mùa dịch phải quảng cáo tìm người thuê. Ảnh m.nhipcaudautu.vn |
Nay, các khu công nghiệp, các công ty, xí nghiệp mọc lên như nấm. Hàng triệu lao động được giải quyết việc làm. Trước khi có dịch, chỉ cần có sức khỏe, còn trẻ, nếu đã học một nghề thì gần như không lo thiếu việc. Duy chỉ có chỗ ở là vấn đề nan giải. Rất ít doanh nghiệp lo chỗ ở cho công nhân. Người lao động hầu hết phải đôn đáo méo mặt chạy tìm phòng trọ. Tình trạng chuyển hết chỗ ở này đến chỗ ở khác xảy ra với rất nhiều công nhân.
Chỉ cần lướt một vòng các mạng xã hội công nhân, ngay giữa mùa dịch này, khi hàng loạt công nhân bị mất việc, thất nghiệp, cảm giác nhu cầu tìm phòng trọ vẫn rất lớn, gay cấn, nhiều không kém nhu cầu tìm kiếm việc làm. “Mình muốn tìm nhà trọ tầm một triệu rưỡi quay đầu”; “Khu Công nghiệp… có chỗ nào còn phòng trọ không mọi người ơi?”; “Đi làm áp lực lớn, lương thấp, quản lý khó tính vẫn cố bám trụ. Cuối cùng vẫn phải bỏ việc vì không tìm được nơi ở ổn định”; “Cùng là công nhân, tìm việc đã khó, tìm phòng trọ còn khó hơn, vậy mà có bạn còn nỡ môi giới ăn hoa hồng nhà trọ”…
Những dòng như vậy xuất hiện với tần suất dày đặc trên mạng xã hội. Các trang mạng xã hội công nhân chuyên về thông tin phòng trọ cũng được thành lập, ít cũng có vài trăm thành viên, trung bình vài nghìn người; nhiều trang có hàng chục, thậm chí cả trăm nghìn người. Nơi ở, nhu cầu thiết yếu, không thể thiếu của người công nhân gần như bị thả nổi.
Có một nghịch lý, trong khi công nhân không có nhà ở, phải vất vả đi thuê thì phần lớn các phòng của khu chung cư xây cho công nhân này tại Khu Công nghiệp Bắc Thăng Long lại để không. Tình trạng đã nhiều năm không ai giải quyết. Ảnh Minh Khôi. |
Người công nhân đi làm chỉ có bản thân mình, sức khỏe của mình bán đi lấy đồng lương, còn lại không có gì cả. Sao tránh được tâm lý “ăn xổi ở thì”, “hay ở, dở đi”. Làm sao kêu gọi họ trung thành, gắn bó và cống hiến khi đời sống của họ không mấy được quan tâm. Làm sao tránh được tình trạng “nhảy việc” khi họ có quyền tìm doanh nghiệp, công ty có chính sách tốt hơn đãi ngộ?
Ở một diễn biến khác liên quan, một số nơi đã xây được nhà ở cho công nhân nhưng bao nhiêu thủ tục nhiêu khê, những quy định cứng nhắc, khắt khe khiến người công nhân không thể đáp ứng hoặc đáp ứng được cũng không muốn ở. Điều ngạc nhiên không kém là điều ấy đã diễn ra nhiều năm nhưng không hiểu sao nhà đầu tư, cơ quan quản lý không ngồi với nhau giải quyết dứt điểm?
Có phải đó cũng là một cách làm “ăn xổi ở thì”?
Covid-19 ngày 15/8: Thêm 1 ca mắc mới là người nhập cảnh từ Nga về và 1 ca tử vong |
"Nghèo quá không ngủ được" |
Viết nhân ngắm ảnh cụ Trần Duy Hưng |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.