Người lao động dính án tù, doanh nghiệp có được sa thải?
Sổ tay pháp luật - 28/06/2024 07:47 Văn Quân
Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết |
Trong trường hợp người lao động bị Cảnh sát cơ động bắt giữ do liên quan đến chất ma túy; quá trình điều tra, xét xử, Tòa án đã ra Quyết định bị cáo vi phạm tội “tàng trữ trái phép chất ma túy” và xử phạt 18 tháng tù giam. Vậy doanh nghiệp muốn áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải có được không?
Đây là tình huống của độc giả gửi về Tạp chí Lao động và Công đoàn.
Ảnh minh họa |
Trả lời thắc mắc này, Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global cho biết:
Trong trường hợp người lao động bị kết án tù giam mà không được cho hưởng án treo về tội tàng trữ trái phép chất ma tuý thì doanh nghiệp không được và cũng không cần áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải hay bất kỳ hình thức kỷ luật nào khác.
Khi đó người sử dụng lao động có thể áp dụng quy định tại Khoản 4 Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019 để chấm dứt hợp hợp đồng lao động.
Theo đó, khoản này quy định hợp đồng lao động chấm dứt khi “người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật”.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 45 Bộ luật Lao động hiện hành, việc chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp nêu trên người sử dụng lao động cũng không bị buộc phải gửi thông báo bằng văn bản về việc chấm dứt hợp đồng lao động cho người lao động.
Video: Luật sư Nguyễn Văn Hoàng, Công ty Luật HTH Global
Kỷ luật lao động: một số nội dung doanh nghiệp và người lao động cần biết Kỷ luật lao động là một nội dung quan trọng trong nội quy lao động ở mỗi doanh nghiệp nhằm đảm bảo việc duy trì ... |
Công ty yêu cầu người lao động thử việc 2 lần liệu có đúng luật? Thời gian thử việc là vấn đề quan tâm của nhiều người lao động khi bắt đầu đi làm. |
Doanh nghiệp 3 lần ký hợp đồng lao động ngắn hạn có được không? Bộ Luật Lao động 2019 quy định, có 02 loại hợp đồng lao động bao gồm: Hợp đồng lao động không xác định thời hạn ... |
Tin cùng chuyên mục
Sổ tay pháp luật - 01/12/2024 08:43
Xử lý bồi thường thiệt hại tài sản do người lao động làm mất như thế nào?
Trường hợp người lao động vẫn không chịu bồi thường, người sử dụng lao động có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với người lao động.
Sổ tay pháp luật - 30/11/2024 18:28
Cách tính trợ cấp thôi việc năm 2024 được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 46 Bộ luật lao động 2019 quy định về trợ cấp thôi việc thì khi hợp đồng lao động chấm dứt, người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên, mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương.
Pháp luật lao động - 29/11/2024 10:15
Công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động?
Chị Nguyễn Thị A là Giám đốc công ty B, chuyên gia công hàng thủ công xuất khẩu. Theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, Công ty B sẽ trả lương cho người lao động theo kỳ hạn một tháng một lần vào ngày 30 hàng tháng. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh, không xuất khẩu được hàng nên công ty gặp khó khăn về tài chính, không trả lương đúng hạn cho NLĐ. Chị A muốn hỏi công ty có phải trả tiền lãi đối với số tiền chậm trả lương cho người lao động không? NLĐ có được phép khởi kiện khi công ty không trả lương cho mình không?
Pháp luật lao động - 27/11/2024 05:50
Doanh nghiệp muốn người lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng có vi phạm pháp luật không?
Công ty A ký kết hợp đồng lao động với 100 lao động nữ với nội dung công việc lắp ráp dây kéo túi xách da, nhưng do nhu cầu mở rộng sản xuất, kinh doanh nên công ty có kế hoạch chuyển lao động sang làm việc khác. Công ty A muốn hỏi việc chuyển lao động sang làm công việc khác so với hợp đồng đã ký kết có vi phạm pháp luật không?
Pháp luật lao động - 18/11/2024 06:07
7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.
Sổ tay pháp luật - 16/11/2024 08:39
Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động
Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.
- Hà Nội: Phân khúc căn hộ thương mại “đỉnh nóc” ở khu Nam, Hanoi Melody Residences hấp dẫn nhất
- Công đoàn Bình Dương: Mang xuân ấm áp đến với công nhân lao động
- Công đoàn Skypec miền Bắc chăm lo đời sống cho đoàn viên khó khăn
- Cán bộ, nhân viên ngành Y tế tỉnh Thừa Thiên Huế mỏi mòn chờ “lương mới”
- Lần đầu mua ô tô chọn Porsche 911, chủ xe 27 tuổi chia sẻ: Xế hộp 12 tỷ thay lời giới thiệu tôi là ai