Nỗi lòng của những y, bác sĩ gắn bó với bệnh nhân tâm thần
Đời sống - 24/06/2023 07:12 PHAN NGUYÊN
Nỗi buồn viên chức dân số: Những “tiếng kêu” xé tận đáy lòng Viên chức dân số “thầm lặng” góp sức mình trong ngành Y tế Nỗi buồn viên chức dân số: Giữa nước mắt, đợi chờ và hy vọng |
Điều dưỡng Võ Thị Xuân Hoài bật khóc khi kể về những bệnh nhân tâm thần. Video: PHAN NGUYÊN
Nghề nguy hiểm
Tròn 16 năm làm việc ở Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, điều dưỡng Võ Thị Xuân Hoài vẫn nhớ như in cảm giác bất lực khi chứng kiến 01 đồng nghiệp của mình bị chính người bệnh mà họ chăm sóc tấn công khi lên cơn đau.
“Vào giờ trưa hôm đó, khi anh Chánh (cũng là điều dưỡng viên) đang cho bệnh nhân ăn cơm thì bất ngờ có một bệnh nhân lên cơn đau, đánh và rạch vào mặt anh ấy. Bị tấn công bất ngờ, anh Chánh bị chảy rất nhiều máu, phải khâu 13 mũi trên mặt”, chị Hoài kể.
Chuyện bệnh nhân lên cơn kích động như vậy không phải là hiếm ở Bệnh viện Tâm thần. Những ngày mới vào nghề chị Hoài cũng rất sợ và giữ khoảng cách với người bệnh. Sau một thời gian làm việc, nghe những tâm sự, thấu hiểu phần nào nỗi đau của họ, chị lại cảm thấy thương họ hơn.
“Nhất là những lúc bệnh nhân lên cơn ngấm thuốc, hay còn gọi là tác dụng phụ của thuốc, thấy người bệnh quằn quại, vật vã với những cơn co giật, mình rất thương xót” chị Hoài kể thêm.
Chị bảo, bệnh nhân bị suy giảm sức khỏe tâm thần lúc bình thường họ luôn vui tươi, lạc quan và hi vọng về một tương lai hết bệnh; mặc dù căn bệnh của họ chưa thể khẳng định sẽ điều trị thành công. “Thương người bệnh và nghĩ “sông có khúc, người có lúc”, biết đâu trong tương lai mình hoặc người thân của mình cũng mắc những bệnh liên quan về sức khỏe tâm thần, mình càng thương và thông cảm với họ hơn; càng cố gắng gần gũi họ, giúp họ, chia sẻ với họ”, chị Hoài ngậm ngùi.
Kỷ niệm không thể nào quên
Bác sĩ Trần Thiện Thanh, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng là một bác sĩ lâu năm, người đã chữa trị cho nhiều ca bệnh nặng có tiến triển tốt.
Bác sĩ Trần Thiện Thanh, Trưởng phòng chỉ đạo tuyến của Bệnh viện Tâm thần Đà Nẵng, là người đã chữa trị thành công rất nhiều bệnh nhân tâm thần nặng. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
Bắt đầu làm việc tại bệnh viện từ tháng 8/1993, sau gần 30 năm làm việc, trường hợp ông nhớ nhất là chữa trị cho 1 ca bệnh nặng cách đây chừng 20 năm. “Tôi vẫn không thể nào quên trường hợp đó, một bệnh nhân nam tên Lượm, lúc ấy khoảng 45 đến 50 tuổi, bị tâm thần phân liệt. Ông ấy luôn sợ mình sẽ bị hãm hại, bị đầu độc và luôn núp trong bóng tối”, Bác sĩ Thanh kể.
Vì còn nặng quan niệm kỳ thị, định kiến về bệnh tâm tâm thần, gia đình “nhốt” người bệnh đó ở trong nhà, cho ăn uống một mình, ngủ một mình rất đơn độc. Là bác sỹ, khi nhìn ánh mắt “khờ dại” của bệnh nhân, BS. Thanh thấy thương cảm vô cùng.
Khi Bác sĩ Thanh tiếp cận, người bệnh hoảng sợ núp dưới gầm bàn thờ và càng lúc càng hoảng loạn hơn, thậm chí có thể tấn công bất cứ ai. Do “nhốt” trong bóng tối lâu ngày nên lúc đưa ra ngoài thì mắt người bệnh không nhìn thấy nữa. Sau khi đưa vào bệnh viện, Bác sĩ Thanh vừa chữa trị tâm thần và vừa chữa mắt cho người bệnh.
“Điều đáng mừng là sau thời gian chữa trị, bệnh nhân Lượm có thể tự ăn uống, tự sinh hoạt cho bản thân. Ông ấy cũng tỉnh táo hơn rất nhiều”, Bác sĩ Thanh nói.
Niềm hạnh phúc
Với điều dưỡng Võ Thị Xuân Hoài, lúc bệnh nhân nhớ tên mình và gọi “cô Hoài, cô Hoài…”, chị đã không cầm được nước mắt.
“Chứng kiến bệnh nhân tự ăn uống, tự sinh hoạt, được xuất viên; rồi 5 năm sau, 10 năm sau có dịp gặp lại họ vẫn còn nhớ tên mình và gọi “Cô Hoài, cô Hoài…”, mình xúc động đến lặng đi. Cảm giác như gặp lại người thân vậy”, chị Hoài xúc động kể.
Là một người giàu kinh nghiệm trong việc tiếp xúc và chữa trị cho bệnh nhân tâm thần nặng, Bác sĩ Thanh chia sẻ thêm, những bệnh nhân nặng mà bị “nhốt” trong nhà thời gian dài thường rất hung hăng, có thể tấn công nhân viên y tế bất cứ lúc nào. Nên khi đi làm việc, cán bộ y tế không đi một mình mà phải phối hợp với các đồng nghiệp khác. Có trường hợp phải có cả công an, đại diện các cơ quan đoàn thể như Hội Phụ nữ, Công đoàn để hỗ trợ, đưa về bệnh viện chữa trị.
Bác sĩ Thanh đang khám cho bệnh nhân. Ảnh: PHAN NGUYÊN |
“Thật sự nhiều khi cũng mệt mỏi, không khỏi thấy sao công việc của mình lắm oái oăm. Nhưng mỗi khi nhìn thấy nét ngây ngô trên gương mặt người bệnh, trong tôi lại trào lên nỗi thương xót cho những số phận bị “trời đày”. Còn với người bệnh được điều trị khỏi, chứng kiến niềm vui của họ, của gia đình họ, chúng tôi cảm nhận niềm hạnh phúc không gì so sánh được.... Đó cũng là lý do chủ yếu chúng tôi gắn bó với công việc này”, Bác sĩ Thanh giãi bày.
Thể lệ Cuộc thi viết về mô hình, tấm gương người tốt, việc tốt trong CNVCLĐ TP Đà Nẵng Liên đoàn Lao động TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công đoàn tổ chức ... |
Gương sáng ngành Y Bác sĩ Phan Ngọc Phước, công tác tại Khoa Da Liễu - Bệnh viện C Đà Nẵng là một trong những điển hình "người tốt, ... |
"Trái tim tình nguyện vì cộng đồng" Xung quanh chúng ta có biết bao con người có lòng nhiệt tình, giàu lòng nhân ái và dành cả trái tim cho cộng đồng. ... |
Nhà lưu trú cho giáo viên Hòa Bắc Tại thôn Phò Nam, công trình nhà lưu trú dành cho giáo viên xã Hòa Bắc, huyện Hòa Vang (thành phố Đà Nẵng) vừa chính ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.