Uống rượu, đừng để rượu “uống người”
Đời sống

Uống rượu, đừng để rượu “uống người”

Hữu Phúc
Tác giả: Hữu Phúc
Trong bữa tiệc ngày Tết Nguyên đán, không khí tụ họp dường như kém vui, nhạt nhòa nếu không đẩy đưa chén rượu. Thế nhưng, những tác hại của thức uống có cồn cũng ít có tác dụng bảo đảm sự tỉnh táo để nhận ra điểm dừng…
uong ruou dung de ruou uong nguoi
Uống rượu ngày Tết nên điều độ, vừa đủ.

Theo một xếp hạng không chính thức, rượu là phát minh quan trọng của con người và đã đồng hành cùng con người từ thuở xa xưa. Uống rượu đã là một nét văn hóa của người Việt từ lâu đời.

Thực tế, rượu xuất hiện trong mọi cuộc hội ngộ, đám xá, cả khi vui lẫn khi buồn. Dĩ nhiên rượu cũng là đồ uống không thể thiếu trong bữa cơm ngày Tết. Sẽ chẳng có gì sai trái nếu trong những ngày xuân, mọi người chúc tụng, cụng ly, nhấp chút rượu cho má chị em thêm hồng, cánh đàn ông thêm khí thế và không khí thêm đậm đà, rôm rả. Đáng tiếc thay, việc say sưa, quá chén xảy ra ở khắp nơi; hình ảnh không ít “con ma” đắm chìm trong hơi men nồng nặc, mặc tác hại khủng khiếp do uống rượu, bia quá mức khiến cộng đồng không khỏi lo ngại.

Một cuộc khảo sát cho thấy, sản lượng bia ở nước ta năm 2016 lên tới gần 3,8 tỉ lít, trung bình một người Việt tiêu thụ khoảng 42 lít bia/năm. Đến năm 2018, người Việt tiêu thụ 4,2 tỷ lít bia, tăng 5% so với sản lượng thực tế 4 tỷ lít năm 2017. Đó là con số bình quân, nếu tính riêng nam giới, số liệu trên chắc chắn cao hơn nhiều. Và với mức này, người Việt nằm ở tốp đầu những quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất trên thế giới?

Uống rượu bia quá nhiều ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cả sức khỏe thể chất và tinh thần. Nếu tham gia giao thông, có nguy cơ cao gây tai nạn cho mình và cho người khác. Rượu bia ngày xuân cũng ghi nhận hàng loạt trường hợp say xỉn dẫn đến xô xát phải nhập viện. Rồi rượu vào lời ra, mà lảm nhảm mãi thì “hết khôn dồn đến dại”, những hiểu nhầm chưa thể tháo gỡ, xích mích nhỏ nhặt có thể bùng phát trở thành ngọn lửa mâu thuẫn gay gắt khi con người uống rượu mất kiểm soát và không nhận thức được uống rượu sao cho an toàn.

Theo Trung tâm Chống độc, Bệnh viện Bạch Mai, ở người ít uống rượu, các biểu hiện ngộ độc rượu cấp tính từ nhẹ đến nặng thường đi cùng với nồng độ rượu trong máu như sau: Từ 20 - 50 mg/dL, người ta có biểu hiện kích thích, cảm xúc không ổn định, thích giao du với người khác, hưng cảm, nói nhiều; từ 50 - 100 mg/dL sẽ chậm đáp ứng, giảm khả năng phán xét, không điều khiển được các vận động đòi hỏi độ chính xác, giọng nói bất thường; từ 100 - 200 mg/dL sẽ nhìn một vật thành hai, bạo lực, mất định hướng, lẫn lộn, vô cảm, sững sờ; từ 200 - 400 mg/dL, hô hấp bị ức chế (thở yếu, thở chậm, ngừng thở, thở khò khè, ứ đọng đờm rãi), ho hoặc khạc yếu, giảm thân nhiệt (da lạnh), tụt huyết áp, hôn mê và trên 400 mg/dL sẽ có khả năng trụy tim mạch, tử vong.

Mong sao mỗi chúng ta cần tỉnh táo, thận trọng khi sử dụng rượu bia và đồ uống có cồn, để bảo đảm sức khỏe cho chính mình, hạn chế tối đa những sự cố đáng tiếc có thể xảy ra. Uống rượu chứ đừng để rượu “uống người”.

uong ruou dung de ruou uong nguoi Công nhân xa nhà đau đáu về quê nhưng thu nhập còn quá thấp

Những người trẻ ly hương lên thành phố lập nghiệp cả năm chỉ mong ngóng đến tết để được về quê dài ngày cho thỏa ...

uong ruou dung de ruou uong nguoi Trưởng tàu đón Tết: Gửi em xa nhớ!

Xa nhà đón Tết, cảm giác không quá xa lạ với những ai vẫn ngày ngày thầm lặng trước niềm vui chung của người người. ...

uong ruou dung de ruou uong nguoi Công nhân hạn chế sử dụng rượu bia theo Nghị định 100

Để Tết Canh Tý năm 2020 trọn vẹn, công nhân đảm bảo sức khỏe trở lại làm việc, Công ty cổ phần Tập đoàn Minh ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm