
![]() |
Việc người dân ra, vào Đà Nẵng cần phải có giấy chấp thuận ở cấp UBND TP gây nên bức xúc cho người dân. |
Sau hơn 50 ngày “đóng cửa”, Đà Nẵng bước đầu kiểm soát được dịch bệnh. Số ca mắc mới luôn ở mức thấp và ca trong cộng đồng được khống chế ở một chữ số. Tiếp nối những tín hiệu mừng đó, ngày 21/9, Sở Y tế TP. Đà Nẵng ban hành văn bản số 4427 hướng dẫn chi tiết các bước thủ tục và giấy tờ cần thiết để cấp phép cho công dân ra, vào thành phố.
Văn bản hướng dẫn của Sở đã thắp lên hy vọng của nhiều người dân muốn đi và đến Đà Nẵng. Vậy nhưng, quy trình cấp giấy xác nhận ra khỏi địa phương có đơn giản đến thế? Văn bản dài 4 trang với hai phần rõ ràng bắt buộc người dân phải thực hiện từ 3 - 5 bước thủ tục với nhiều quy định, đơn từ, giấy chứng nhận, văn bản hành chính... từ cấp xã phường, quận huyện và cao nhất là sự xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng thì mới được ra, vào thành phố.
Theo hướng dẫn của Sở Y tế, những người muốn vào Đà Nẵng phải áp dụng trình tự 3 bước, gồm: chuẩn bị các giấy tờ liên quan có xác nhận của đơn vị; khai báo, xét nghiệm tại chốt; áp dụng các biện pháp phòng dịch, thực hiện cách ly cụ thể. Đáng lưu ý các phương án vào thành phố đều phải đảm bảo giãn cách, phòng, chống dịch và được UBND TP. Đà Nẵng phê duyệt.
Đối với các trường hợp rời khỏi Đà Nẵng, địa phương cũng quy định phải có công văn xác nhận của phường, xã nơi lưu trú và có văn bản phản hồi, thông tin cho địa phương nơi đi đến. Công văn phải có thông tin cá nhân, tính cấp bách, tình trạng công dân,... và phải ở khu vực không có cách ly y tế. Đặc biệt, phải có sự đồng ý tiếp nhận của nơi đến thì mới được rời thành phố.
Theo đó, người đi khỏi TP. Đà Nẵng phải tuân thủ trình tự 5 bước, gồm: làm đơn gửi địa phương đang lưu trú; liên hệ địa phương nơi đến; quận, huyện đề xuất dự thảo văn bản để Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng chấp thuận; cung cấp công văn chấp thuận này nếu được yêu cầu trên suốt lộ trình di chuyển; quay trở lại TP. Đà Nẵng cũng thực hiện các công đoạn như khi rời đi, riêng về lại từ vùng có dịch thì phải cách ly y tế.
Những quy định trên khi triển khai vào thực tế đã phát sinh nhiều vướng mắc. Nhất là quy định người dân vào thành phố mà không nằm trong các trường hợp được ưu tiên và ra khỏi đều phải có xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng đã gây không ít khó khăn.
Hệ quả của điều này là mỗi ngày, Văn phòng UBND TP. Đà Nẵng nhận bình quân từ 150 đến 200 đơn của người dân. Không ít những lá đơn trong đó có trình bày lý do là xin được đưa con đi chữa bệnh, xin về gặp người nhà lần cuối, về chịu tang người thân,… Những lá đơn gửi đi nhưng không biết đến bao giờ mới nhận được xét duyệt.
Không chỉ vậy, mỗi ngày, tại chốt kiểm soát dịch Hòa Phước trên quốc lộ 1A (nơi giao thương giữa Quảng Nam – Đà Nẵng), rất nhiều người lao động mong muốn được qua chốt để trở về với người thân, gia đình.
Như ông Đặng Văn Lập (làm thợ nề sinh sống trong lán trại gần công trình xây dựng ở TP. Đà Nẵng) dùng những đồng tiền ít ỏi còn lại làm xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 để được về Quảng Nam chăm vợ ốm nặng. Hay bà Nguyễn Thị Ba (ở xã Quế Hiệp, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam) muốn vào Đà Nẵng chăm con khuyết tật đang mang thai. Vậy nhưng, đáp lại những hy vọng đó là cái lắc đầu của lực lượng làm nhiệm vụ tại chốt bởi phải có xác nhận của UBND TP. Đà Nẵng. Không nản lòng, ông Lập quay trở về để gửi đơn chờ UBND TP Đà Nẵng xét duyệt. Lá đơn của ông Lập gửi đi từ 16h ngày 22/9, nhưng đến 17h ngày 23/9 vẫn chưa có lời hồi đáp.
Đành rằng, quy định là quy định, gửi đơn thì phải chờ duyệt. Vậy nhưng vợ ốm, con sinh không thể chờ ngày dấu mộc đỏ được đóng. Từng giờ, từng phút trôi qua với ông Lập, bà Ba là bao sự thấp thỏm, lo lắng. Nỗi lòng dồn nén trào ra thành những giọt nước mắt bất lực của người mẹ (bà Ba) tại chốt kiểm dịch, hay tiếng thở dài qua điện thoại khi ông Lập nhận cuộc gọi của gia đình.
![]() |
Ông Lập vẫn đang chờ đơn thư được UBND TP Đà Nẵng xét duyệt để về quê chăm sóc vợ ốm. |
Người ta hay có câu: “Đừng gieo hy vọng rồi dập tắt những yêu thương”. Niềm hy vọng trở về với gia đình của nhiều người dân đã được nhen nhóm từ văn bản hướng dẫn ra, vào thành phố do Sở Y tế TP. Đà Nẵng ban hành. Vậy nhưng, với nhiều bước thủ tục và các quy định khắt khe như hiện nay thì niềm hy vọng đó sớm vụt tắt.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tối 23/9, ông Nguyễn Văn Quảng – Bí thư Thành ủy Đà Nẵng đã tiếp thu những ý kiến của người dân xoay quanh câu chuyện ra, vào của thành phố. Theo đó, Bí thư Thành ủy chỉ đạo cần sớm ban hành những hướng dẫn mới về công tác kiểm soát người ra, vào thành phố theo hướng thuận lợi nhất cho công dân nhưng phải bảo đảm quy định phòng, chống dịch, tránh trở thành nguồn lây cho địa phương khác.
Lời hứa của Bí thư Thành ủy Đà Nẵng lại thắp lên hy vọng có được một văn bản hướng dẫn mới “cởi bỏ” những thủ tục nhiêu khê, đáp ứng được nguyện vọng và nhu cầu thiết yếu của người dân. Vậy câu hỏi đặt ra lúc này “sớm” là khi nào?
![]() | ||
|
Không chỉ người ra khỏi thành phố gặp khó khăn mà ở chiều ngược lại những người muốn vào thành phố cũng vấp phải những ... |
Để có giấy xác nhận ra khỏi TP Đà Nẵng về quê chăm vợ ốm nặng, ông Lập (quê Quảng Nam) đã “gõ cửa” 4 ... |
Thực hiện chỉ đạo của Ban Thường vụ LĐLĐ tỉnh Hà Tĩnh, các cấp Công đoàn Hà Tĩnh đã chủ động thăm hỏi, tặng quà ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
