Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon?
Phóng sự điều tra

Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon?

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Chiều 5/9/2022, Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) TP Hà Nội có buổi làm việc với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn liên quan đến vụ tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty CP Xây dựng công nghiệp Megacon (Công ty Megacon).

Trước đó, Tạp chí có bài viết phản ánh việc chị Ng. Th. Th. H. - Trưởng Phòng Hành chính nhân sự Công ty Megacon bị Giám đốc yêu cầu nghỉ việc (dù hợp đồng lao động (HĐLĐ) còn thời hạn). Chị H. yêu cầu phía Công ty bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật nhưng không được đáp ứng.

Sau đó, Công ty này bất ngờ ra quyết định điều chuyển chị H. tới làm việc tại một công trình xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên. Chị H. cho rằng Công ty đang gây khó nên không đồng ý với quyết định điều chuyển, sau đó có đến Công ty yêu cầu giải quyết nhưng không được vào văn phòng.

Điều đáng nói, Công ty còn nợ lương tháng 6 và những ngày đi làm thực tế của tháng 7/2022 khiến cuộc sống của chị H. bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Sở LĐ- TB & XH TP Hà Nội nói gì về vụ tranh chấp lao động tại Công ty Megacon?
Vụ tranh chấp lao động xảy ra tại Công ty Megacon từ tháng 7/2022 - Ảnh: NVCC

Trao đổi với phóng viên Tạp chí Lao động và Công đoàn tại buổi làm việc chiều 5/9/2022, ông Trần Bình Minh, chuyên viên Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội cho biết: “Đối với các bất đồng trong quan hệ lao động, cần phải xác định trình tự thủ tục pháp lý để tiến hành xử lý theo thẩm quyền. Liên quan bất đồng trong quan hệ lao động, hiện nay có 2 biện pháp pháp lý: Thứ nhất là người lao động khiếu nại, thứ hai là yêu cầu giải quyết tranh chấp”.

Theo ông Minh, Nghị định 24/2018/NĐ-CP quy định chủ sử dụng lao động là người phải giải quyết khiếu nại lần đầu. Sau khi giải quyết khiếu nại lần đầu mà người lao động không đồng ý hoặc quá thời hạn nhưng chủ sử dụng lao động không giải quyết thì người lao động có quyền lựa chọn biện pháp pháp lý tiếp theo là khiếu nại đến Chánh thanh tra Sở LĐ-TB&XH nơi doanh nghiệp đóng trụ sở hoặc có thể yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động tại tòa án. “Đây là biện pháp pháp lý kín kẽ, đảm bảo quyền cho người lao động”, ông Minh nói.

Sau khi xem quyết định điều chuyển chị H. tới làm việc tại công trình xây dựng ở tỉnh Thái Nguyên mà Giám đốc Công ty Megacon ký ngày 15/7/2022, đại diện Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội cho biết, phía doanh nghiệp đã “đánh đồng khái niệm”. Theo lý giải của ông Minh, trong luật chỉ cho phép người sử dụng lao động điều chuyển người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng lao động và phải tuân thủ quy định về thời gian điều chuyển.

Ông Minh nhấn mạnh: “Vị trí làm việc gắn liền với cơ cấu tổ chức của đơn vị và không gian làm việc cụ thể. Chị H. được tuyển vào Công ty giữ vị trí Trưởng Phòng Hành chính nhân sự, gắn với văn phòng làm việc của Công ty. Quyết định điều chuyển này làm thay đổi không gian làm việc của chị H. mà không nói gì về nội dung công việc. Nhưng không gian thay đổi, đương nhiên vị trí công tác cũng thay đổi”.

Việc Công ty Megacon giải thích quyết định điều chuyển nhân sự căn cứ theo HĐLĐ đã ký kết với chị H. về địa điểm làm việc “tại văn phòng Công ty hoặc các địa điểm khác theo vị trí của Dự án và bố trí điều động của Công ty”, đại diện Thanh tra Sở LĐ-TB&XH TP Hà Nội dẫn quy định tại Điểm b, Khoản 3, Điều 3 Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH quy định về địa điểm làm việc, cụ thể: "Địa điểm làm việc của người lao động: Địa điểm, phạm vi người lao động làm công việc theo thoả thuận; trường hợp người lao động làm việc có tính chất thường xuyên ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi đầy đủ các địa điểm đó".

Như vậy, người lao động và người sử dụng lao động có quyền thoả thuận về địa điểm làm việc. Trường hợp do tính chất công việc phải làm ở nhiều địa điểm khác nhau thì các bên cần thoả thuận rõ trong HĐLĐ và ghi đầy đủ các địa điểm đó. Tuy nhiên, trong HĐLĐ của chị H. với Giám đốc Công ty Megacon không thể hiện các địa điểm làm việc thường xuyên.

