
Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa Mùa lễ hội và văn hoá tâm linh Đằng sau bức bích họa trên ngôi đình cổ Đồng chí Lê Duẩn với hoạt động tư tưởng văn hóa |
UBND TP. Huế vừa ban hành kế hoạch tổ chức Festival Thuận An Biển gọi năm 2022, diễn ra từ ngày 28/4 đến 02/5/2022. Đây là một trong những sự kiện lớn để TP. Huế kích cầu du lịch, tăng cường quảng bá tới du khách sau đại dịch Covid-19, hưởng ứng Festival Huế 2022 gắn với định hướng "Festival bốn mùa".
![]() |
Chương trình khai mạc Festival "Thuận An Biển gọi" năm 2018. Ảnh: Tư liệu, Visit Huế |
Theo kế hoạch, Festival Thuận An Biển gọi năm 2022 sẽ được diễn ra trong 05 ngày, với nhiều hoạt động, sự kiện đặc sắc, hấp dẫn như: Chương trình nghệ thuật lễ khai mạc với chủ đề "Lung linh Biển gọi", Giải đua thuyền nan trên biển, Lễ hội Bia, Lễ hội diều và hoạt động thả diều cộng đồng, Giải bóng đá bãi biển và nhiều hoạt động trò chơi dân gian khác.
Trong đó, lễ khai mạc sẽ là chương trình nghệ thuật tổng hợp với sự kết hợp của các diễn viên, khách mời là các ca sĩ chuyên nghiệp, lực lượng diễn viên không chuyên cùng các câu lạc bộ, nhóm nhạc, ca Huế của các cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn.
Các hoạt động được tổ chức chủ yếu tập trung tại khu vực trung tâm bãi biển Thuận An, ngoài ra các hoạt động hưởng ứng, phụ trợ được tổ chức tại một số khu vực trong và ngoài địa bàn phường Thuận An.
![]() |
Nhiều hoạt động độc đáo khác như: Lễ Chánh tế, cầu nguyện quốc thái dân an và Lễ Hoàn tạ… đã được tổ chức, khởi động Festival Huế 2022. Ảnh: Visit Huế |
Ông Dương Đình Hạnh, Phó Chủ tịch UBND TP. Huế cho biết, đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là năm đầu tiên TP. Huế tổ chức Festival “Thuận An Biển gọi”, gắn với Đề án "Festival bốn mùa" đã được UBND tỉnh phê duyệt; 15 năm xây dựng TP. Huế, thành phố Festival của Việt Nam theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
“Festival Thuận An Biển gọi là một hoạt động văn hóa, du lịch được TP. Huế tổ chức miễn phí, nhằm giới thiệu, quảng bá với bạn bè trong và ngoài nước về đời sống văn hóa, tiềm năng kinh tế du lịch và phong cảnh hữu tình của vùng đất có lịch sử từ lâu đời, gắn liền với những danh lam thắng cảnh, những di tích lịch sử nổi tiếng ở TP. Huế”, ông Hạnh cho biết thêm.
Trước đó, ngày 4/4, Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế, Trung tâm Festival Huế phối hợp với Ban Bảo trợ Điện Huệ Nam đã tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam. Qua đó, sau hơn 50 năm, Lễ hội Điện Huệ Nam đã tái hiện lại lễ rước bằng đường bộ từ Thánh đường Thiên Tiên Thánh giáo (352 Chi Lăng, TP. Huế) lên Nghinh Lương Đình.
![]() |
Lễ hội Điện Hòn Chén được đánh giá là hoạt động rất sôi động, độc đáo, thu hút đông đảo người dân và du khách chiêm ngưỡng. Ảnh: Visit Huế |
Đánh giá về lễ hội này, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế cho hay, Lễ hội Điện Hòn Chén năm 2022 được tổ chức với diện mạo hoàn toàn mới lạ, độc đáo. Bên cạnh lễ rước Thánh bằng thuyền truyền thống, lễ hội đã tái hiện và xây dựng một lễ hội hóa trang dân gian hấp dẫn, phô diễn nét độc đáo của những trang phục cổ xưa đầy màu sắc, kết hợp với các hình thức diễn xướng, vũ điệu đặc trưng của tín ngưỡng Thờ Mẫu có quy mô lớn nhất Việt Nam.
“Thông qua Lễ hội Điện Hòn Chén, đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến khám phá, chiêm ngưỡng. Đây cũng được xem là “một Festival” văn hóa dân gian, cộng đồng đặc trưng của vùng đất Cố đô, khởi động Festival Huế 2022 gắn với định hướng "Festival bốn mùa"”, ông Hải nói.
![]() “Thừa Thiên Huế sẽ “cất cánh” bằng nội lực văn hóa”, ông Nguyễn Văn Phương, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế khẳng định với ... |
![]() Như chúng ta đã biết, mùa Xuân cũng là mùa lễ hội trải dài và kéo dài hàng tháng trời từ Bắc chí Nam. Nước ... |
![]() Đình Tự Đông ̣(TP. Hải Dương) có từ thời Hậu Lê (cách đây chừng 300 đến 400 năm) vừa bị xâm hại nghiêm trọng. Điều ... |
![]() Nhà cách mạng, nhà văn Trần Bạch Đằng từng nói đề tài Lê Duẩn lớn chỉ sau đề tài Hồ Chí Minh. Điều đó cho ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Nuôi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao - Samsung cùng Việt Nam vươn mình
