Nỗi lo "muôn thuở" của công nhân khi con vào năm học mới
Người lao động

Nỗi lo "muôn thuở" của công nhân khi con vào năm học mới

MINH ANH
Tác giả: MINH ANH
Việc đưa đón, kèm cặp hay các khoản tiền đầu năm là những vấn đề khiến không ít cặp vợ chồng công nhân "đau đầu" khi con bước vào năm học mới.
Nỗi lo của công nhân khi con vào năm học mới
Để giảm bớt nỗi lo về chi phí sinh hoạt hằng tháng, nhiều công nhân đã lựa chọn thuê nhà giá rẻ, xa trung tâm. Ảnh: MINH ANH

Không dám tăng ca

Gia đình chị Mai (SN 1991, quê Thanh Hóa) có nhiều năm ở trọ trên địa bàn huyện Gia Lâm, Hà Nội. Năm học mới, cháu lớn học lớp 3, cháu nhỏ học mẫu giáo, dù trường cách nhà trọ hơn 1 cây số nhưng việc đưa đón các con đi học khiến vợ chồng chị phải loay hoay tính toán.

Chị Mai cho biết, do không có người hỗ trợ nên vợ chồng chị tự xoay xở, sắp xếp công việc để thay phiên nhau đưa đón con. "Nếu thuê người đón hoặc trông nom các cháu sau giờ học thì rất tốn kém, lương vợ chồng tôi không đủ trả", nữ công nhân chia sẻ.

Công việc của chị Mai thường bắt đầu từ 8 giờ và kết thúc vào 18 giờ hằng ngày, mức lương hơn 6 triệu đồng/ tháng. Chồng chị là lao động tự do, công việc không ổn định. Mỗi tháng, thu nhập hai vợ chồng trên chục triệu đồng, số tiền này được chia thành nhiều khoản: Tiền nhà trọ, điện, nước, ăn uống và đóng học cho con... Phải tằn tiện lắm mới đủ trang trải chi tiêu cho cả gia đình ở Hà Nội.

Tuy vậy, chị Mai cũng không dám tăng ca bởi còn phải dành thời gian chăm sóc cho các con.

Cùng chung hoàn cảnh với chị Mai, chị Quỳnh (SN 1989) – hiện đang làm việc tại một công ty lắp ráp linh kiện điện tử ở Bắc Ninh cũng đang phải vật lộn, xoay xở khi đứa con trai lớn vào lớp 2 và đứa nhỏ mới 11 tháng tuổi.

Chị Quỳnh may mắn có mẹ xuống hỗ trợ nhưng vẫn phải xin đi làm giờ hành chính để có nhiều thời gian chăm sóc, dạy con học bài.

"Năm học mới đến, cả hai vợ chồng đều bận tăng ca thì khó có điều kiện dạy cháu. Tôi phải gác lại cơ hội tăng thu nhập để lo việc kèm cặp con hằng ngày, vì những năm học đầu cấp rất quan trọng", chị Quỳnh chia sẻ và nói thêm, cuộc sống hiện tại chỉ gọi là tạm đủ, không thể dư dả.

Nỗi lo các khoản đóng góp khi con vào năm học mới

Thu nhập hạn chế cũng khiến nhiều phụ huynh lao đao khi con vào năm học mới. Anh N., quê Hải Phòng hiện đang làm công nhân cơ khí tại quận Long Biên (Hà Nội) chia sẻ, cứ tới năm học mới là vợ chồng anh lại “đau đầu”. Anh nhẩm tính, đầu năm học, chi phí các khoản cho hai con đang học cấp 1 đã tốn gần chục triệu đồng. Vợ anh buôn bán tự do với mức thu nhập không ổn định. Do đó, ngoài giờ làm việc, anh phải bươn chải đủ thứ nghề để lo cho cuộc sống gia đình, hai con ăn học.

"Chưa tính các khoản tiền đóng học đầu năm, chỉ sắm sửa đồ dùng học tập, quần áo đồng phục cho con cái đã ngốn gần một tháng lương công nhân. Chưa tính đến các khoản thu khác theo thông báo của nhà trường và ban phụ huynh", anh N. nói.

