Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt
Đời sống

Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt

Kỳ Anh - An Bình (ghi)
“Giây phút biết mình là F0, tôi hoảng loạn và suy sụp. Đây có lẽ là ngày kinh khủng nhất đối với tôi”, Nguyễn Thị M.T. (phường 6, quận Tân Bình, TP.HCM) chia sẻ với Cuộc sống an toàn những dòng nhật ký trong ngày đầu biết mình mắc Covid-19.
Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt
Từ khi biết mình mắc Covid-19, M.T luôn mở cửa ban công để thông thoáng không khí, nhưng cô chỉ ngồi phía trong nhìn ra ngoài.

TP. HCM, ngày 25 tháng 8 năm 2021

Cơn sốt kéo dài khiến cơ thể tôi mệt nhoài. Tình trạng ấy đã kéo dài suốt mấy hôm nay nhưng tôi nghĩ chỉ là cảm cúm thông thường, không lo lắng, mọi sinh hoạt diễn ra bình thường.

Tối hôm qua, nghe mấy người sống ở tầng trên khu trọ ho dữ dội quá, nhắn tin hỏi thì mới biết các bạn ấy ho nhiều cách đây hơn một tuần rồi.

Chân tay tôi bủn rủn, đầu óc lảo đảo, choáng váng. Không lẽ... Không, tôi không tin, tôi đã rất cẩn thận, làm việc ở nhà, không ra ngoài suốt cả tháng nay.

Sáng nay ngủ dậy, cổ họng mỗi lúc một đau hơn, cơ thể tôi nóng bừng bừng. Tôi cố gắng ăn sáng rồi uống viên thuốc hạ sốt. Dù không muốn tin nhưng tôi cảm thấy mọi chuyện đang xấu đi.

Tôi lên mạng nhờ mua bộ test Covid rồi thông báo với cô chú chủ nhà về tình trạng của mình và những người trong khu trọ. Loay hoay một hồi, có người đồng ý mua giúp bộ test. Tôi nhờ mua giúp luôn cho các bạn ở tầng trên.

Về phần cô chú chủ nhà, sau khi nghe tôi kể về triệu chứng và nhờ báo chính quyền địa phương gấp thì trả lời thế này: “Chúng tôi không sao hết, cô sợ thì cô đi mà báo đi”. Tôi được biết cô chú cũng bị ho suốt những ngày vừa qua.

Tâm trạng của tôi lúc đó không thể diễn tả bằng lời. Nước mắt tôi cứ thế rơi, không ngờ cũng có lúc mình rơi vào hoàn cảnh như thế này.

Trước đây ở nhà với ba mẹ, chỉ mệt một chút thôi, ba mẹ đã lo cuống lên, chăm bẵm từng chút một. Còn lúc này, một thân một mình, giữa những người xa lạ, không chút thương xót và thậm chí còn không quan tâm đến sức khỏe của chính họ.

Tôi lạc lõng, cô đơn. Cơn đau cả thể xác lẫn tinh thần kéo đến cùng lúc. Tôi phải làm sao đây?

Trưa nay nhận bộ test Covid, chưa kịp ăn cơm, tôi sốt ruột test luôn. Điều lo sợ nhất cuối cùng cũng đã đến, tôi dương tính với Covid-19. Giây phút đó tôi thực sự hoảng loạn và suy sụp. Đây thực sự là ngày kinh khủng nhất đối với tôi.

Nhật ký F0: Ngày đầu tiên cô đơn và đầy nước mắt
Kết quả test dương tính với Covid-19 của M.T.

Tôi chủ động thông báo tới phường và nhấc máy gọi cho nhiều người, bạn bè, đồng nghiệp… trừ ba mẹ. Tôi không dám nói với ba mẹ, sợ họ biết sẽ sốc, lo lắng không yên.

Nhưng dường như có linh cảm, sáng nay mẹ gọi điện hỏi thăm tình hình, sức khỏe của tôi. Bình thường mẹ không gọi buổi sáng bao giờ, chỉ gọi buổi tối, sau giờ làm việc của tôi.

Qua video call, thấy gương mặt con gái khác với mọi ngày, mẹ gặng hỏi khiến tôi không kìm nén nổi, òa khóc như một đứa trẻ. Tôi vừa khóc vừa kể lại cho mẹ. Bên đầu dây điện thoại, mẹ cũng khóc.

Quê tôi ở Mộ Đức, Quảng Ngãi, vẫn đang yên bình trước dịch bệnh nhưng có lẽ đêm nay và cả những đêm sau nữa, mẹ sẽ thức trắng vì lo cho tôi, đứa con gái đang một thân một mình đối mặt với bệnh tật ở nơi xa.

Từ qua đến nay, mẹ gọi cho tôi liên tục, tôi không thể nào mạnh mẽ trước mặt mẹ, chỉ cần nghe thấy giọng mẹ là khóc. Tôi ước lúc này có mẹ ở bên.

"Tôi rất sợ lỡ có chuyện gì xảy ra trong đêm..."

Tôi làm việc tại một công ty về logistic, công việc khá bận rộn, kể cả khi làm việc tại nhà. Nhưng lúc này tôi buộc phải báo cáo lên công ty, bàn giao lại công việc để điều trị. Giám đốc công ty cũng gọi điện hỏi thăm, động viên tôi yên tâm gác lại công việc, tập trung chữa bệnh.

Người thân, bạn bè, đồng nghiệp cũng nhắn tin, gọi điện động viên, các tổ chức thiện nguyện thông qua mạng xã hội cũng biết đến tôi, liên lạc để tìm cách hỗ trợ. Điều đó khiến tôi cảm thấy ấm lòng, an tâm hơn.

Trong căn phòng trọ chỉ có một mình, thiếu thốn đủ thứ, còn một chút đồ ăn, tôi nấu lên mà nuốt không trôi. Dù vậy, tôi dặn lòng cố gắng phải ăn để còn uống thuốc, gượng dậy tắm rửa, đi lại quanh căn phòng.

10h tối, tôi đặt lưng xuống giường sau khi súc miệng, xông mũi. Dù cố gắng, nhưng tôi không sao ngủ được bởi trong đầu quá nhiều suy nghĩ, cổ họng khô, cơ thể mệt mỏi...

Bình thường trước khi đi ngủ tôi sẽ khóa trái cửa phòng nhưng hôm nay chỉ khép lại. Tôi rất sợ lỡ có chuyện gì xảy ra trong đêm thì không ai cứu giúp được.

Giấc ngủ cứ chập chờn, đôi khi tôi giật mình tỉnh giấc. Chưa bao giờ tôi mong trời sáng như lúc này, bởi ánh sáng của ngày mới sẽ giúp tôi vơi bớt nỗi sợ hãi, cô đơn.

Khi viết những dòng này, tôi cũng đang xốc lại tinh thần, gắng điều trị thật tốt để cùng với Sài Gòn trở lại mạnh mẽ hơn!

Mời độc giả xem tiếp Kỳ 2 Nhật ký F0 trên Cuộc sống An toàn vào 19h ngày 27/8.

Tình nguyện viên F0 kể lại quá trình tự điều trị tại nhà Tình nguyện viên F0 kể lại quá trình tự điều trị tại nhà

Nữ giáo viên mầm non Nguyễn Thị Huyền Trang chia sẻ tới Cuộc sống an toàn những câu chuyện của bản thân từ lúc tham ...

Đà Nẵng thêm nhiều phương án cung ứng thực phẩm trong 10 ngày phong tỏa tiếp theo Đà Nẵng thêm nhiều phương án cung ứng thực phẩm trong 10 ngày phong tỏa tiếp theo

Đà Nẵng sẽ tiếp tục kéo dài phương án “ai ở đâu ở yên đó” thêm 10 ngày nữa. Thực phẩm dự trữ của nhiều ...

Những cái chết để lại sự sống Những cái chết để lại sự sống

Hơn 2300 y bác sĩ, nhân viên y tế bị lây nhiễm và hàng chục ngàn người vẫn miệt mài chiến đấu với Covid-19. Họ ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm