"Trái tim tình nguyện vì cộng đồng"
Đời sống - 22/06/2023 15:03 LÊ THỊ THUÝ KIỀU - Trường Tiểu học Hai Bà Trưng (quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng)
Chị Lệ Dung là người chị mà tôi được quen biết khi còn là cán bộ công chức của Ủy ban Nhân dân phường. Đến nay dù đã là Chủ tịch Hội Liên hiệp phụ nữ (LHPN) phường An Hải Tây nhưng ít ai biết trong những năm qua chị đã dành cả tuổi thanh xuân của mình cho cộng đồng.
Chị Dung là trưởng nhóm thiện nguyện Hoa ưu đàm thành phố Đà Nẵng. Nhóm Hoa ưu đàm được thành lập gần 10 năm nay với mục tiêu là giúp đỡ hàng nghìn hoàn cảnh nghèo, khó khăn, tiếp bước đến trường cho hàng trăm em học sinh nghèo, trẻ em bất hạnh trên khắp dải đất miền Trung.
Chị Dung sinh ra trong môi trường gia đình khó khăn nên từ nhỏ chị đã luôn thấu hiểu và dành tình yêu thương cho các em nhỏ trong xóm. Hơn 15 năm trái tim vì cộng đồng, chị Dung cùng nhóm thiện nguyện Hoa ưu đàm đã thực hiện hàng trăm chương trình nhân đạo, từ thiện ý nghĩa để giúp các gia đình có hoàn cảnh khó khăn, người già neo đơn, trẻ em bất hạnh…
Chị Dung đến thăm và trao hỗ trợ hàng tháng cho cụ Mười và cụ Lự tại chung cư C, phòng 203 Nại Hiên Đông. |
Hầu hết, các trường hợp chị giúp đều có hoàn cảnh rất thương tâm như: bệnh tâm thần, ung thư, người già neo đơn, phụ nữ đơn thân nghèo nuôi con nhỏ, bệnh nhi bị bệnh hiểm nghèo… từ trong tỉnh đến ngoại tỉnh. Đặc biệt, có nhiều trường hợp sau khi đã giúp đỡ hết mức có thể, chị vẫn còn cảm thấy day dứt trong lòng, vì sau kết nối với các nhóm thiện nguyện kêu gọi ủng hộ nhưng bệnh tình quá nặng và không qua khỏi.
Đặc biệt có những trường hợp khó khăn của các cụ già neo đơn, chị Dung và nhóm thiện nguyện kêu gọi sự ủng hộ của mọi người để hỗ trợ trợ hàng tháng 500.000 đồng. Cụ Mười và cụ Lự tại chung cư C, phòng 203 Nại Hiên Đông, sống đơn thân, không con không cháu là hai trường hợp được nhận hỗ trợ từ nhóm thiện nguyện.
Trong tháng 7 năm 2017, chị Dung đã cùng nhóm thiện nguyện Hoa ưu đàm làm một khu vui chơi cho trẻ em miền núi ở nóc Ông Hành Chiến, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam. Sau khi đi khảo sát địa bàn, thấy trẻ em miền núi nơi đây còn nghèo, thiếu sân chơi nên chị Dung đã cùng mấy anh em trong nhóm thiện nguyện bàn làm một sân chơi công cộng cho các em. Nếu lắp đặt đồ chơi hiện đại thì khi hư hỏng sẽ rất tốn phí sửa chữa và không có thiết bị thay thế. Cuối cùng, chị chọn cách làm xích đu, cầu quay, bập bênh gắn bằng lốp ô tô theo mô hình quay bằng trục thay vì bằng điện như các công viên trong thành phố.
Ở miền núi, thời tiết khá khắc nghiệt nên lốp ô tô đặt ở ngoài trời có thể bền hơn các vật liệu khác. Đặc biệt, không giống với trẻ em thành phố, trẻ em miền núi tự chơi, không có người thân trông coi nên các thiết bị làm đồ chơi phải bảo đảm an toàn. Vị trí đặt thiết bị cũng phải nằm ở địa điểm thuận tiện vì mỗi nóc nhà ở đây cách xa nhau cả quả đồi nên sân chơi của các em được hình thành từ ý tưởng của cả nhóm.
Khu vui chơi cho trẻ em miền núi ở nóc Ông Hành Chiến, xã Trà Dơn, huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam được hình thành từ nhóm thiện nguyện Hoa ưu đàm. |
Không chỉ ở địa bàn Quảng Nam, chị Dung còn đi thiện nguyện ở các xã miền núi khó khăn khác của các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên như: Kon Tum, Quảng Ngãi, Quảng Trị…
Cả năm 2020 và 2021, Covid-19 và bão lũ trải dài trên đất miền Trung, là một người làm thiện nguyện đồng thời là cán bộ Hội Phụ nữ, đôi chân chị không ngừng nghỉ, chị cùng với các thành viên kêu gọi giúp đỡ các hoàn cảnh đau ốm bệnh tật, kêu gọi chương trình hỗ trợ Covid đợt 1 tặng các bệnh viện, các khu cách ly, các hoàn cảnh yếu thế, các chốt chặn, mái ấm trẻ em khó khăn các nhu yếu phẩm, tiền mặt, thức ăn, khẩu trang, nước sát khuẩn; Đồng hành cùng các CLB xây dựng 5 phòng Dưỡng Lão Hiệp Đức đồng thời nấu ăn, tặng quà cho các cụ; Chương trình đến với bà con đồng bào miền núi sông Kôn Đông Giang (Quảng Nam); Hỗ trợ Covid đợt 2 tại bệnh viện, chốt dịch, khu dân cư cách ly, khu cách ly; Hỗ trợ bà con, trẻ em vùng lũ,… với 214 tình nguyện viên tham gia đồng hành, hỗ trợ tại các chương trình, hơn 8.200 suất quà được trao tặng, tổng giá trị hơn 1,3 tỷ đồng được trao tặng và chia sẻ. Ngoài ra còn có các dự án, chương trình khác như: Hỗ trợ mổ tim, mổ mắt; công trình công cộng; xây nhà dưỡng lão; Tiếp sức đến trường; Chương trình "Mùa đông không lạnh", "Đông ấm",…
Chị Dung cống hiến hết sức mình cho cộng đồng và xã hội, khi làm thiện nguyện cũng chưa bao giờ suy nghĩ gì. Bởi với chị “Sống là cho đi đâu chỉ nhận riêng mình, mình giúp được ai đó mọi người vui mình cũng thấy vui và hạnh phúc” và hơn hết ‘‘Gieo yêu thương mong những hy vọng tốt đẹp cuộc đời vẫn hiện hữu, ươm mầm cho những chân thiện mỹ để đời mãi là bài ca yêu thương, là khát vọng hòa bình, là niềm tin đất nước phát triển bình an, hạnh phúc”.
Bận rộn với công việc ở cơ quan, nhưng chị vẫn là một mẫu người phụ nữ của gia đình, luôn sắp xếp thời gian tranh thủ với gia đình nhưng công việc vẫn hoàn thành tốt. Và khi nhắc đến việc thiện nguyện sau này, chị cho biết: “Chị tâm niệm làm việc thiện cho đến hơi thở cuối cùng, còn tùy thuộc vào duyên nhưng sẽ không từ bỏ, đến chết mới thôi bởi còn mấy cụ cần bảo trợ đến cuối đời”.
Dù ở vị trí công tác nào, chị Dung cũng nỗ lực hết mình, luôn năng nổ, trách nhiệm với công việc được giao. Ở từng vị trí công tác, chị Dung đều có những ý tưởng, mô hình thiết thực, ý nghĩa để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của hội mình. Chính vì thế HLHPN phường An Hải Tây là Hội có rất nhiều chương trình hoạt động có ý nghĩa và được đánh giá là một trong những Hội có nhiều mô hình hay để chia sẻ với người dân có hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn: Chương trình “Cơm trưa yêu thương” của Hội LHPN phường; mô hình “Vitamin hạnh phúc miễn phí”; Chương trình “Cơm trưa không đồng”, Chương trình “Mùa đông không lạnh",...
Để có được những chương trình hoạt động có ý nghĩa này, và có nguồn kinh phí hoạt động thì các thành viên trong các Chi hội Phụ nữ của phường cùng nhau làm việc phân loại rác tại nguồn, sau đó tập trung bán gây quỹ. Mỗi tháng bán rác tái chế như vậy thu về khoảng 8 đến 9 triệu đồng, ngoài nguồn quỹ này còn có sự hỗ trợ của các mạnh thường quân.
Chương trình cơm miễn phí nhưng các chị em luôn đặt chất lượng lên hàng đầu. Từ khâu lựa chọn thực phẩm, chế biến đến khi thành hộp trao tay đến người nghèo đều được các chị, các cô cẩn thận chăm chút. Các chị còn cho biết, từ 6 giờ sáng ngày 15 hằng tháng, các thành viên chi hội phụ nữ tập trung phân chia công việc, đi chợ mua thực phẩm, rau củ, nấu cơm, kho thịt và chuẩn bị thức ăn tráng miệng. Trung bình mỗi bữa các chị em nấu 400 suất ăn. Những hộp cơm sau khi hoàn thành không chỉ đẹp mắt mà còn đầy đủ chất dinh dưỡng dành tặng đến bà con lao động nghèo.
Hay mô hình “Nông sản gắn kết yêu thương” do chị Dung đề xuất thực hiện từ cuối năm 2020 đã giúp gắn kết, tạo đầu ra cho các hộ sản xuất, trồng trọt; đồng thời gây quỹ nhân ái hỗ trợ phụ nữ, trẻ em nghèo, khó khăn. Mới đây, thực hiện phong trào thi đua “Mỗi hội viên, một cử chỉ cao đẹp. Mỗi tổ chức hội, một hành động ý nghĩa” do Hội LHPN thành phố phát động, chị Dung vận động cán bộ, hội viên phụ nữ toàn phường thực hiện giải cứu hơn 1 tấn nông sản các loại, vừa giúp nông dân tỉnh Hải Dương tiêu thụ hàng hóa tồn đọng do Covid-19, vừa có thêm kinh phí để duy trì các hoạt động thiện nguyện.
Chương trình “Cơm trưa yêu thương”; “Cơm trưa 0 đồng”, “Mùa đông không lạnh” của Hội LHPN phường An Hải Tây. |
Những việc làm của chị Dung góp phần khẳng định hình ảnh người cán bộ công chức nhiệt tình, năng nổ, trách nhiệm với công việc; cống hiến hết mình vì cộng đồng, chung tay cùng chính quyền địa phương giúp đỡ người nghèo, chăm lo công tác an sinh xã hội cho Nhân dân. Là một người con, là giáo viên, đoàn viên công đoàn của thành phố Đà Nẵng, tôi rất ngưỡng mộ chị Nguyễn Thúy Hồng Mỹ Lệ Dung. Thật sự rất cảm ơn chị - người đã mang trái tim lớn đến với những người lao động nghèo, người có hoàn cảnh khó khăn, các cụ già neo đơn, phụ nữ đơn thân, các em nhỏ ở mái ấm và trẻ nhỏ vùng cao.
Bài 1: Kiên trì vận động thành lập CĐCS và phát triển đoàn viên Nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng và công đoàn cấp trên trực thuộc luôn ... |
Bài 2: Những “trái ngọt” từ sự nỗ lực Xác định phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở (CĐCS) là nhiệm vụ chính trị vừa là nhiệm vụ của tổ chức ... |
Bài cuối: Ở đâu có công nhân, ở đó có tổ chức Công đoàn Đồng chí Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) thành phố Đà Nẵng cho biết, trong bối cảnh tình hình mới, ... |
Gương sáng ngành Y Bác sĩ Phan Ngọc Phước, công tác tại Khoa Da Liễu - Bệnh viện C Đà Nẵng là một trong những điển hình "người tốt, ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định