
![]() |
Tại một chốt kiểm soát dịch Covid-19 ở Sơn La, người lao động về quê đang chờ hoàn tất các thủ tục trước khi được đưa đi cách ly |
Mối lo từ các cuộc hồi hương tự phát
Từ đầu tháng 7/2021, khi dịch bệnh bùng phát kéo dài, những cuộc hồi hương bắt đầu xuất hiện và trở thành một phong trào tự phát diễn ra ở nhiều địa phương trong cả nước. Không ít trường hợp dương tính với Covid-19 khi đang trên đường di chuyển về quê được lực lượng chức năng phát hiện. Các chuyên gia cảnh báo nếu tình trạng này tiếp diễn, dịch bệnh có thể lây lan ra nhiều tỉnh, thành.
Sơn La là một trong những tỉnh có đông lao động đi làm ăn xa trở về địa phương trong đợt dịch Covid-19 lần thứ tư. Theo báo cáo của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ - TB&XH) tỉnh này, tính đến ngày 21/9, địa phương có trên 34.000 lao động trở về quê.
Riêng huyện Phù Yên có hơn 4.300 người lao động trở về từ các vùng dịch đang thực hiện giãn cách xã hội như TP. HCM, Bình Dương...
Địa phương này ghi nhận, phần lớn người dân trở về vào ban đêm, gây khó khăn trong việc bố trí cách ly tập trung. Mặt khác, thời điểm các lao động ồ ạt về địa phương, toàn huyện mới có 2 cơ sở cách ly tập trung, đều trong tình trạng quá tải, không đảm bảo giãn cách, dẫn tới nguy cơ lây nhiễm chéo.
![]() |
Người dân xã Kim Bon, huyện Phù Yên cùng lực lượng chức năng làm lán cách ly cho F0 đã khỏi bệnh và F1 đã hoàn thành cách ly tập trung tại huyện trở về địa bàn. Ảnh: Trung Hiếu. |
Chưa kể, nhiều người dân khi về địa phương vì sợ phiền toái, đã “né” các chốt kiểm soát dịch, thậm chí có trường hợp lợi dụng lòng hồ thủy điện Hòa Bình để đi thuyền trở về.
Hậu quả, từ tháng 7/2021 đến nay, huyện Phù Yên đã có 251 trường hợp nhiễm Covid-19 khiến cả hệ thống chính trị tỉnh Sơn La phải triển khai quyết liệt các biện pháp dập dịch trên địa bàn, đồng thời nâng cấp độ phòng, chống dịch trên toàn tỉnh.
Ông Lê Tiến Quân, Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên thừa nhận kẽ hở của địa phương khi tiếp đón những đoàn người hồi hương tự phát: “Địa phương xác định cách ly tập trung những người về từ vùng dịch mà chưa sàng lọc người ở “vùng đỏ”, “vùng xanh” ngay từ đầu vào dẫn tới việc đưa người dân vào khu cách ly tập trung thì bị lây nhiễm chéo”.
Cần làm tốt công tác sàng lọc, cách ly
Phó Chủ tịch UBND huyện Phù Yên cho biết, sau khi địa bàn xảy ra dịch bệnh phức tạp, huyện đã họp rút kinh nghiệm:
“Cơ bản là phải làm tốt công tác đón công dân và sàng lọc. Việc sàng lọc dựa trên khai báo y tế của người dân và đối chiếu theo bản đồ dịch tễ của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Sơn La. Trên cơ sở đó sẽ phân loại, phân vùng để áp dụng các biện pháp tương ứng. Đối với các trường hợp đi từ “vùng xanh” an toàn thì có thể cách ly tại xã, hoặc tại gia đình, còn đi từ “vùng đỏ” thì phải cách ly tập trung 14 ngày, lấy mẫu xét nghiệm ít nhất 3 lần”.
![]() |
Nhóm lao động tự do đi bộ từ Hà Nội về Sơn La, tháng 9/2021 |
Mặc dù vậy, đối với các lao động về quê tự phát, đặc biệt là các lao động tự do nay đây mai đó, việc quản lý, nắm bắt để sàng lọc rất khó khăn.
“Người dân phải khai báo trung thực, đúng lịch trình di chuyển và cam kết bằng văn bản, nếu có sai sót sẽ phải chịu trách nhiệm trước pháp luật”, ông Quân nói.
Hiện nay, tỉnh Sơn La cũng phối hợp với Sở LĐ - TB&XH các tỉnh, thành phố trong cả nước để quản lý, nắm bắt các trường hợp người lao động có nguyện vọng về quê. Từ đó phối hợp tổ chức đón công dân để sàng lọc, cách ly đảm bảo an toàn phòng dịch.
Các nhóm thiện nguyện cần phối hợp với chính quyền địa phương
Ông Long Trung Tâm, Chủ tịch UBND huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La cho biết, từ đầu đợt dịch Covid-19 lần thứ tư, địa phương có hơn 1.000 lao động đã trở về quê, chủ yếu là lao động tự do.
“Trước đây họ đi bằng ô tô, xe máy về quê nhưng gần đây nhất, hôm 11/9 có đoàn 30 người đi bộ về từ Hà Nội. Trong quá trình đi bộ về quê, họ được nhóm thiện nguyện giúp đỡ đưa về bằng ô tô. Chúng tôi rất cảm ơn sự hỗ trợ của các nhóm thiện nguyện. Tuy nhiên, việc này cũng tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm bệnh bởi các lao động sống rải rác ở TP Hà Nội có cả lao động ở “vùng đỏ”, “vùng xanh”..., việc đưa về tập trung sẽ không an toàn”, ông Tâm cho biết.
![]() |
Câu lạc bộ Thiện Từ Tâm chở người lao động từ TP Hà Nội về Sơn La ngày 10/9 |
“Các đoàn thiện nguyện cần phối hợp với chính quyền địa phương nơi người lao động đi về để tổ chức triển khai thực hiện đưa người về quê. Cần có sự phân loại theo đúng quy định các “vùng xanh”, “vùng đỏ” và quy định giãn cách của các địa phương, chứ không phải ai ở vùng giãn cách cũng đưa về quê, như vậy thì không đúng tinh thần chống dịch, tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm”, ông Tâm nói.
Ông Tâm cũng cho rằng, cần có thông tin giữa hai địa phương (nơi đi và nơi đến) để đảm bảo nắm được quy định phòng, chống dịch ở Sơn La. Tránh trường hợp người lao động đi về quê nhưng phải quay trở lại vì địa phương không tiếp nhận.
Ông Nguyễn Mạnh Du, Phó giám đốc Sở LĐ - TB&XH tỉnh Sơn La đánh giá: “Các hoạt động của các đoàn thiện nguyện rất tốt, tích cực, giúp cho người lao động khó khăn về quê thuận lợi. Tuy nhiên cũng phải lưu ý xem xét kỹ các trường hợp. Chẳng hạn những người ở “vùng đỏ” không đủ điều kiện mà đưa về thì rất nguy hiểm, cần quan tâm thêm quy định của Bộ Y tế nhằm đảm bảo an toàn phòng, chống dịch”.
![]() |
Trở về từ Hà Nội hôm 11/9, bố con anh Hà Văn Tuấn (Mộc Châu, Sơn La) được đưa vào khu cách ly |
Đại dịch Covid-19 chưa kết thúc và lao động tự do luôn luôn là những đối tượng tổn thương nặng nề nhất. Chúng ta đã chứng kiến những cuộc hồi hương diễn ra trong thời gian các địa phương thực hiện giãn cách xã hội. Ngay tại Hà Nội, có rất nhiều người chấp nhận đi bộ hàng trăm cây số đầy khó khăn, nguy hiểm để tìm về quê, sau đó được cộng đồng giúp đỡ.
Bây giờ, họ đang ở trong khu cách ly tại quê nhà, nhiều người đã trở về với gia đình an toàn. Tuy nhiên, hành trình của họ để lại nhiều bài học cho các địa phương trong việc chủ động thống kê nhu cầu về quê của người dân, phối hợp với các tỉnh, thành xây dựng kế hoạch, lịch trình, phương tiện và khu cách ly để đón công dân về quê đảm bảo an toàn.
![]() Sau khi tiếp thu ý kiến về những bất cập trong văn bản 4427 của Sở Y tế, Đà Nẵng đã cho phép người dân ... |
![]() 65 ngày chi viện, hỗ trợ TP. HCM phòng chống dịch bệnh, 60 y, bác sĩ Nghệ An đã trở về với nhiều cảm xúc ... |
![]() Sau phản ánh của Cuộc sống an toàn, ngày 23/9, Công ty CP Ô tô 1-5 đã thanh toán trên 160 triệu tiền lương cho ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
