Bộ đội trong giá rét và yên lành giữa đêm đông
Cà phê tối - 13/01/2021 11:40 Hà Phan
Những người ‘săn’ tuyết Viettel cần tôn trọng Quốc hiệu Việt Nam Thắt chặt biên giới để phòng, chống dịch |
Dù rét buốt nhưng những chiến sĩ biên phòng vẫn đêm ngày chắc tay súng. Ảnh: TP. |
Đấy là câu chuyện hàng đêm giữa cái rét cắt da của những chiến sĩ biên phòng ở tận Xín Cái, Mèo Vạc khi người Sài Gòn xuýt xoa trong cái lạnh 18 độ và ở Hà Nội co ro 11 - 12 độ. Không chỉ đảm bảo an ninh biên giới, họ còn giữ cho đất nước giảm thiểu những nguy cơ Covid-19 rình rập từ người nhập cảnh trái phép để chúng ta hướng đến Tết Tân Sửu yên bình.
Tôi còn được đọc những dòng thế này: “Cuộc tuần tra kết thúc lúc 2h sáng hôm sau để đổi phiên gác tiếp theo. Đại úy Tráng ngồi trước chiếc quạt sưởi cho đỡ lạnh. Với anh, mùa đông năm nay "thực sự khắc nghiệt" khi lực lượng biên phòng vừa chống dịch, vừa đối mặt với rét đậm kéo dài, chưa kể trong năm còn xuất hiện mưa đá, giông lốc”.
Còn đây là thành quả của những ngày tháng gian khổ ấy: “Trên toàn tuyến biên giới năm 2020, bộ đội biên phòng đã ngăn chặn, xử lý 31.460 người nhập cảnh trái phép, phối hợp triển khai 15 chuyên án, khởi tố, bàn giao cho cơ quan chức năng 83 vụ với 153 cá nhân đã tổ chức, đưa đón người xuất nhập cảnh trái phép; xử phạt hành chính gần 2.800 người”.
Tôi rất rõ rằng đó là nhiệm vụ của các anh và công việc của người lính, tôi cũng hiểu khá nhiều lực lượng khác phải căng mình trong những ngày này để Tổ quốc bình an. Nhưng thật lòng, tôi muốn viết những dòng này như một lời tri ân đến tất cả, khi mà mình “nệm êm chăn ấm” và mới chớm lạnh đã biết những vất vả của đêm đông giá buốt.
Với họ thì những điều như “Đêm biên ải sương mù đặc quánh, nhiệt độ xuống sâu có thời điểm dưới 0 độ C” hay “Đêm nay đã là hơn 300 ngày đêm những người lính biên phòng đồn Xín Cái, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Hà Giang căng mình ngăn dịch từ biên giới” đã trở thành bình thường. Còn trong Tây Nam hay ở khu vực biên giới Tây Nguyên, dù thời tiết bớt khắc nghiệt hơn nhưng để ngăn ngừa nhập cảnh trái phép những ngày giáp Tết này vẫn là những nỗ lực tối đa của bộ đội biên phòng.
Nhưng tôi thích cái cách mà bộ đội biên phòng của mình “phát hiện” những người con tìm mọi cách trở về Tổ quốc khi Tết cận kề và dịch bệnh có lẽ không còn nơi đâu an toàn hơn quê nhà.
Thượng úy Nguyễn Xuân Tráng, chốt trưởng chốt liên ngành mốc 450 ở đồn Xín Cái kể: “Hầu hết người nhập cảnh trái phép là công dân nước mình qua Trung Quốc làm thuê kiếm tiền, họ đều không có giấy tờ tùy thân nên lúc về nhập cảnh trái phép. Họ đi liều, không biết đường đi, núi đá, cây cối rậm rạp nguy hiểm lắm. Chúng tôi vừa đi tuần vừa rọi đèn pin về phía bên kia cho người dân men theo ánh sáng mà về. Tôi nhớ có cụ già về đến biên giới bật khóc nức nở: Mẹ về đến Việt Nam rồi".
Những đợt giá rét, băng giá như vừa qua có lẽ bộ đội vùng biên phía Bắc không phải nếm trải lần đầu và những gian nan cực khổ chắc chắn sẽ còn song hành cùng với các anh trong những ngày tới. Nhưng hơn lúc nào hết, khi Covid-19 vẫn rình rập ngoài biên cương hay chực chờ để “tràn vào” thì những hy sinh lặng thầm ấy càng đáng trân trọng và cần được ghi nhận.
Họ vất vả trên ấy để chúng ta bình an dưới này, để đất nước yên ổn trong những ngày trọng đại sắp tới. Có lẽ chỉ hai từ cảm ơn từ những người như tôi vẫn chưa đủ…
Công đoàn Hà Tĩnh: Một năm nhìn lại Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 kéo dài và diễn biến phức tạp; lũ chồng lên lũ tại các tỉnh miền Trung, trong đó Hà Tĩnh ... |
Những người ‘săn’ tuyết Nhiệt độ nhiều nơi ở miền núi phía Bắc xuống dưới 0 độ. Băng, tuyết xuất hiện ở nhiều nơi. Cũng như mọi năm, cộng ... |
Mua hàng hiệu với giá… rất công nhân khi đi phiên chợ Xuân của Công đoàn Dệt May VN Nhiều mặt hàng như áo, quần, đầm váy… có thương hiệu được sản xuất bởi các thành viên thuộc Tập đoàn Dệt May Việt Nam ... |
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định