Chị Mai thì chia sẻ: "Giờ ăn và nghỉ trưa tại công ty chỉ được 1 tiếng, không đủ thời gian để về đón con. Vì vậy, gia đình cũng phải đăng ký cho con ăn bán trú tại trường. Tiền học chính, tiền học thêm, tiền ăn trưa và trông bán trú, tiền gửi trông con muộn hằng tháng cũng là những khoản chi phí lớn đối với gia đình. Vì vậy, gia đình phải căn ke thật kỹ từng tháng mới đủ để lo cho hai con ăn học”.

Mức thu nhập không cao, thiếu ổn định, lại phải ở trọ, thiếu người hỗ trợ chăm sóc con cái là tình trạng chung hiện nay của nhiều gia đình công nhân tại các khu công nghiệp. Do vậy, mỗi dịp năm học mới, họ lại đối mặt với bài toán chi tiêu, bố trí công việc sao cho thật hợp lý để tạo điều kiện tốt nhất cho việc học của các con.

Để giảm bớt nỗi lo và gánh nặng cho phụ huynh trước thềm năm học mới, mới đây, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) TP Hà Nội Trần Thế Cương yêu cầu các trường không được bắt buộc học sinh phải mua đồng phục mới, thay vào đó, các em chỉ cần ăn mặc sạch sẽ, gọn gàng, khuyến khích tiết kiệm. Ông Cương cũng chỉ đạo, đồng phục nhà trường phải thiết kế giản dị, kiểu dáng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Nhà trường có thể cung cấp mẫu, kiểu dáng, màu sắc để cha mẹ chủ động mua sắm.

Bộ GD&ĐT cũng có Công văn số 4185/BGDĐT-VP đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT các tỉnh, thành phố triển khai một số hoạt động đầu năm học, trong đó có việc hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu, chi đầu năm học mới. Điều này góp phần làm giảm áp lực tài chính cho các bậc phụ huynh, trong đó có nhiều công nhân lao động.

Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon? Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon?

Chiều 5/9/2022, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hà Nội có buổi làm việc với phóng viên Tạp ...

Hạnh phúc đơm hoa kết trái từ vòng tay công đoàn Hạnh phúc đơm hoa kết trái từ vòng tay công đoàn

Hai con người từ xa lạ, được kết nối nhau qua những hoạt động công đoàn; để rồi một tình yêu đôi lứa gắn kết, ...

Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày Tổng LĐLĐ Việt Nam đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 8 ngày

Góp ý kiến vào Văn bản của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) về việc đề xuất ngày nghỉ tết Âm ...

Tin mới hơn

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Hỗ trợ 800.000 đồng/tháng cho giáo viên mầm non tại khu công nghiệp

Điều 10 Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ quy định chính sách đối với giáo viên mầm non làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non dân lập, tư thục ở địa bàn có khu công nghiệp.
Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Siết chặt xử lý chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội

Trước tình trạng chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội vẫn tiếp diễn và đang bào mòn quyền lợi, tương lai an sinh của hàng triệu người lao động, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý cho Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024. Đây được kỳ vọng sẽ là “lưới chắn” quan trọng để bảo vệ an sinh cho người lao động, đặc biệt là những người đã và đang mòn mỏi chờ đợi quyền lợi sau hàng chục năm cống hiến.
Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Khi “đất lửa” thành “đất lành”

Nơi từng là căn cứ kháng chiến, bom đạn cày xới, lau sậy um tùm và bụi đất đỏ mù trời, nay bừng sáng bởi những nhà máy hiện đại vận hành suốt ngày đêm. Khu công nghiệp rộng hàng ngàn hecta vươn mình trỗi dậy, là minh chứng sống động cho sự chuyển mình kỳ diệu sau ngày đất nước thống nhất.

Tin tức khác

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Những người thắp lửa niềm tin từ đôi tay lao động và trái tim nhân ái

Trên vùng đất nắng gió Quảng Bình – nơi rừng nối biển, người dân gắn bó từng tấc đất, từng nhịp sống – có những con người lặng thầm gieo mầm hy vọng, nuôi dưỡng tinh thần sáng tạo và nhân văn trong lao động và đời sống.
Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Xem thêm