Nhật ký F0: "Ngày khỏi bệnh không còn lâu nữa đâu"
Đời sống

Nhật ký F0: "Ngày khỏi bệnh không còn lâu nữa đâu"

Bình An - Kỳ Anh
Tác giả: Bình An - Kỳ Anh
"Có lẽ F0 nào cũng chỉ mong nhật ký của họ là những ngày tự điều trị “nhàm chán” giống như tôi. Không có những dòng chữ gay cấn, đối mặt với những giây phút khó thở, hụt hơi, với tiếng còi xe cấp cứu và những bình oxy xanh."
Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết" Nhật ký F0: "Trong cuộc chiến này tôi không chỉ có một mình" Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt

Ngày 1 tháng 9 năm 2021

Mấy hôm nay mệt, tôi chẳng ngó ngàng gì đến nhật ký. Hôm qua còn đau họng đến mức không muốn nghe điện thoại của bất kì ai dù biết mọi người thương và lo cho tôi. Tâm trạng của tôi lên xuống theo tình trạng của cái cổ họng. Đờm đặc, nghẹt mũi, tôi chỉ thều thào được mấy tiếng là mệt.

Nhật ký F0:
Tôi làm chanh hấp mật ong để giảm đờm.

May mắn là từ hôm phát hiện nhiễm bệnh đến giờ không bị sốt cao. Lúc nóng nhất tôi đo được 38 độ 5, uống thuốc hạ sốt liền nên đỡ ngay. Giờ chỉ loanh quanh 37 độ hơn thôi. Hôm qua cơ thể hơi nóng, tôi lau người là đã hạ nhiệt rồi.

Không có sốt mấy nhưng tôi lại bị tiêu chảy. Bị gần một tuần lận, mất nước nên thấy yếu hơn hẳn, chẳng có chút sức sống nào. Tôi phải cố uống nhiều nước bù điện giải.

Quan trọng nhất là đo oxy. Tôi đo đều đặn lắm, ngày nào cũng đo rồi chụp lại cẩn thận. Kết quả đều bình thường, 98-99%. Những ngày đầu, sợ nhất bị khó thở mà giờ theo dõi thường xuyên thấy tình hình không bị chuyển biến nặng, tôi cũng an tâm.

Dạo này khó ngủ hơn, leo lên giường, trằn trọc mãi, chắc phải hơn 11 giờ tôi mới ngủ. Sáng dậy tôi vẫn duy trì thói quen ăn sáng, uống thuốc rồi xông mũi.

Xong xuôi, tôi cũng vận động nhẹ nhàng, dọn dẹp nhà cửa. Ở nhà nhiều chỉ biết nghe nhạc với coi mạng xã hội. Tôi thích nhạc chị Mỹ Tâm mà nhiều bài buồn quá, sợ nghe xong lại sầu não nên dạo này chuyển qua nghe nhạc Hoa.

Sáng dậy sớm, đến trưa là tôi buồn ngủ, mắt díu lại không chịu nổi. Ăn trưa xong tôi nằm đến 2 rưỡi, 3 giờ là dậy, lại cố nghĩ xem có gì thú vị để làm không. Ở trọ một mình, giãn cách không được ra ngoài thực sự rất chán mà tôi còn bệnh nữa, cơ thể yếu lại càng ì ạch hơn.

Mới hôm qua tôi tham gia mấy nhóm tập thở trên mạng xã hội. Dù chưa tập, tôi vẫn xem trước để mấy bữa nữa bắt đầu thêm vào lịch sinh hoạt hằng ngày.

Nhật ký F0:
Dao cùn, tay yếu chặt dừa nên cái vỏ "tan nát" như vậy nè.

Hôm trước đặt mười quả dừa, tôi uống được hai quả rồi. Bình thường tay cũng không khoẻ nên khi ốm phải tự chặt, tôi mệt muốn xỉu. Nhưng thôi, muốn uống thì phải tự vận động chứ sao nữa. Thấy tôi tiêu chảy quá, ba mẹ gọi bảo hạn chế uống nước dừa thôi vì dừa mát, sợ lạnh, bụng dạ yếu.

Trộm vía tôi dương tính triệu chứng nhẹ, chỉ như người bị cảm thông thường nhưng cũng không dám chủ quan. Nay tôi tuyệt nhiên không uống chút nước dừa nào luôn.

Lúc chiều có chị tôi quen trên mạng gọi điện động viên. Tôi kêu chán quá, chị gửi qua mấy phim hài, xem cho đỡ. Tôi cũng nhờ chị mua giùm dầu gió xanh, nước muối sinh lý, cái xi lanh để rửa mũi với ít tỏi. Lát sau có anh mang qua mà nhầm sang lọ dầu gió đỏ với cái xi lanh bé tí của trẻ con. Tôi ngại quá, muốn gửi lại tiền mà anh chị không nhận.

Nhật ký F0:
Chai dầu gió đỏ với cái xi lanh tôi được hai anh chị mua giúp.

Giờ thì vẫn tiếp tục ở nhà, “dưỡng thương” vậy thôi. Lúc đầu, tôi cũng lo nhật ký này sẽ sóng gió, dữ dằn. Tự đọc lại, thấy mọi chuyện đều đều, không có “điểm nhấn” gì quá đặc biệt. Đó là cái may mà có lẽ F0 nào cũng chỉ mong nhật ký của họ là những ngày tự điều trị “nhàm chán” giống như tôi. Không có những dòng chữ gay cấn, đối mặt với những giây phút khó thở, hụt hơi, với tiếng còi xe cấp cứu và những bình oxy xanh.

Tôi cũng mới hỏi mấy bạn ở lầu trên. Ai cũng là F0 hết cả rồi nên không có tiếp xúc, chỉ nhắn qua điện thoại thôi. Tình hình các bạn tạm ổn, không ai bị nặng. Đợi mấy bữa nữa mọi người đỡ, cùng mua bộ xét nghiệm nhanh về để kiểm tra lại.

Trời Sài Gòn bữa nay mưa, chẳng có nắng gì cả. Thời tiết khó chịu quá nhưng sau mấy ngày liền ăn cháo, hôm nay tôi bắt đầu ăn cơm lại nên vẫn yêu đời. Tôi thấy lạc quan hơn vì ngày khỏi bệnh chắc sẽ không còn lâu nữa đâu.

Nhật ký F0: Nhật ký F0: "Tôi nhớ gia đình da diết"

Cầm lá thư của cô cháu gái bé bỏng, M.T không khỏi xúc động. Nỗi nhớ gia đình dâng trào trong lòng cô.

Nhật ký F0: Nhật ký F0: "Trong cuộc chiến này tôi không chỉ có một mình"

"Trong cuộc chiến này tôi không chỉ có một mình. Tất cả mọi người đều ở bên cạnh, chỉ là dịch bệnh, giãn cách, tình ...

Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt

“Giây phút biết mình là F0, tôi hoảng loạn và suy sụp. Đây có lẽ là ngày kinh khủng nhất đối với tôi”, Nguyễn Thị ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm