Cành lộc đền chùa  đầu xuân
Đời sống
Phong tục Tết cổ truyền

Cành lộc đền chùa đầu xuân

Dương Minh Hoàng
Tác giả: Dương Minh Hoàng
Mùng Năm Tết, mọi người cố gắng đi mừng tuổi nốt các cháu ở xa chưa được mừng tuổi và bắt đầu đi đền chùa để hái lộc.
canh loc den chua dau xuan
Đầu xuân, ngày mùng Năm Tết, người dân Hà Nội đổ về dự Lễ hội Đống Đa. Ảnh kinhtedothi.vn

Ngày này xưa các làng quê chuẩn bị bước vào mùa lễ hội. Bà con Tày - Nùng chọn khoảng ruộng, bãi rộng, phẳng và đẹp, san gạt quét dọn dựng cây nêu, làm quả còn cho ngày khai hội thường tiến hành vào hôm sau. Vùng đồng bằng Bắc Bộ, tiếp nối ngày mùng Ba, mùng Bốn, bà con tiếp tục các hoạt động hội hè như vật, kéo co, bịt mắt bắt dê...

Gia đình nào chưa hóa vàng mùng Ba thì mùng Năm cũng là thời hạn cuối để hóa vàng tiễn đưa các cụ. Đây là phong tục lâu bền dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới vô hình bên kia sống gần với dương gian. Tại một số vùng ở đồng bằng Bắc Bộ, người Việt còn có tục hát chèo đò đưa tổ tiên trở lại thế giới bên kia.

Mừng tuổi hay lì xì là việc không thể thiếu của mỗi người Việt trưởng thành và diễn ra ngay từ thời khắc giao thừa. Sau khi khấn cúng năm mới, con cái mừng tuổi bố mẹ, mừng tuổi trẻ con. Việc mừng tuổi, lì xì lên đến cao trào trong các ngày mùng Một, mùng Hai và mùng Ba.

Đến mùng Năm, còn bậc ông bà, chú bác, cháu chắt nào vì ở xa, vì bận rộn mà chưa được mừng tuổi thì người ta cố gắng đến chúc Tết, mừng tuổi nốt. Hình thức mừng tuổi cũng phong phú, người lớn thường tặng trẻ em tiền bỏ trong một bao giấy đỏ, gọi là "hồng bao" với những lời chúc mừng hay ăn, chóng lớn, học giỏi. Theo cổ tích Trung Quốc thì trong "hồng bao" có 8 đồng tiền (là Bát Tiên hóa thân) được đặt dưới gối đứa trẻ để xua đuổi quỷ đến quấy nhiễu, vì ma sẽ sợ giấy màu đỏ.

canh loc den chua dau xuan
Đầu xuân, người lớn mừng tuổi trẻ em bằng tiền đựng trong những phong bao. Ảnh news.zing.vn

Truyền thuyết kể, ngày xưa có một con yêu quái thường xuất hiện vào đêm giao thừa khiến trẻ con giật mình khóc thét. Hôm sau đứa trẻ nhức đầu, sốt cao, làm cho bố mẹ không dám ngủ, phải thức canh phòng yêu quái. Có một cặp vợ chồng nọ mới sinh được một mụn con trai kháu khỉnh. Tết năm đó, có 8 vị tiên dạo qua, biết trước cậu bé sẽ gặp nạn liền hóa thành 8 đồng tiền ngày đêm túc trực bên cậu bé. Sau khi cậu bé ngủ say, hai vợ chồng lấy giấy đỏ gói những đồng tiền này lại và đặt lên gối con rồi ngủ. Nửa đêm, con yêu quái xuất hiện định làm hại đứa trẻ thì từ chiếc gối loé lên những tia vàng sáng rực, khiến nó khiếp vía bỏ chạy.

Tiền mừng tuổi nhận được trong ngày Tết còn gọi là "tiền mở hàng". Xưa, số tiền mừng tuổi là lẻ chứ không phải tiền chẵn, ngụ ý tiền này sẽ sinh sôi nảy nở thêm nhiều.

Ở Hà Nội ngày mùng Năm mọi người đổ về Lễ hội Đống Đa, tưởng nhớ Vua Quang Trung và chiến thắng Đống Đa ngày mùng Năm Tết năm Kỷ Dậu 1789. Người dân phố Hồ Chí Minh thì đổ ra đường hoa Nguyễn Huệ. Người dân các địa phương khác bắt đầu trẩy đến đền chùa, miếu mạo quanh vùng, vãn cảnh và hái lộc. Ý nghĩa việc hái lộc mùng Năm cũng giống hái lộc sau lúc giao thừa. Chỉ khác thời điểm diễn ra sau khi lễ bái ở đình, chùa. Cành lộc giao thừa. Lộc thường là một cành đa nhỏ hay cành đề, cành si... là những loại cây quanh năm tươi tốt và nảy lộc. Tục hái lộc ở các nơi đền, chùa ngụ ý xin hưởng chút lộc của Thần, Phật ban cho nhân năm mới. Cành lộc thường đem về cắm ở bàn thờ. Khác với miền Bắc, miền Trung không có tục hái lộc đầu năm, nhờ thế cây cối trong các đền chùa ở miền Trung vẫn giữ nguyên lá xanh biếc suốt cả mùa xuân.

canh loc den chua dau xuan
Cành lộc đền chùa đầu xuân là điều mọi người luôn làm, song nó ảnh hưởng nặng nề đến môi trường. Ảnh zing.vn

Tuy nhiên, việc hái lộc đền chùa hiện gây những quan niệm trái chiều. Nhiều người cho rằng không nên làm vì có thể những cành lộc có "vong" bám theo. Khi chúng ta hái lộc về vô tình sẽ mang "vong" về theo, nếu "vong" tốt thì không sao nhưng nếu "vong" xấu thì có thể làm cho nhà cửa chúng ta không may mắn. Nhiều người khác cho rằng hái lộc làm ảnh hưởng đến cây xanh, cảnh quan môi trường vì tâm lý mọi người đều muốn đem thật nhiều lộc về nhà cầu may, làm hỏng hết cây cối. Cuối cùng, việc hái lộc đôi khi dẫn đến xô xát vì tranh cướp lộc...

canh loc den chua dau xuan Hòa Bình: Ăn trứng cóc 8 người nhập viện 1 người tử vong
canh loc den chua dau xuan Cửa ngõ Quốc lộ 1A cũ rầm rộ từng đoàn người nối nhau về quê ăn Tết
canh loc den chua dau xuan Tông vào xe tải đang lùi ra đường, một nam thanh niên tử vong

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm