Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết
Đời sống

Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết

ĐINH THỊ LẮM - Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái (Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng)
Cô Trương Thị Thủy là một cô giáo rất giỏi và nhiệt tình.
Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết
Cô Thuỷ và học trò trong ngày lễ ra trường.

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Mỗi người tốt, việc tốt là một bông hoa đẹp. Cả dân tộc ta sẽ là một vườn hoa đẹp”. Đặc biệt đối với nghề giáo, Bác đã dạy: “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”. Thấm nhuần tư tưởng đó của Bác Hồ kính yêu, giáo viên Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái chúng tôi đều phấn đấu không mệt mỏi, không ngừng tu dưỡng hoàn thiện bản thân với cùng một suy nghĩ: Tất cả vì học sinh thân yêu. Và một trong những tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo mà tôi rất ngưỡng mộ đó là cô giáo Trương Thị Thủy.

Cô Thủy sinh năm 1985, là một cô giáo rất giỏi và nhiệt tình. Với dáng người mảnh mai, khuôn mặt thanh tú, đôi mắt sáng, nụ cười rất tươi và cách nói chuyện đầy thân thiện, ai được tiếp xúc với cô cũng đều yêu mến. Dù chuyên ngành ban đầu của cô không phải là một giáo viên Tiểu học thế nhưng nghề đã chọn cô, chọn một người yêu những tâm hồn trong trẻo, yêu những nụ cười hồn nhiên, khát khao được cống hiến, được trồng người.

Sau khi tốt nghiệp, cô về dạy tại Trường Tiểu học Phạm Hồng Thái. Từ đó đến nay, cô đã gắn bó với ngôi trường nhỏ này hơn cả thập kỉ. So với các bậc tiền bối thì khoảng thời gian đó cũng chưa phải là quá dài, song tất cả những gì cô đã làm ở trường đều thể hiện rõ, cô là một trong những tấm gương nhà giáo tiêu biểu tận tâm với nghề dạy học, tận lực với sự nghiệp giáo dục và đào tạo, rất xứng đáng được tôn vinh.

Ngần ấy thời gian chúng tôi được làm việc cùng nhau, tôi đã thấy được cô Thủy là một cô giáo đầy tâm huyết, thông minh, nhanh nhẹn, ham học hỏi và luôn sẵn lòng giúp đỡ mọi người. Với nhiệt huyết, lòng yêu nghề, yêu trẻ, khao khát được cống hiến, được dạy dỗ, uốn nắn những “mầm non”, được thắp lửa cho học trò, cô đã luôn miệt mài trăn trở, không ngừng học hỏi, tìm tòi và vận dụng sáng tạo những phương pháp dạy học để phù hợp với từng học sinh để học sinh nào cũng tiến bộ lên từng ngày.

Cô cho rằng: “Ngoài kiến thức về chuyên môn, nghiệp vụ thì điều quan trọng nhất mà một giáo viên cần phải có đó là tình thương yêu, lòng nhân ái, tính chịu khó, kiên trì, sự bền bỉ...". Chính vì vậy, trên cương vị là một giáo viên, cô chưa bao giờ nói nặng lời với các em học sinh cũng như đồng nghiệp, tất cả đều là sự cảm thông và bao dung. Hơn 10 năm công tác tại trường, cô đã đem niềm vui đến cho bao thế hệ học trò, chắp cánh bao ước mơ đẹp đẽ của các em. Suốt từng đó năm gắn bó với nghề, cô luôn ý thức được vai trò, trách nhiệm cũng như những yêu cầu cần có về đạo đức nghề nghiệp của một nhà giáo.

Với nhiệt huyết của mình, cùng với trách nhiệm của người thầy, cô Thủy luôn gần gũi với học sinh để kịp thời động viên, khuyến khích các em chăm chỉ học tập. Là giáo viên chủ nhiệm, cô như người mẹ thứ hai, luôn lắng nghe, luôn thấu hiểu từng học sinh để động viên, khích lệ kịp thời, khiến các con thêm yêu trường, yêu lớp. Rất nhiều học trò của cô đã trở thành những người con ngoan, trò giỏi. Nhắc đến cô, phụ huynh và học sinh nào cũng nhớ đến với lòng biết ơn và cảm phục một nhà giáo có tâm với nghề.

Không chỉ có vậy, cô còn là một trong những tấm gương luôn đi đầu trong việc thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua của ngành Giáo dục, tham gia vào các hội thi, hội thảo như: hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp, Cuộc thi Thiết kế bài giảng E-Learning,...

Để làm phong phú thêm các tiết giảng, giúp học sinh hiểu bài hơn, cô Thủy đã chủ động chuẩn bị các phương tiện dạy học phù hợp với từng phân môn. Cô sử dụng giáo án điện tử thường xuyên trong các buổi học và tất cả các môn học. Các bài giảng thường xuyên đổi mới phương pháp và áp dụng linh hoạt trong từng tiết dạy. Mỗi năm cô đều sưu tầm các loại tranh ảnh, phần mềm dạy học và soạn được rất nhiều bài giáo án điện tử bổ sung vào kho học liệu của mình cũng như kho học liệu của khối. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng, cô đã đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý đáng ngưỡng mộ.

Một điều đáng qúy nữa ở cô, khiến tôi vô cùng cảm phục, đó là tình cảm mà cô dành cho đồng nghiệp - một sự lắng nghe chia sẻ và cảm thông sâu sắc. Dù trong công việc hay trong giao tiếp với mọi người hằng ngày, tôi rất ít khi thấy cô dùng những từ mỹ miều hoặc “đao to búa lớn”, cô vẫn cứ thế, lặng lẽ làm việc, miệt mài cống hiến và hết lòng với đồng nghiệp…

Có khi gặp những việc căng thẳng cô vẫn giữ được thái độ và lời lẽ rất chuẩn mực bình tĩnh, tự tin. Hình ảnh một người đồng nghiệp luôn vui vẻ, nhẹ nhàng, tâm lý luôn để lại ấn tượng khó phai trong lòng cán bộ, giáo viên, nhân viên trong trường.

Có thể nói, cô Thủy đã truyền cho lớp đoàn viên trẻ nói riêng và tất cả những người giáo viên như tôi ngọn lửa của niềm đam mê, của nhiệt huyết và bản lĩnh vượt qua mọi khó khăn. Tôi tin rằng những tấm gương đảng viên tiêu biểu như cô Thủy sẽ truyền được cảm hứng, truyền được ngọn lửa, truyền sự đồng cảm với cái tâm, cái tầm của một nhân cách sống cao đẹp cho những người xung quanh. Như vậy, không chỉ phường Hòa Quý mà còn những nơi khác sẽ có nhiều ngôi sao sáng như thế.

Cần lắm những tấm gương sáng bình dị giữa đời thường và để góp phần làm nên một rừng hoa đẹp.

Một giáo viên dạy giỏi, năng động và nhiệt huyết
Nghề lao công, nghề thầm lặng mà trân quý Nghề lao công, nghề thầm lặng mà trân quý

Có một công việc tuy âm thầm và lặng lẽ nhưng hằng ngày đang giúp cho ngôi trường chúng tôi được xanh – sạch – ...

Người chỉ huy bản lĩnh, tài đức vẹn toàn Người chỉ huy bản lĩnh, tài đức vẹn toàn

Cô Phạm Thị Ngọc Hà - Bí thư chi bộ, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Quang Trung là một người chỉ huy bản lĩnh.

Nữ chủ tịch công đoàn tiêu biểu Nữ chủ tịch công đoàn tiêu biểu

Chị Mai Thị Hạnh – Chủ tịch Công đoàn cơ sở Trường THCS Trần Đại Nghĩa, người có khuôn mặt tươi tắn, tác phong nhanh ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm