Ngày xưa, rượu Việt

Cà phê tối - AN VINH

Sớm nay (mùng 3 Tết), tôi cùng mấy người bạn đi chúc Tết người thầy dạy mình từ hồi cấp 3, sống trong làng hoa Ngọc Hà. Thầy đã hơn 80 tuổi mà vẫn còn đầy minh mẫn và khoẻ mạnh.
Ngày xưa, rượu Việt
Ảnh minh họa: Internet

Thấy thầy vẫn còn rót rượu ra mời trò và tự uống được, tôi lấy làm thán phục. Thầy bảo: “Rượu cũng như mọi thứ trên đời này, nếu biết chừng mực thì sẽ luôn bổ ích. Ngược lại, ngon mấy thì ngon, bổ mấy thì bổ, nhưng tham lam quá đà, quên hết chừng mực, thì đều sẽ là tai hoạ cho người dùng”.

Rồi thầy từ tốn kể cho chúng tôi nghe về rượu Việt xưa. Dưới đây là chuyện kể của ông.

Từ cuối thế kỷ 14, tập tục chưng cất rượu gạo từ ​​Trung Quốc du nhập vào Việt Nam và từ đó rượu trở thành một sản phẩm thiết yếu trong đời sống người Việt, được dùng để uống hằng ngày một cách điều độ và trong các nghi lễ cúng Tết, giỗ chạp, cưới hỏi.

Vào thời xa xưa, quá trình sản xuất rượu gắn liền với chăn nuôi gia súc. Vì khẩu phần của lợn được làm từ gạo, người nông dân đã nghĩ ra "cao kiến" ủ gạo lên men, nấu thành rượu rồi cho lợn ăn phần bã. Rượu vì thế trở thành sản phẩm "cây nhà lá vườn" quen thuộc của các hộ gia đình chăn nuôi động vật.

Đến thế kỷ 19, khi nền kinh tế Việt Nam có sự phát triển và chuyên môn hóa hơn, các ngôi làng gần nhau sẽ tự phân định một vai trò trong quá trình sản xuất sản phẩm rồi cung ứng cho nhau. Ví dụ như làng này trồng gạo, làng kia làm bình gốm đựng rượu và một làng khác ủ rượu.

Làng Cù Lâm thuộc tỉnh Bình Định có loại rượu Bàu Đá nổi tiếng, được đặt tên theo nguồn nước cổ xưa được làng dùng để nấu rượu. Còn làng Vân ở Bắc Giang cứ vào ngày mùng 4 Tết hằng năm sẽ cử đại diện của dòng họ đến đền Rộc để uống máu ăn thề giữ bí mật về kỹ thuật nấu rượu của làng.

Căn cứ vào tài liệu lịch sử thì đầu thế kỷ thứ 19, Phú Lộc là một xã thuộc tổng Văn Thai, huyện Cẩm Giàng, nay là một thôn thuộc xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Bình.

Trước cách mạng, Phú Lộc có làm ruộng nhưng nguồn sống trông nhờ vào nghề nấu rượu, nuôi lợn và buôn bán nhỏ. Thời Nguyễn cả làng Phú Lộc được phép nấu rượu và rượu Phú Lộc nổi tiếng từ thời vua Thiệu Trị, Tự Đức. Rượu làng này ngon đến nỗi triều đình nhà Nguyễn đã miễn trừ quy định nghiêm ngặt về việc lưu hành rượu cho làng này. Rượu Phú Lộc có mặt hầu khắp thị trường trong tỉnh và bán rộng rãi ở Hải Phòng, Hà Nội, Quảng Yên, Cát Bà, Cát Hải,…

Nhưng mọi thứ đã thay đổi dưới thời Pháp thuộc. Từ giữa thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp muốn khai thác tài nguyên từ các nước thuộc địa nên đã đẩy các nhà máy chưng cất nhỏ lẻ ra khỏi thị trường bằng cách yêu cầu giấy phép vận hành và đặt ra nhiều điều kiện mà hầu hết người dân không đáp ứng được.

Đến cuối thế kỷ 19, chính quyền thuộc địa về cơ bản đã nắm thế độc quyền về sản xuất và lưu hành rượu. Các nhà máy lớn của thực dân Pháp chỉ sản xuất ethanol công nghiệp có nồng độ cao gần như nguyên chất, rồi gọi đó là “rượu” và bán với giá gấp bốn lần giá cũ.

Loại rượu hợp pháp duy nhất là của công ty Nhà nước, thường được gọi là "rượu ty" viết tắt của “rượu công ty”. Chế độ thực dân thẳng tay đàn áp các hoạt động chưng cất rượu trái phép thông qua các khoản phạt cao ngất trời và nhiều năm tù giam. Tuy nhiên, không gì có thể ngăn cản người Việt nấu rượu Việt.

Ở miền Bắc, những cô bán rượu thường buộc bầu rượu vào dưới thân áo và di chuyển vào Nam. Người mua rượu sẽ tìm đến những cô gái có thân hình “đẫy đà” này với một chiếc cốc và một ít tiền mặt; sau đó cô sẽ đổ rượu từ vòi vào cốc, khách hàng sẽ lùi người lại để nhận rượu. Rượu bán theo cách này được gọi là "rượu lùi".

Người dân miền Nam cang cường vẫn chưng cất rượu trong các bãi cỏ đế mọc rất dày và cao mà người Pháp không thể xâm nhập được. Rượu cũng vì thế có tên là rượu đế. Cỏ đế mọc ở khắp các vùng quê và không dễ gì phát hoang, đó cũng là hình ảnh ẩn dụ cho tinh thần quật cường của người Việt trước thế lực ngoại xâm.

Khi người Pháp bắt đầu mất quyền kiểm soát Nam Kỳ, vị thế độc quyền trên thị trường rượu mạnh cũng bắt đầu lung lay và hoàn toàn sụp đổ vào năm 1945.

Sau 1954, các nhà máy rượu từ thời Pháp thuộc về quyền quản lý của Nhà nước, ngày nay là Tổng Công ty Bịa - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) và Tổng Công ty Bia - Rượu - Nước giải khát Hà Nội (Habeco).

Sản phẩm của hai công ty trên chiếm lĩnh gần như hoàn toàn thị trường rượu cả nước. Các loại rượu được bán ra với số lượng lớn và giá thành rẻ, vì thế rượu Việt hiện nay chủ yếu là được sản xuất theo phương pháp công nghiệp. Loại rượu Việt cổ xưa, những chai rượu nút lá chuối hầu như vắng bóng hoàn toàn trong các cuộc tiệc tùng, trong các bữa nhậu, liên hoan, tiệc lễ, Tết.

Hôm nay vui Xuân mới, thầy trò ta nhắc lại đôi chút về rượu Việt xưa, cũng là một cách để nhắc đến một nét ẩm thực của ngày Tết Nguyên đán - một ngày lễ cổ truyền của dân tộc Việt Nam!

Ôn cố tri tân, mong sao càng hiểu về xuất xứ của rượu Việt, mọi người Việt càng thêm nâng cao ý thức không để nạn say rượu diễn ra trong dịp lễ, Tết này, để không xảy ra những vụ ngộ độc rượu, những vụ tai nạn giao thông do người chủ phương tiện quá chén gây mất an toàn giao thông.

Hiểu về rượu để sử dụng đúng liều lượng, để nồng độ cồn không bị vượt quá quy định, đó cũng là một cách vui Tết đón Xuân đầy tích cực và có trách nhiệm với cộng đồng, với xã hội.

Thói phô trương ngày Tết Thói phô trương ngày Tết

Tết là dịp mọi người đoàn tụ. Đây cũng là thời điểm, nhiều người đã rất cố gắng “gồng” để chứng minh bản thân sau ...

Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn Cà phê cuối tuần: Tết là dịp người Việt yêu thương nhau hơn

Một dạo, dư luận ồn ào về ý kiến của một số người muốn bỏ Tết ta (Âm lịch), “gộp Tết ta vào với Tết ...

Cành lộc đền chùa  đầu xuân Cành lộc đền chùa đầu xuân

Mùng Năm Tết, mọi người cố gắng đi mừng tuổi nốt các cháu ở xa chưa được mừng tuổi và bắt đầu đi đền chùa ...

Uống rượu, đừng để rượu “uống người” Uống rượu, đừng để rượu “uống người”

Trong bữa tiệc ngày Tết Nguyên đán, không khí tụ họp dường như kém vui, nhạt nhòa nếu không đẩy đưa chén rượu. Thế nhưng, ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Đằng sau những sắc thuế!

Cà phê tối -

Đằng sau những sắc thuế!

Kỳ họp Quốc hội lần thứ 8 sẽ biểu quyết về Luật Thuế giá trị gia tăng (VAT) vào ngày 26/11. Theo dự thảo luật (sửa đổi), các hàng hóa, dịch vụ của hoạt động văn hóa, triển lãm, thể dục, thể thao, biểu diễn nghệ thuật, sản xuất phim, nhập khẩu, phát hành phim và chiếu phim đang hưởng thuế VAT 5% sẽ tăng lên 10%.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Cà phê tối -

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Chống lãng phí ngày nhà giáo

Cà phê tối -

Chống lãng phí ngày nhà giáo

20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.

Thở ở Hà Nội

Cà phê tối -

Thở ở Hà Nội

Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.

“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ

Cà phê tối -

“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ

Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.

San đất nông nghiệp, làm sân pickleball

Cà phê tối -

San đất nông nghiệp, làm sân pickleball

Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.

Kinh tế - Chính sách

Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Sau phiên đầu tràn đầy hứng khởi trên sàn Nasdaq, cổ phiếu VinFast (VFS) quay đầu giảm gần 19% trong ngày 16/8, giá trị công ty xuống dưới 70 tỷ đô so với 85 tỷ của ngày đầu tiên. Chuyện trên bình thường và chẳng có gì lạ trên thị trường chứng khoán quốc tế nhưng phần nào giúp chúng ta hiểu rằng sân chơi ấy không dễ chịu như nhiều người tưởng trong lúc phấn khích.
Mỹ Anh

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng vừa chia sẻ quan điểm về việc sắp xếp các đơn vị hành chính. Theo đó, tinh thần của thành phố sẽ “giữ ổn định” quận Hoàn Kiếm
Hà Phan

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Giá gạo thế giới tăng, không ít doanh nghiệp đã “thừa thắng xông lên” đẩy nhanh xuất khẩu. Bộ trưởng Bộ Công thương khuyến cáo coi chừng “gậy ông đâp lưng ông”!
Quốc Thắng

Ba con số thiếu chủ ngữ

Giữa lúc đang thiếu giáo viên trầm trọng thì nhiều cử nhân sư phạm diện cử tuyển vẫn chưa được bố trí việc làm, hàng trăm sinh viên tốt nghiệp ngành sư phạm vẫn thất nghiệp và hàng nghìn giáo viên rời khỏi ngành.
Hà Phan

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội

Đời công nhân cạo mủ chúng em vất vả lắm! Dậy từ nửa đêm, lúc 1-2 giờ sáng, có khi sớm hơn. Cái mủ cao su lạ lắm, trời càng lạnh, càng có sương thì mủ càng ra nhiều. Cho nên người mình lạnh cỡ nào thì mình càng mừng cỡ đó. Sản phẩm nhiều thì được nhiều tiền công anh ạ! Nếu được phát biểu trước bác Huệ, em sẽ nói về đời công nhân cạo mủ cao su. Công việc cực nhọc nhưng lương thấp quá!

Văn hóa - Xã hội

Mỹ Anh

Mong ước đầu năm học

Một năm học mới bắt đầu với nhiều niềm tin kỳ vọng cùng bộn bề vấn đề đối với thầy cô, học sinh, phụ huynh và những người làm giáo dục.
Hà Phan

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Giữa tháng 9/2021, khi TP.HCM đã qua đỉnh dịch và chuẩn bị “mở cửa” thì bà con lại nháo nhác khi Nguyễn Thanh Long - Bộ trưởng Y tế lúc đó - người sắp ra tòa
An Vinh

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Hôm nay, 19/8/2023, kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống của lực lượng Công an Nhân dân Việt Nam. Trước hết, tôi xin trân trọng gửi tới toàn thể cán bộ, chiến sĩ đang và đã từng công tác trong lực lượng những lời chúc mừng chân thành, tốt đẹp nhất từ đáy lòng mình.
Mỹ Anh

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

Bộ phim Oppenheimer thuộc thể loại tiểu sử, kể câu chuyện về một nhân vật lịch sử với những biến động của lịch sử nước Mỹ và thế giới.
Hà Phan

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học

Vừa tốt nghiệp THPT, Trung Hiếu tại Thái Bình lập tức nộp hồ sơ vào trường nghề công nghệ ô tô, bỏ xét tuyển đại học.

Môi trường - Sức khỏe

Quốc Thắng

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Tin dồn dập về dòng Mekong sạt lở mấy ngày qua khiến cho bất cứ ai quan tâm đến môi trường đều cảm thấy lo ngại. Lo ngại vì nguyên nhân được phân tích
Mỹ Anh

Vụ bắt cóc 20 giây

Một vụ bắt cóc trẻ em diễn ra giữa ban ngày, tại khu đô thị Việt Hưng (Hà Nội) vừa diễn ra hôm qua. Sáng nay, con tin đã được giải cứu an toàn, nghi phạm đã bị lực lượng cảnh sát bắt. Tuy nhiên, các clip ghi lại tình tiết gây án khiến người xem không khỏi lạnh gáy.
Mỹ Anh

Tang thương Phố Núi

Tai nạn thảm khốc đã gây chấn động với giới bóng đá và tạo nên một không khí tang thương Phố Núi - khi những nạn nhân vắn số đều là gương mặt thân quen của làng bóng đá.
Quốc Thắng

Bằng chứng F

Trên khắp đất nước Việt Nam này, có biết bao nhiêu mảnh đất, bao nhiêu con người mang nỗi đau chất độc màu da cam. Nhưng bằng chứng về mối liên hệ vẫn là thứ đi
Mỹ Anh

Vụ sạt lở do… “nhân tai”

Trong khi câu chuyện về vụ sạt lở ở vườn sầu riêng tại Lâm Đồng vẫn còn nóng hổi, một vụ sạt nhỏ, với dòng nước nhấn chìm hàng loạt xế sang đã xảy ra ở Sóc Sơn (Hà Nội). Sau vụ việc, hình ảnh trên các mặt báo được chụp tại địa bàn mới thấy, hàng loạt homestay mọc lên như nấm, ngay giữa rừng phòng hộ.
Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

“Cuộc đại phẫu” di tích

Cà phê tối -

“Cuộc đại phẫu” di tích

Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.

Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!

Cà phê tối -

Công nhân bỏ phố về quê - Đâu có gì mà hốt hoảng!

Thúy, công nhân một nhà máy da giày ở Đồng Nai quyết định về quê làm việc và sinh sống sau gần 10 năm lang bạt từ Bình Dương qua Đồng Nai rồi TP HCM.

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

Cà phê tối -

"Giá bất động sản hư hư ảo ảo"

"Thị trường bất động sản hư hư ảo ảo, khó mà định giá, hôm nay giá này ngày mai lại giá khác", đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chia sẻ.

Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?

Cà phê tối -

Eximbank nên minh bạch thông tin hay là truy tìm động cơ xấu?

Ngân hàng Eximbank vừa phát thông cáo phản bác luận điệu từ nội dung văn bản phát tán trên mạng xã hội và thông tin nhạy cảm liên quan, đồng thời nhờ cơ quan chức năng truy tìm động cơ, nguồn gốc phát tán tài liệu ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của Eximbank.

Cháy một ngôi chùa

Cà phê tối -

Cháy một ngôi chùa

Chùa Phổ Quang (thuộc xã Xuân Lũng, huyện Lâm Thao, Phú Thọ) bốc cháy vào ngày 23/10 vừa qua. Ngôi chùa 800 tuổi là Di sản Văn hóa Cấp Quốc gia. Nơi đây cũng sở hữu Bảo vật Quốc gia Bàn thờ Phật bằng đá.

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân

Cà phê tối -

Bảo hiểm y tế và nỗi khổ của người dân

Sau hàng năm trời với bao kêu than vật vã của người bệnh có bảo hiểm y tế nhưng vẫn phải mua thuốc, vật tư, thiết bị… bên ngoài thì Bộ Y tế mới ban hành thông tư đồng ý cho bệnh nhân được bảo hiểm y tế thanh toán trực tiếp nếu vẫn phải như vậy! Nghe thì tưởng hay nhưng mọi việc không dễ như người dân mong mỏi.

“Mua sắm như tỷ phú”

Cà phê tối -

“Mua sắm như tỷ phú”

Sàn thương mại điện tử Temu của Trung Quốc đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Giá rẻ choáng váng, miễn phí ship, thời gian vận chuyển nhanh như các sàn đã có mặt ở thị trường nội địa là những điểm nhấn nổi bật sau những ngày Temu xuất hiện ở Việt Nam. Cơn choáng ngợp về việc "mua sắm như tỷ phú" sẽ để lại hệ lụy...

AI với giáo dục

Cà phê tối -

AI với giáo dục

Các quốc gia đang trong cuộc chạy đua đưa công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào giáo dục. Ở Việt Nam, liên tiếp các hội thảo, tọa đàm, lớp học về việc dùng AI cho thầy cô giáo.

Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền

Cà phê tối -

Giá điện tăng và cơm áo gạo tiền

Đại diện EVN cho rằng, việc tăng giá điện lên 2.103,11 đồng/kWh, tương ứng 4,8% không làm ảnh hưởng đến đời sống nhân dân! Tập đoàn này cũng tính ra những con số mà thoạt nhìn thì việc giá điện tăng không tác động nhiều. Nhưng thực tế có “dễ chịu” như người ta tưởng?

Vòng nguyệt quế của thầy

Cà phê tối -

Vòng nguyệt quế của thầy

Hay tin thầy Nguyễn Ngọc Duy chuyển công tác, hàng trăm học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở Sơn Liên (tỉnh Quảng Ngãi) đã tới vây quanh thầy khóc nức nở.