Nỗi buồn viên chức dân số: Những “tiếng kêu” xé tận đáy lòng
Việc làm - tuyển dụng - 18/06/2023 22:18 TRẦN LƯU
Nước mắt của dân số viên
Bạn đọc tên V.T.N, hiện là dân số viên hạng IV, công tác tại một trạm y tế tại huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang nhắc lại thông tin: Ngày 15/02/2023, Chính phủ ban hành Nghị định số 05/2023/NĐ-CP về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 56/2011/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp ưu đãi theo nghề đối với công chức, viên chức công tác tại các cơ sở y tế công lập.
Theo bạn V.T.N, Nghị định thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với nhân viên y tế dự phòng, y tế cơ sở. Đáng tiếc là ngay từ khi tham mưu cho Bộ Chính trị ban hành Kết luận số 25-KL/TW ngày 30/12/2021 về công tác phòng chống dịch Covid-19 (2022-2023) và Nghị định 05/2023/NĐ-CP, Bộ Y tế đã bỏ sót một thành phần cũng là “chiến sĩ áo trắng” ở tuyến đầu chống dịch, đó là đội ngũ viên chức y tế được giao phụ trách công tác dân số - KHHGĐ đang hưởng chế độ phụ cấp ưu đãi nghề 30%.
Thành ra khi Nghị định 05/2023/NĐ-CP ban hành mới bị phản ứng, gây ra nhiều tranh cãi vì rõ ràng viên chức y tế phụ trách công tác dân số - KHHGĐ bị thiệt thòi.
Cụ thể, Bộ Y tế đã không nắm rõ và không điều tra cụ thể về viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế tại y tế cơ sở nên đã tham mưu cho Bộ Chính trị quy định “điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với cán bộ y tế dự phòng, y tế cơ sở từ mức 40-70% lên mức 100%”, và tham mưu cho Chính phủ ban hành Nghị định 05/2023/NĐ-CP về tăng ưu đãi nghề cũng từ 40-70% lên 100%. Như vậy là bỏ sót hàng nghìn viên chức y tế phụ trách công tác dân số - KHHGĐ cả nước đang hưởng phụ cấp ưu đãi nghề 30% theo điểm a, khoản 5, Điều 3 Nghị định 56/2011/NĐ-CP “Mức phụ cấp 30% áp dụng đối với viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế để thực hiện các công việc: truyền thông giáo dục sức khỏe; dân số - KHHGĐ”.
Nhân viên y tế ở Cần Thơ vất vả len lỏi vào từng ngõ ngách để thực hiện xét nghiệm cho người dân trong đợt dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh: Tr.L. |
“Trong giai đoạn chống dịch Covid-19, chúng tôi đã rất trách nhiệm, hăng hái trực tiếp tham gia chống dịch như các viên chức y tế khác, cũng gặp bao nhiêu khó khăn, vất vả, cũng phải thức khuya, dậy sớm, không thể ăn cơm nhà cùng gia đình do đi sớm về muộn. Chúng tôi cũng đi trực chốt kiểm dịch; phân luồng tại cổng bệnh viện, khu vực khám bệnh và khu điều trị bệnh nhân; tham gia tiêm vaccine phòng Covid-19 tại đơn vị; đi hỗ trợ các xã tiêm phòng... Vậy mà khi có chính sách động viên, hỗ trợ khó khăn để viên chức yên tâm công tác thì lại loại chúng tôi ra, chúng tôi thấy mình bị bỏ rơi”. Một bạn đọc khác, cũng là người trong cuộc chia sẻ thêm.
Bạn đọc này đặt vấn đề: “Thực chất mục đích của Nghị định 05/2023/NĐ-CP là chính sách động viên, hỗ trợ khó khăn cho viên chức y tế trong thời gian chống dịch Covid-19 hay là chính sách tăng phụ cấp thông thường?”.
Trong trả lời kiến nghị của viên chức dân số thì Bộ Y tế nhiều lần khẳng định: “Nghị định 05/2023/NĐ-CP là tăng phụ cấp ưu đãi nghề cho viên chức trực tiếp làm chuyên môn y tế, chứ không phải là chính sách hỗ trợ, động viên viên chức y tế sau phòng chống Covid-19, nên viên chức dân số đang hưởng 30% phụ cấp ưu đãi nghề không thuộc đối tượng được hưởng theo Nghị định 05 là chính xác, đúng theo Kết luận của Đảng và Nghị định của Chính phủ”. Theo bạn đọc này thì rằng đây là câu trả lời này chưa thỏa đáng.
Bởi vì, nếu là tăng phụ cấp bình thường thì đó là do Bộ Nội vụ tham mưu theo chức năng, nhiệm vụ quy định; thời gian hiệu lực của quy định phải lâu dài chứ không chỉ quy định trong 02 năm; Tăng lương, phụ cấp thì có nghị quyết chung cho tất cả chứ không phải là đưa vào kết luận của Bộ Chính trị về công tác phòng chống Covid như vậy. Về tăng lương thì Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 21/ 5/ 2018 Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương Khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp; Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 107/2018 về Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 27 về cải cách tiền lương. Do đó, ý kiến trả lời của Bộ Y tế như trên là chưa thuyết phục.
Với một chính sách mới, đặc biệt là chính sách tăng lương, phụ cấp thì trước và sau khi ban hành đều được háo hức chào đón trong niềm hân hoan, “cả nhà đều vui”. Nhưng với Nghị định 05/2023/NĐ-CP thực tế diễn ra lại khác, đa phần viên chức y tế vui, nhưng viên chức dân số lại buồn đến nỗi “không nói nên lời”, không thể lý giải nổi là tại sao mình đã cố gắng, hòa nhập và cùng làm việc, chống dịch Covid-19 như mọi người trong đơn vị nhưng lại không được tăng phụ cấp?
Nghị định 05/2023/NĐ-CP đã loại viên chức dân số ra khỏi danh sách hưởng mức phụ cấp ưu đãi nghề 100% trong bối cảnh anh chị em dân số viên vừa hết mình trong phòng chống dịch Covid-19. Đây là quy định không công bằng.
Ngoài ra, theo quy định thời gian tăng phụ cấp ưu đãi nghề là 02 năm (từ 01/01/2022 - 31/12/2023) là không sát thực tế, từ tháng 6 năm 2022 thì dịch Covid đã cơ bản được khống chế, không còn “căng mình” chống dịch nữa, cuộc sống đã trở lại bình thường. Nhưng Nghị định 05 lại áp dụng trong thời gian 02 năm (từ 2022 - 2023) nên nhiều viên chức Y tế mới tuyển dụng cuối năm 2022 và năm 2023 mặc dù không tham gia chống dịch Covid-19 ngày nào cũng có tiền chống dịch!
Xin hãy lắng nghe và chia sẻ
“Cá nhân tôi và những viên chức y tế phụ trách công tác dân số - KHHGĐ tại trung tâm y tế, trạm y tế trân trọng và tha thiết đề nghị Bộ Y tế xem xét thấu đáo về sự khó khăn, vất vả, nguy hiểm và sự đóng góp của chúng tôi trong cuộc chiến chống Covid để cùng với các cơ quan liên quan tham mưu cho Đảng, Chính phủ sửa đổi và bổ sung Nghị định 05/2023/NĐ-CP theo hướng “Điều chỉnh phụ cấp ưu đãi nghề đối với y tế dự phòng; viên chức thường xuyên, trực tiếp làm chuyên môn y tế tại y tế cơ sở từ mức 30 - 70% lên mức 100%” để đỡ thiệt thòi cho chúng tôi, cũng như động viên chúng tôi tiếp tục hăng say công tác”, bạn đọc V.T.N thiết tha kiến nghị.
Xét nghiệm Covid-19 ở Cần Thơ năm 2021. Ảnh: Tr.L. |
Đồng quan điểm trên, bạn đọc N.T.K.L cho rằng: “Đây thực sự là một bất cập tại y tế cơ sở khi mà viên chức dân số làm việc tại trạm thì như là nhân viên y tế nhưng phụ cấp lại hưởng theo dân số. Chúng tôi ở đây đã, đang và sẽ mãi làm như vậy vì chúng tôi là anh em cùng một mái nhà. Vì vậy mong các cấp hãy thị sát thực tế, lắng nghe, thấu hiểu nhằm đưa ra quyết định sáng suốt để chúng tôi yên tâm công tác và cảm thấy tự hào vì mình đã sống trong một xã hội "công bằng, dân chủ và văn minh".
Bạn đọc N.T.N bộc bạch: “Chỉ mong dân số viên sẽ được hưởng sự công bằng từ các chính sách của nhà nước, thật sự quá bất công và thiệt thòi với chúng tôi, khi dịch dã chúng tôi cũng lăn lộn trên chiến trường chống dịch như các bạn phụ trách y tế. Các bạn làm như nào chúng tôi làm như thế ấy, thậm chí vì dân số quản lý cả mạng công nghệ thông tin nên chúng tôi còn phải đảm bảo quản lý đối tượng trên phần mềm F0, vậy lý do gì chúng tôi không được hưởng trợ cấp?”.
Bạn đọc có nickname luutruongson, viết: “Rất cảm ơn quý anh chị làm báo đã nói đúng nỗi lòng của cán bộ dân số chúng tôi. Bản thân tối khá thất vọng về những gì đang xảy ra. Câu trả lời của Bộ Y tế không làm thoả đáng sự cống hiến hy sinh của cán bộ dân số trong công tác y tế thường quy đặc biệt là trong phòng chống dịch Covid-19, khi chúng tôi đã làm bằng cả tính mạng nhưng lại không được ghi nhận…”.
“Dân số viên được cơ cấu theo chức danh nghề nghiệp tại trạm y tế xã (theo Thông tư 03/2023/TT-BYT), có vị trí việc làm chức danh nghề nghiệp y tế: bác sĩ, y sỹ, điều dưỡng, nữ hộ sinh, dân số viên và đã làm ở tuyến cơ sở là phải hỗ trợ làm việc như nhau. Tuy nhiên, dân số viên lại chỉ được hưởng 30%, rồi cùng theo đó nằm ngoài Nghị định 05/2023/NĐ-CP. Rất mong được Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế quan tâm để dân số viên được hưởng theo 40% như các viên chức của trạm y tế và thuộc đối tượng được hưởng theo Nghị định 05/2023/NĐ-CP”. Bạn đọc H.T nêu ý kiến.
Bạn đọc N.T.T gửi lời cám ơn sâu sắc đến tác giả bài viết trên Tạp chí Lao động và Công đoàn và chia sẻ: “Bài viết quá sát, quá thực tế, nói lên những nỗi lòng của hàng ngàn viên chức dân số cả nước! Dân số - y tế là một tổng thể không thể tách rời của công tác bảo vệ, nâng cao và chăm sóc sức khoẻ Nhân dân! Vậy tại sao dân số viên lại bị bỏ lại phía sau trong Nghị định 05”.
Bạn đọc L.T.K.S, là viên chức dân số ở tỉnh Bến Tre tâm sự: “Khi dịch Covid-19 bùng phát tôi được phân công chống dịch cùng với nhân viên y tế trong trạm, dù tôi có con nhỏ chỉ mới 6 tháng tuổi. Dù biết nguy cơ lây nhiễm rất cao cho gia đình nhưng tôi đã cố gắng tham gia để cùng nhau đẩy lùi dịch Covid-19. Khi Nghị định 05 ra đời lại gạt bỏ đi công sức của biết bao nhiêu viên chức dân số trên cả nước. Kính mong ngành chức năng xem xét để viên chức dân số được hưởng 100% phụ cấp chống dịch để không bỏ qua công lao chống dịch của chúng tôi”…
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương thăm, tặng quà bệnh nhân, người lao động khó khăn Ông Nguyễn Văn Lợi, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bình Dương, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh có buổi làm ... |
Rà soát công tác chuẩn bị Đại hội điểm Công đoàn Y tế Việt Nam Hội nghị công tác chuẩn bị Đại hội điểm Công đoàn Y tế Việt Nam khóa XIV, nhiệm kỳ 2023 - 2028 và triển khai ... |
Nỗi buồn “không nói nên lời” của viên chức dân số Sau khi biết thông tin về Nghị định 05, cán bộ dân số đã từng rất vui mừng vì nghĩ mình sẽ được tăng phụ ... |
Tin cùng chuyên mục
Việc làm - tuyển dụng - 17/11/2024 12:17
Doanh nghiệp sản xuất gỗ ván ép ở Quảng Bình tuyển hàng trăm lao động phổ thông
Hoạt động trong lĩnh lực sản xuất gỗ ván ép công nghiệp, Công ty CP Gỗ Quảng Phát (Khu công nghiệp Bắc Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình) đang có nhu cầu tuyển nhiều vị trí việc làm, với hơn 100 lao động.
Việc làm - tuyển dụng - 16/11/2024 16:36
Sơn Hà SSP Việt Nam tuyển nhiều công nhân và kỹ sư: thu nhập hấp dẫn, phúc lợi vượt trội
Để đáp ứng tiến độ sản xuất cuối năm và mở rộng quy mô hoạt động, Công ty TNHH MTV Sơn Hà SSP Việt Nam hiện đang tuyển dụng nhiều vị trí, bao gồm công nhân, kỹ sư cơ khí, kỹ sư điện và nhân viên kiểm tra chất lượng (QC).
Việc làm - tuyển dụng - 09/11/2024 07:00
1.337 vị trí việc làm cho người lao động EPS và thực tập sinh IM Japan về nước
Ngày 8/11/2024, tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội diễn ra Hội chợ việc làm dành cho lao động EPS và thực tập sinh IM Japan trở về từ Hàn Quốc và Nhật Bản, thu hút 45 doanh nghiệp với 1.337 vị trí việc làm.
Việc làm - tuyển dụng - 22/10/2024 16:49
Công ty CP Xi măng Sông Gianh tuyển 55 lao động có chuyên môn
Để mở rộng hoạt động kinh doanh sản xuất, Công ty Cổ phần Xi măng Sông Gianh vừa có thông báo tuyển dụng 07 vị trí việc làm, với 55 lao động có chuyên môn.
Việc làm - tuyển dụng - 19/10/2024 17:53
Nhất Tín Logistics tuyển hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu/tháng
Nhất Tín Logistics, một trong những đơn vị vận chuyển uy tín hàng đầu tại Việt Nam, đang mở rộng quy mô tuyển dụng với nhu cầu hơn 100 nhân sự làm việc tại Hà Nội, mức lương từ 12-16 triệu đồng/tháng.
Việc làm - tuyển dụng - 11/10/2024 18:27
Tuyển hơn 300 công nhân cao su tại Quảng Bình
Công ty TNHH MTV Lâm Công nghiệp Long Đại và Đoàn Kinh tế quốc phòng 79 vừa có thông báo tuyển dụng 330 công nhân cao su tại Quảng Bình.