Trên thực tế, từ khi làm việc tại Công ty Megacon đến khi xảy ra tranh chấp lao động, chị H. chỉ làm việc ở một địa điểm duy nhất - tại văn phòng Công ty: Tầng 12, Tòa nhà Icon4, số 243A Đê La Thành, Hà Nội.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, chuyên viên Ban Chính sách pháp luật và Quan hệ lao động, LĐLĐ TP Hà Nội dẫn quy định tại Điều 29 Bộ Luật Lao động 2019, người sử dụng lao động chỉ được phép tạm chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động không quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trong trường hợp công ty đang gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, áp dụng các biện pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, các sự cố về điện, nước hoặc do nhu cầu sản xuất kinh doanh.

Ông Ngọc đánh giá, quyết định điều chuyển nhân sự của Công ty Megacon không tuân thủ thời gian báo trước (ít nhất 3 ngày làm việc), không thể hiện công việc phải làm và thời gian điều chuyển bao lâu. Chưa kể công việc đó có phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động hay không?

Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Megacon: Một nữ trưởng phòng bất ngờ bị... Công ty CP Xây dựng Công nghiệp Megacon: Một nữ trưởng phòng bất ngờ bị... "cấm cửa"

Chị H. phản ánh mặc dù luôn hoàn thành nhiệm vụ và hợp đồng lao động (HĐLĐ) vẫn còn thời hạn nhưng bất ngờ bị ...

Vụ nữ trưởng phòng bị “cấm cửa”: Công đoàn vào cuộc hỗ trợ người lao động Vụ nữ trưởng phòng bị “cấm cửa”: Công đoàn vào cuộc hỗ trợ người lao động

Sau khi nhận được đơn đề nghị giải quyết tranh chấp lao động của chị Ng.Th.Th.H. - từng là Trưởng phòng Hành chính nhân sự ...

Vụ nữ trưởng phòng bị “cấm cửa”: Công ty Megacon trả lương cho NLĐ với điều kiện... Vụ nữ trưởng phòng bị “cấm cửa”: Công ty Megacon trả lương cho NLĐ với điều kiện...

Chị Ng. Th. Th. H. đang bị Công ty CP Xây dựng công nghiệp Megacon (Công ty Megacon) nợ 1,5 tháng lương. Chị H. đã ...

Tin mới hơn

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Người lao động điêu đứng vì vay tín chấp cho bệnh viện

Vừa qua, Công đoàn cơ sở (CĐCS) Bệnh viện Đa khoa Hạnh Phúc - An Giang đã có đơn gửi các cơ quan chức năng tỉnh An Giang về việc bảo vệ quyền lợi người lao động tại bệnh viện này.
Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Trung tâm chờ chỉ đạo từ Sở Y tế, Sở thì chờ báo cáo của Trung tâm

Bác sĩ Lê Khắc Thu - Trưởng khoa Khám bệnh, Trung tâm Y tế (TTYT) huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế, đang rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" khi sau thời gian điều trị bệnh, ông chưa được bố trí công việc trở lại.
Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc chưa xử lý đơn xin đi làm trở lại của bác sĩ Lê Khắc Thu

Dù bác sĩ Lê Khắc Thu đã gửi đơn trình báo về việc đi làm trở lại hơn 2 tuần qua, tới nay lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) vẫn chưa phản hồi, bố trí công việc cụ thể.

Tin tức khác

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Vụ Phòng khám Timec nợ lương: Người lao động kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi

Nhiều lần người lao động yêu cầu được ký hợp đồng lao động, nhưng công ty vẫn phớt lờ. Nghiêm trọng hơn, công ty còn nợ lương người lao động kéo dài nhiều tháng khiến cuộc sống của họ vô cùng khốn đốn…
Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Vụ tranh chấp lao động tại Công ty Outcubator Việt Nam: Thỏa thuận bất thành vì sao?

Mặc dù cơ quan chức năng vào cuộc trong vụ tranh chấp lao động tại Công ty TNHH Outcubator Việt Nam, yêu cầu doanh nghiệp đối thoại và giải quyết quyền lợi của người lao động nhưng việc thỏa thuận giữa hai bên đi vào bế tắc.
Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Phòng khám Timec nợ lương, người lao động khốn đốn

Nữ lao động là trụ cột chính trong gia đình, việc bị nợ lương đã khiến cuộc sống của cô lâm vào cảnh túng quẫn.
Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Phòng LĐ-TB&XH quận Tây Hồ làm việc với đại diện Công ty Outcubator Việt Nam

Sáng nay (15/11), đại diện Công ty TNHH Outcubator Việt Nam đã tới làm việc với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội quận Tây Hồ (Hà Nội) về vụ tranh chấp lao động xảy ra tại công ty này.
Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Vụ điều động bác sĩ ở Thừa Thiên Huế: Bác sĩ Lê Khắc Thu có “đủ sức khỏe để làm việc”?

Sở Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định bác sĩ Lê Khắc Thu có đủ sức khỏe để làm việc. Tuy nhiên, thực tế chứng minh điều ngược lại.
Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Bị nợ lương thử việc, nam công nhân phải vay lãi ngày chăm con ốm

Kết thúc thời gian thử việc 1 tháng vào ngày 30/8, nhưng hơn 2 tháng sau, anh T. (Thanh Oai, Hà Nội) mới được thanh toán lương sau nhiều lần đòi quyền lợi.
Xem thêm