Người Hà Nội hãy cảnh giác!
Cà phê tối - 25/09/2021 15:08 VŨ HÙNG
Tuyệt đối không tụ tập đông người nơi công cộng Phép thử “giật cục” đêm Trung thu trên đường phố Hà Nội Đừng biến Trung thu thành kỳ nghỉ dài vô tận |
Cơ quan chức năng tạm thời phong tỏa khu vực phát hiện ca mắc Covid-19 chiều 24/9. Ảnh: CTV |
Trong ngày 24/9, TP Hà Nội ghi nhận 6 ca mắc Covid-19. Cộng dồn số mắc Covid-19 tại Hà Nội trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021) là 3.961 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 1.601 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 2.360.
Liên quan đến ca dương tính tại 21 Trần Nhân Tông, UBND phường Nguyễn Du đã có thông báo về việc áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch bệnh ở số nhà 41A Triệu Việt Vương và từ số nhà 11 đến số nhà 21 Trần Nhân Tông (gồm 3 hiệu vàng và 8 số nhà) phun khử khuẩn, đồng thời khẩn trương rà soát, truy vết các trường hợp liên quan đến ca F0.
Các cơ sở kinh doanh từ số nhà 11 đến số nhà 21 Trần Nhân Tông và số nhà 41A Triệu Việt Vương không ra khỏi nhà kể từ 11h30 ngày 24/9 đến khi có thông báo mới của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 phường Nguyễn Du. Chính quyền và cơ quan y tế đề nghị người dân tự theo dõi sức khoẻ, khai báo y tế, có biểu hiện ho, sốt, hắt hơi, sổ mũi liên hệ ngay trạm y tế.
Từ vụ việc người bán bánh bao mắc Covid-19, tôi nghĩ người Hà Nội cần nâng cao sự đề phòng khi mua bán tại các quán vỉa hè nói riêng và tất cả các quán xá, chợ búa nói chung trong Thành phố.
Phải coi bất cứ người bán hàng nào cũng có thể là một FO, để mà tránh tiếp xúc gần, để mà phải đeo khẩu trang, thậm chí là nên đeo găng tay khi trả tiền nhận hàng. Đối với người bán hàng lại càng cần phải chủ động làm như vậy để tránh lây lan sang người mua hàng nếu chẳng may bản thân mình đang là 1 FO tiềm ẩn chưa được phát hiện ra.
Người Hà Nội có thói quen mua hàng ngay vỉa hè nhiều hơn là vào chợ, vào siêu thị. Trong khi người bán hàng cố định ở các chợ và siêu thị dù sao cũng được quản lý chặt chẽ hơn về dịch tễ, còn những người bán hàng rong hay vỉa hè không thể được quản lý chặt chẽ như vậy.
Và vì thế, nếu những người bán hàng rong, vỉa hè là FO, thì số lượng F1 do họ gây ra sẽ không thể đếm được, lại càng khó khăn cho việc truy vết F1.
Tôi thử làm 1 con tính nho nhỏ để thấy mức độ lây lan sẽ nguy hiểm thế nào khi người bán hàng là F0. Xin lấy ví dụ từ chính FO bán bánh bao trên phố Trần Nhân Tông. Bản thân ông ta đã mất, bây giờ cơ quan y tế vẫn chưa thể xác định được ông ta lây nhiễm từ đâu. Nhưng những người bị lây nhiễm từ ông ta thì có thể hoàn toàn ước tính được.
Cứ cho mỗi ngày ông ta chỉ bán được 100 cái bánh bao, thì 2 ngày qua có ít nhất cũng khoảng 100 người tiếp xúc với ông ta nếu mỗi người tới mua 2 chiếc bánh. Còn tính là có người chỉ mua 1 chiếc thì số người tiếp xúc với người bán hàng phải là hơn 100 người.
100 người đó sẽ có bao nhiêu người đã trở thành F1, câu hỏi chưa có trả lời, nhưng tôi nghĩ cũng ít nhất có một nửa trong số họ đã bị lây nhiễm. Vậy là chỉ 1 quán bánh bao đã có thể sản sinh ra 50 F1 rồi. Và Hà Nội có bao nhiêu trăm ngàn quán vỉa hẻ như thế. Cứ nhân lên sẽ thấy số F1 tiềm ẩn trong cộng đồng lớn tới mức nào.
Cho nên, dù Hà Nội đã cho tự do đi lại, dù Hà Nội đã nới lỏng phong toả, thì người dân Thủ đô vẫn cần nâng cao cảnh giác, hết sức đề phòng trong khi mua bán tại các hàng rong, hàng bán ở vỉa hè vì các lí do đã nói ở phần trên của bài viết này.
“Hãy tự cứu mình trước khi Trời cứu”, câu nói nổi tiếng đó của cố Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh trong thời kỳ xoá bỏ bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường vẫn còn rất thời sự trong những năm tháng cả nước đang phải gồng mình chống chọi với dịch Covid-19.
Và để tự cứu mình, mỗi công dân Thủ đô và cả nước hãy luôn giữ tinh thần cảnh giác và sự đề phòng ở mức độ cao nhất khi tham gia mua bán ngoài cộng đồng, đặc biệt là với các hàng bán rong và quán xá vỉa hè.
Đà Nẵng "mở cửa" cho người dân có nhu cầu ra khỏi thành phố Sau khi tiếp thu ý kiến về những bất cập trong văn bản 4427 của Sở Y tế, Đà Nẵng đã cho phép người dân ... |
Đừng gieo hy vọng rồi dập tắt những yêu thương Sở Y tế Đà Nẵng đã có hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục và giấy tờ cần thiết để cấp phép cho công ... |
Tuyệt đối không tụ tập đông người nơi công cộng Đêm Trung thu vừa qua tại Hà Nội đã trở thành một sự kiện buồn, trở thành tâm điểm của dư luận và báo chí, ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 23/11/2024 15:28
Đằng sau những sắc thuế!
Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.