
![]() |
Dòng phương tiện từ Hàng Đường đi qua Hàng Mã (Hà Nội). Ảnh: Huy Thành (VnExpress) |
Trước đêm Trung thu, khi mà Hà Nội vẫn còn nghiêm ngặt trong giãn cách và giấy đi đường luôn bị hỏi ở nhiều nơi thì hàng người rồng rắn xếp hàng mua bánh Trung thu đã nhận không ít “gạch đá”.
Với con số cả chục ngàn ca nhiễm, hàng trăm người tử vong mỗi ngày còn hiển hiện trên các bản tin và cảnh những đứa bé mồ côi trong đại dịch Covid-19 lấy bao nước mắt của mọi người thì những hình ảnh như đêm qua không bị phản ứng hay đồng tình nhiều hơn bức xúc mới lạ.
Bánh Trung thu không phải là đồ thiết yếu, ra đường ngay tối Rằm tháng 8 cũng chẳng bắt buộc phải thế. Trong tình cảnh ấy thì những nhắc nhở bài học xương máu mới đây, hậu quả có thể phải gánh, cái giá rất đắt phải trả nếu cả dân lẫn quan cứ chủ quan như những hình ảnh đông nghẹt tương tự tối qua.
Kinh tế nước nhà và sức khỏe của số đông cực kì khó chịu đựng nổi thêm những ngày dài giãn cách khắc nghiệt và hình ảnh đau đớn như trên phim “Ranh giới”. Lo lắng không thừa và cẩn trọng vẫn cần thiết.
Tuy nhiên, ở một góc nhìn khác, lúc mà Hà Nội đã đạt được tỷ lệ tiêm chủng mà nhiều quốc gia đang mơ ước thì tôi lại coi đây như một "phép thử" dù có thể phải trả giá đắt. Giờ có trách móc, mắng mỏ hay chửi bới thì quan đã mở và dân cũng đã chen nhau ra đường tối qua rồi. Làm thế nào để không còn những phép thử “giật cục” như thế và sau này có “Sống chung với Covid” mà dân chúng vẫn an toàn mới là điều quan trọng cần thiết.
Nếu tôi không lầm, hôm 20/9 vẫn chẳng mấy ai nói Hà Nội đừng mở từ 21/9, ngay Trung thu mà chủ yếu là những mừng vui, khen ngợi. Chỉ vài chục ca nhiễm/ngày, hơn 70% dân số đã tiêm ít nhất 1 mũi và khó có chịu đựng giãn cách lâu hơn nữa thì mở thế nào quan trọng hơn mở lúc nào. Không thể túm tụm lo âu cùng sợ hãi ở nhà hoặc bó buộc trong ngõ mãi như thế.
Vội vàng hoặc thiếu ý thức, chưa thấy máy thở chưa đổ lệ hay không thì nửa đầu tháng 10 sẽ rõ. Hà Nội cũng đã từng có những dịp “tụ tập” đông đúc như vậy nhưng may mắn hậu quả kinh khủng đã không đến.
Không thể chủ quan nhưng cũng đừng quá sợ hãi khi mà tình hình lúc này khác rất nhiều so với TP. HCM vài tháng trước, khi mà được tiêm vắc xin như một “đặc quyền” chứ không phải ai cũng gần như đều có ít nhất 1 mũi.
Không “mở cửa” 21/9 thì chừng nào mở, càng cuồng chân ở nhà lâu liệu lễ hội nào đó, dịp ra đường tới đây dân muốn ùa đi sau nhiều ngày tù túng liệu có cam chịu không đổ về trung tâm, nhìn thấy mặt người sau bao ngày mong mỏi?
Phép thử trên có thể sai và hậu quả có thể có nhưng vẫn phải đến trong tình hình mở cửa trễ ngày nào, khó khăn vất vả chồng chất ngày đó.
Nhưng biện minh cách nào hay nhìn nhận ra sao thì trong không ít trường hợp, dường như cả quan lẫn dân cùng đi từ cực này sang cực khác khi khắt khe quá mức, sợ hãi quá đáng sang mở toang như chưa hề có Covid- 19.
Chính quyền có đủ công cụ để điều tiết, tăng hay giảm dòng người ầm ầm xuống phố nhưng hoặc chưa làm đúng, đủ hoặc bị động và còn lúng túng. Đây cũng không phải lần đầu, điều cần nghiêm khắc lại quá dễ dãi và ngược lại!?
Nhìn từ đầu dịch đến giờ và biết bao sự vụ chứng minh, từ giấy đi đường cho đến các biện pháp “ngăn sông cấm chợ”, nay đúng mai sai thì không chỉ Hà Nội lâu lâu lại “giật cục” như thế.
Nếu vẫn vậy, chẳng riêng gì Hà Nội mà tỉnh thành khác sẽ vẫn phải chờ hiệu hay hậu quả của những "phép thử" tương tự cùng những cái giá phải trả để có thêm những bài học để đời.
![]() Một mùa Trung thu đặc biệt khi vắng tiếng trống múa lân, những buổi tiệc phá cỗ, rước đèn vậy nhưng các em nhỏ tại ... |
![]() Sáng nay, Hà Nội đã chính thức kết thúc Chỉ thị 16 sau gần 2 tháng giãn cách diện rộng. Hiện tại, người dân Thủ ... |
![]() Vào những ngày sóng to, nhân viên y tế phải đu mình trên thang dây để leo lên những con tàu có độ cao như ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
