Nhà báo Hồ Chí Minh
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2021 15:37 TS. Vũ Trung Kiên - Học viện Chính trị khu vực II
Chủ tịch Hồ Chí Minh là bậc thầy của phương pháp tư tưởng cách mạng và sáng tạo. Trong ảnh: Chủ tịch Hồ Chí Minh trong phòng làm việc của Người ở căn cứ Việt Bắc. Ảnh tư liệu. |
Hiện tượng báo chí độc đáo
Những ngày lao động và hoạt động ở nước Pháp, Hồ Chí Minh bắt đầu đi vào nghề báo và rèn luyện nghề viết báo của mình. Từ bài báo đầu tiên trong đời với tên gọi Vấn đề người bản xứ đăng trên báo báo L'Humanité ngày 02/8/1919 cho tới bài báo cuối cùng đăng trên báo Nhân dân số 5.684, Hồ Chí Minh đã viết gần 2.000 bài báo.
Chỉ riêng báo Nhân dân, nếu tính từ số từ số 1 ngày 11/3/1951 đến số 5.526 ngày 01/6/1969, Hồ Chí Minh đã đăng 1.206 bài viết với 23 bút danh khác nhau. Là nhà báo, nhưng cũng là nhà chính trị chuyên nghiệp, Hồ Chí Minh luôn gắn chặt nội dung trong mỗi bài viết của mình với các vấn đề cụ thể của cách mạng và với mục đích giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, giải phóng con người, cổ vũ, động viên những tấm gương sáng về mọi mặt và đấu tranh với những bất công, tệ nạn của xã hội.
Dấu mốc đánh dấu con đường làm báo chuyên nghiệp của Hồ Chí Minh có lẽ là việc sáng lập báo Người cùng khổ (Le Paria) và là chủ nhiệm kiêm chủ bút. Trên tờ báo này, Người đã viết rất nhiều các bài báo lên án sự tàn bạo của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và kêu gọi, hướng dẫn các dân tộc trên thế giới đoàn kết, đấu tranh giành độc lập dân tộc và những quyền cơ bản của con người.
Kể từ khi trở về Việt Nam lãnh đạo cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã sáng lập ra thêm nhiều tờ báo. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, những bài báo của Chủ tịch Hồ Chí Minh như một lời kêu gọi và có sức mạnh tinh thần to lớn đối với xã hội.
Hồ Chí Minh cũng là hiện tượng báo chí độc đáo khi trong suốt cuộc đời hoạt động báo chí của mình, Người đã sử dụng trên 170 bút danh và viết rất nhiều các thể loại từ chính luận, tiểu phẩm, truyện, ký và thơ... Nhà báo Hồ Chí Minh không những chỉ viết báo bằng tiếng Việt mà còn viết báo bằng các ngôn ngữ khác.
Trong suốt cuộc đời làm báo của mình, Hồ Chí Minh đã viết hàng loạt bài cho các báo như: L' Humanité (Nhân đạo) của Đảng Cộng sản Pháp, La Vie d'Ouvriers (Đời sống thợ thuyền) của Liên đoàn Lao động Pháp, Điện tín Quốc tế của Quốc tế Cộng sản III, Pravda (Sự thật) của Đảng Cộng sản Liên Xô...
Là một nhà báo, Bác đồng thời cũng là độc giả trung thành của báo chí. |
Người sáng lập nền báo chí cách mạng
Năm 1925, tại Quảng Châu - Trung Quốc, để chuẩn bị cho sự ra đời của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã tổ chức ra báo Thanh Niên. Từ ngày lịch sử này, nền báo chí cách mạng Việt Nam tự hào được chính vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc là người khơi nguồn sáng tạo.
Những số báo Thanh Niên đã được những nhà cách mạng bằng nhiều con đường khác nhau chuyển về trong nước góp phần thúc đẩy, cổ vũ, đánh thức các thế hệ người Việt Nam khi ấy. Tháng 12/1926, Nguyễn Ái Quốc lập ra báo Công nông, dành cho hai giai cấp chủ chốt của cách mạng. Tháng 01/1927, Người sáng lập báo Lính Kách Mệnh (tiền thân của báo Quân đội Nhân dân ngày nay)…
Khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, Người đã chỉ đạo và tổ chức ra các tờ Tranh Đấu và tạp chí Đỏ. Tháng 01/1941, Nguyễn Ái Quốc về nước và từ đây người mang tên mới là Hồ Chí Minh. Sau khi về nước, Hồ Chí Minh đã chủ trì triệu tập Hội nghị Trung ương 8 thành lập Mặt trận Việt Minh, cho ra tờ báo Việt Nam độc lập từ năm 1941 và báo Cứu quốc từ năm 1942.
Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II tháng 02/1951, Hồ Chí Minh chỉ đạo thành lập báo Nhân Dân, cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Việt Nam. Trong hồi ký “Nhớ một thời làm báo Nhân Dân”, nhiều nhà báo lớn của Việt Nam đã viết về những kỷ niệm xúc động về tình cảm của Bác Hồ đối với báo Nhân Dân.
Nhà báo Nam Hưng đã viết: “Nhiều người làm báo Nhân Dân đã từng được Bác gọi đến hoặc được dự những sinh hoạt có Bác Hồ tham dự, được nghe những lời chỉ bảo quý báu của Bác về nghiệp vụ báo chí”.
Từ chiếc máy đánh chữ của Người đã ra đời nhiều văn kiện, bài báo liên quan đến vận mệnh đất nước. |
Người thầy vĩ đại của các thế hệ nhà báo
Sinh thời, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc đào tạo, bồi dưỡng những lớp nhà báo thật sự bút trong, tâm sáng. Người luôn căn dặn và chỉ bảo những người đồng nghiệp báo chí phải thật sự cẩn trọng trong từng dòng, từng câu, từng chữ. Ngày 17/8/1952, khi phát biểu tại tại trường Chỉnh Đảng Trung ương ở Việt Bắc, Hồ Chí Minh nêu rõ 4 vấn đề cơ bản trước những cán bộ báo chí: “Viết cho ai? Viết để làm gì? Viết cái gì? Viết như thế nào?”.
Người cũng giải đáp cặn kẽ những câu hỏi này, đó là: “Phải viết gọn, rõ ràng, vắn tắt. Nhưng vắn tắt không phải là cụt đầu, cụt đuôi mà phải có đầu, có đuôi... Viết phải thiết thực, “nói có sách, mách có chứng'”, tức là nói cái việc ấy ở đâu, thế nào, ngày nào, nó sinh ra thế nào, phát triển thế nào, kết quả thế nào?”.
Hồi ký “Nhớ một thời làm báo Nhân Dân” cho biết Hồ Chí Minh quan tâm đến từng chi tiết của bài báo, đến văn phong, đến đầu đề, Người nói: “Có phải các chú ăn cơm có tý ớt mới thấy mặn mà không? Mỗi bài báo cũng vậy, phải có ớt, tránh khô khan, nhạt nhẽo”.
Người thường lên án những khuyết điểm của báo chí như bài viết quá dài, bài viết nói một chiều và thổi phồng thách tích, đưa tin hấp tấp, thiếu thận trọng. Đặc biệt, Hồ Chí Minh luôn luôn quan tâm đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt và căn dặn tiếng Việt giàu và đẹp, những gì tiếng Việt có thì không nên vay mượn của nước ngoài…
Người căn dặn những người làm báo bất cứ khi viết điều gì cũng phải có căn cứ và căn dặn: “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết”. Là nhà báo, khi viết bài, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến đối tượng độc giả bài viết là ai. Vì vậy, ngôn ngữ, văn phong của Người bao giờ cũng phù hợp với từng đối tượng của bài viết.
Người thường căn dặn: “Bao giờ cũng phải tự hỏi: “Viết cho ai xem, nói cho ai nghe? Nếu không như vậy thì cũng như cố ý không muốn cho người ta nghe, không muốn cho người ta xem”. Và “Viết sao cho giản đơn, dễ hiểu, thiết thực. Sao cho mỗi đồng bào, chiến sỹ đều đọc được, hiểu được, nhớ được, làm được”…
Sự thay đổi của báo chí trước tác động của công nghệ và bùng nổ của mạng xã hội Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đã đưa loài người bước sang kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của công nghệ thông tin và trí thông ... |
Báo chí qua góc nhìn doanh nhân: Người bạn đồng hành của doanh nghiệp Công ty Cổ phần Tập đoàn Minh Dương có trụ sở chính tại xã Minh Khai, huyện Hoài Đức, thành phố Hà Nội. Ông Nguyễn ... |
Báo chí giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng tiềm năng "Nhờ báo chí, doanh nghiệp cập nhật nhanh chóng hầu như mọi chính sách, quy định của Đảng và Nhà nước, kịp thời thay đổi ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 14:42
Nâng cao năng lực ứng phó sự cố môi trường và cháy nổ trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc
Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trong các KCN tỉnh Vĩnh Phúc đã không ngừng nỗ lực triển khai các biện pháp phòng cháy chữa cháy (PCCC) để giảm thiểu tối đa rủi ro, bảo vệ môi trường và tài sản.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 11:30
Địa ốc Đà Nẵng lột xác toàn diện, bước vào giai đoạn tăng trưởng mới
Trong đà tăng trưởng mạnh mẽ của thị trường địa ốc Đà Nẵng năm 2024, ghi nhận dấu ấn và vai trò lực đẩy của những tổ hợp bất động sản đẳng cấp ven sông Hàn với quy hoạch bài bản cùng hệ thống tiện ích cao cấp theo mô hình “all-in-one” tiên phong.
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 10:00
VietinBank tăng trưởng CASA, tối ưu hóa nguồn vốn huy động và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh
Các giải pháp mang tính chiến lược này đã giúp VietinBank không chỉ duy trì tốc độ tăng trưởng biểu tượng CASA mà còn tiết giảm chi phí vốn (COF), cải thiện biên lợi nhuận (NIM), và khẳng định vị trí tiên phong trong lĩnh vực lĩnh vực thanh toán số hiện đại.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 21:00
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ như thế nào?
Tra cứu giấy phép lái xe bị tạm giữ được thực hiện thông qua ứng dụng VNeID (tài khoản định danh điện từ) cài đặt trên điện thoại di động.
Kinh tế - Xã hội - 21/11/2024 20:00
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy, do đâu?
Xe máy đang đi bị hụt ga chết máy không phải hiếm gặp. Nguyên nhân do đâu, cách xử lý như thế nào, mời bạn đọc cùng tìm hiểu.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định