Ngạo nghễ Panorama Mã Pí Lèng!
Cà phê tối - 18/01/2021 13:10 Mỹ Mỹ
Mâu thuẫn trên mạng, ‘nhả đạn’ ngoài đời Tin vui đối với cư dân các chung cư cũ nát Bộ đội trong giá rét và yên lành giữa đêm đông |
Công trình Panorama Mã Pí Lèng gây nhiều tranh cãi trong dư luận. Ảnh: Trần Thái |
Nhìn lại cả quá trình, chúng ta sẽ thấy rất nhiều vấn đề từ công trình này. Panorama Mã Pí Lèng được xây dựng năm 2018, hoàn thiện và đi vào hoạt động đầu năm 2019. Tháng 10 năm 2019, những hình ảnh về công trình bề thế giữa đỉnh đèo Mã Pí Lèng hoang sơ lan truyền trên mạng xã hội.
Suốt 2/3 năm, công trình 7 tầng bề thế xây giật cấp bên dòng Nho Quế tồn tại mà không gặp bất cứ phản ứng mạnh mẽ nào từ chính quyền địa phương. Và khi công trình gây “bão” dư luận, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa Thể thao & Du lịch (VHTT&DL) lên tiếng, chính quyền địa phương mới “khẩn trương kiểm tra”.
Và sau quá trình “khẩn trương kiểm tra” ấy, người ta phát hiện ra rằng công trình bề thế này là công trình “4 không”: Không chuyển đổi mục đích sử dụng đất (lúc kiểm tra vẫn là đất trồng trọt), không có giấy chứng nhận đầu tư, không có giấy cấp phép xây dựng, không có văn bản đồng thuận của Bộ VHTT&DL (vì công trình nằm gần trong vùng bảo tồn của Công viên Địa chất toàn cầu).
Công trình “4 không” ấy được hợp thức hóa cho tồn tại bằng việc... biến không thành có. Chính quyền địa phương mong mỏi có một địa điểm dừng chân ngắm cảnh nên đã cùng bàn với Bộ để hoàn thiện các giấy phép cần thiết. Và để tránh sự kệch cỡm, lố bịch của một công trình bề thế giữa cao nguyên hoang vu, công trình buộc phải cải tạo lại hài hòa cảnh quan theo yêu cầu của các chuyên gia trong lĩnh vực bảo tồn.
Nhiều người tỏ rõ thái độ không thoải mái khi từ một công trình sai phạm, địa phương (mà cụ thể là huyện Mèo Vạc) đã tìm cách để hợp thức hóa. Nhưng, với nguồn lực địa phương, người ta vẫn có thể thông cảm phần nào về mong mỏi có điểm dừng chân, phát triển du lịch.
Nhưng đến cuối tháng 12/2020 vừa qua, sự kiên nhẫn không còn nữa. Những người phát hiện Panorama Mã Pí Lèng đang cải tạo theo chiều hướng bề thế hơn thay vì phải thu bé lại, một lần nữa lại là… cư dân mạng.
Và trong suốt quá trình túc tắc tu sửa đó, công trình vẫn kiếm bội từ khách du lịch. Cũng như lần trước, sau bao ngày âm thầm tồn tại, một bức ảnh trên mạng lại làm các cấp, ban, ngành vào cuộc ráo riết.
Ông Trần Quang Minh, Bí thư huyện Mèo Vạc trả lời vào cuối tháng 12 trên báo Thanh Niên rằng: “Công trình này đã làm đúng theo thiết kế của Hội đồng thẩm định, họ cố tình chụp lên mạng thế thôi chứ tôi khẳng định công trình làm đúng rồi”.
Và vừa xong, kết luận của Sở Xây dựng Hà Giang là: Phần cao độ đỉnh mái cao nhất đã hoàn thiện là 7,950m so với cao độ đỉnh mái của Phương án kiến trúc là 6,2 m thì cao độ đỉnh mái đã cải tạo vượt 1,75m. Cao độ đỉnh mái thứ 2 đã hoàn thiện 6,850m so với cao độ đỉnh mái của Phương án kiến trúc là 5m thì vượt 1,85m sau cải tạo.
Tức là, công trình có đang cao hơn yêu cầu, tu sửa không đúng phương án đề ra. Những số liệu chiều cao đo đạc thực tế cùng yêu cầu bản vẽ đã phủ nhận hoàn toàn cái “tôi khẳng định công trình làm đúng rồi” của ông Bí thư huyện Mèo Vạc.
Panorama Mã Pí Lèng đã nói lên rất nhiều điều. Đó là một công trình sai phạm “phạt cho tồn tại” mà đến lúc này hình phạt cũng không được chủ đầu tư đáp ứng đúng mức. Từ lúc công trình đi vào hoạt động tới nay đã 2 năm ròng, mỗi lần các cấp, ban, ngành vào cuộc, công bố trên báo chí đều do… cộng đồng mạng. Và đến tận bây giờ, người ta vẫn khẳng định chưa tu sửa xong. Nhưng thời hạn để bắt buộc công trình phải hoàn thiện trả lại Mã Pí Lèng một cảnh quan khoáng đạt thì chưa thấy đề cập.
Mã Pí Lèng theo tiếng đồng bào bản địa là “sống mũi con ngựa”. Nhiều người ví von công trình bê tông hóa cao nguyên đá Panorama là cái gai trên “sống mũi con ngựa” vì nó lạc lõng với không gian, thách thức với những người yêu di sản.
Còn tôi, khi nhìn lại cả quá trình địa phương xử lý công trình, tôi thấy nó như một khối u đau nhức, bất lực. Và nếu cứ hành xử theo lối chờ người dân phản ứng thì chính quyền “khẩn trương kiểm tra” thì không lạ nếu nó trở thành tiền lệ và di căn tới nhiều nơi khác thuộc các vùng bảo tồn di sản của gấm vóc quê hương.
Để người dân đón Tết an toàn Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 đang cận kề. Để người dân đón Tết an toàn, nhiều cán bộ, chiến sĩ biên phòng đang nỗ ... |
Mâu thuẫn trên mạng, ‘nhả đạn’ ngoài đời Bình luận qua lại trên Tik Tok, hai nhóm thanh niên đã hẹn nhau ngoài đời để giải quyết ân oán. Một thanh niêm bị ... |
Bộ Ngoại giao yêu cầu các công ty phái cử đảm bảo quyền lợi thuyền viên Việt Nam Liên quan đến vụ việc 2 thuyền viên Việt Nam bị phía Iran bắt giữ cùng tàu của Hàn Quốc, Bộ Ngoại giao đã liên ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định