Nâng cao năng lực đội ngũ giảng viên trong hệ thống công đoàn
Hoạt động Công đoàn - 26/02/2022 16:36 TS. NGUYỄN TUẤN ANH - Viện Nghiên cứu Thanh niên
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức Tọa đàm Công đoàn viên với việc nâng cao năng lực sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy và nghiên cứu. Ảnh: Công Minh. |
Yêu cầu về năng lực đối với đội ngũ giảng viên (ĐNGV) trong hệ thống công đoàn (HTCĐ)
ĐNGV trong HTCĐ giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong tổ chức là vì đây là lực lượng tinh hoa trong truyền thụ kiến thức, tập huấn kỹ năng công tác công đoàn cho những cán bộ đang hoặc sẽ làm công tác công đoàn trong tương lai. Chính năng lực của ĐNGV sẽ quyết định chất lượng của đội ngũ cán bộ làm công tác công đoàn, đồng thời là yếu tố cơ bản quyết định đảm bảo cho việc thực hiện tốt vai trò, chức năng của tổ chức Công đoàn.
Có thể hiểu, năng lực ĐNGV trong HTCĐ là toàn bộ khả năng, kỹ năng, đặc tính tâm lý vốn có đảm bảo đáp ứng được yêu cầu công tác giảng dạy, vận động, tổ chức, giáo dục quần chúng, CNVCLĐ và người học. Nói cách khác, năng lực ĐNGV trong HTCĐ là tổng hợp các yếu tố tạo thành khả năng hoàn thành nhiệm vụ mà người giảng viên được giao.
Ở mỗi giai đoạn, thời kỳ phát triển cũng như mục tiêu, yêu cầu cụ thể thực tiễn đặt ra, mỗi người giảng viên trong HTCĐ cần phải có những năng lực tương ứng, trong đó, có những năng lực mà ở bất kể thời điểm nào, vị trí công việc nào người giảng viên trong HTCĐ cũng cần phải có như: có sức khoẻ tốt; có trình độ hiểu biết chung; am hiểu và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ; có trình độ lý luận chính trị; năng lực xây dựng, tổ chức, triển khai chương trình giáo dục; năng lực vận dụng, áp dụng các phương thức giáo dục, đào tạo trong quá trình giảng dạy…
Cụ thể, năng lực chủ yếu của ĐNGV làm công tác công đoàn bao gồm:
Năng lực giảng dạy: bao gồm nền tảng kiến thức chuyên môn đáp ứng yêu cầu cho việc giảng dạy, khả năng phát triển giáo trình giảng dạy phong phú, cập nhật thời đại, khả năng tổ chức lớp học đa dạng, ứng dụng công cụ công nghệ cho việc giảng dạy sinh động và tương tác đa chiều.
Năng lực nghiên cứu khoa học: năng lực này đang ngày càng trở nên quan trọng do xu hướng đào tạo định hướng ứng dụng và quốc tế hóa đang khá phổ biến.
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội và Công đoàn ngành Giáo dục Hà Nội ký kết kế hoạch phối hợp công tác năm học 2020-2021. Nguồn: congdoangdvn.org.vn |
Năng lực truyền đạt, truyền cảm hứng: là yếu tố quan trọng để những kiến thức liên quan đến công tác công đoàn được truyền tải một cách hiệu quả đến người học.
Hiểu biết, kinh nghiệm trong lĩnh vực giảng dạy: ĐNGV làm công tác công đoàn không thể hoàn thành tốt “sứ mệnh” của mình nếu không am hiểu và có kinh nghiệm thực tiễn về lĩnh vực giảng dạy.
Năng lực học tập và phát triển suốt đời: năng lực này đòi hỏi ĐNGV trong HTCĐ không những phải nâng cao kiến thức chuyên môn mà còn phải liên tục cập nhật kỹ năng, kiến thức về ngoại ngữ, công nghệ thông tin, hiểu biết về hệ thống chính trị, những hiểu biết về tình hình kinh tế - xã hội đất nước để có thể thích nghi với sự phát triển không ngừng của công cuộc hội nhập và chuyển đổi số.
Đạo đức nghề nghiệp người làm công tác công đoàn: người làm công tác công đoàn cần giữ vững đạo đức nghề nghiệp trong giảng dạy, luôn là một hình mẫu để người học kính trọng và noi theo. ĐNGV trong HTCĐ cần phải là những người có đam mê học tập, nghiên cứu và mong muốn gắn bó lâu dài với công tác giảng dạy; tận tâm, tận tuỵ truyền đạt tri thức; có lối ứng xử chuẩn mực và đặc biệt là phải có khả năng đồng cảm với những vấn đề của NLĐ và có khao khát đóng góp cống hiến cho tổ chức Công đoàn.
Tại nhiều cơ sở giáo dục, việc đánh giá hiệu quả làm việc của giảng viên hiện dựa trên ba tiêu chí: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và các nhiệm vụ khác. Mục tiêu giáo dục “lấy người học làm trung tâm” đang ngày càng trở thành xu hướng giáo dục chính và với mô hình này, càng đòi hỏi cao hơn đối với năng lực của giảng viên nói chung và giảng viên trong HTCĐ nói riêng. Người giảng viên trong HTCĐ phải là người có khả năng tạo ra môi trường học tập tốt nhất cho người học. Giảng viên sẽ tổ chức và truyền cảm hứng cho người học thông qua việc chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm và cải tiến, còn sinh viên khai phá kiến thức một cách chủ động, sáng tạo để hoàn thiện về kiến thức, kỹ năng và thái độ.
Có thể nói, quá trình đào tạo, nâng cao năng lực ĐNGV làm công tác công đoàn là một nhiệm vụ lâu dài, phức tạp; do vậy, phải gắn việc xây dựng ĐNGV làm công tác công đoàn với yêu cầu về mặt lý luận và thực tiễn của phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Mục đích của nâng cao năng lực ĐNGV trong HTCĐ góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị của đất nước, của giai cấp công nhân và tổ chức Công đoàn.
Giải pháp nâng cao năng lực ĐNGV trong HTCĐ đáp ứng yêu cầu của tình hình mới
Để đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là công cuộc đổi mới hoạt động của tổ chức Công đoàn theo tinh thần Nghị quyết số 02-NQ/TW của Bộ Chính trị, cần thực hiện những giải pháp sau để nâng cao chất lượng ĐNGV trong HTCĐ:
Một là, ĐNGV trong HTCĐ cần phải được bồi dưỡng, nâng cao trình độ, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ; được tập huấn sử dụng công nghệ thông tin phục vụ giảng dạy; tăng cường ứng dụng các hình thức hiện đại vào công tác bồi dưỡng và nâng cao năng lực giảng viên; đẩy mạnh bồi dưỡng theo nâng cao trình độ ngoại ngữ. Tạo môi trường, điều kiện cho giảng viên chủ động tham gia các hình thức đào tạo hiện đại để vừa nâng cao trình độ, vừa tiếp cận các mô hình dạy học mới, qua đó giúp họ bổ sung kiến thức, đa dạng hóa các hình thức giảng dạy.
Trường Đại học Tôn Đức Thắng - một trong những trường đại học đào tạo đội ngũ cán bộ công đoàn. Ảnh: P. Huy. |
Đẩy mạnh công tác bồi dưỡng năng lực nghiên cứu khoa học cho ĐNGV trong HTCĐ để họ có thể ứng dụng các phương pháp hiện đại, phù hợp vào công tác giảng dạy. Đặc biệt, cần nhân rộng mô hình liên kết ba bên giữa nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp để trên cơ sở mối liên kết đó, ĐNGV trong HTCĐ có thể tham gia trực tiếp vào quá trình thực hành và làm việc trong các doanh nghiệp để nâng cao kinh nghiệm và những trải nghiệm về các lĩnh vực ngành nghề mà mình đào tạo. Có như vậy, giảng viên trong HTCĐ mới có điều kiện để đổi mới, sáng tạo, gắn lý luận với thực tiễn.
Hai là, quan tâm phát triển năng lực giảng dạy cho ĐNGV, bao gồm những nội dung được cụ thể hóa. Nâng cao năng lực sử dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, phù hợp với chuyên môn và lĩnh vực giảng dạy. Tạo điều kiện cho ĐNGV được rèn luyện các năng lực và kỹ năng phục vụ công tác giảng dạy như: năng lực truyền đạt; năng lực giải quyết vấn đề và ra quyết định; năng lực quản lý xung đột và đàm phán; năng lực không ngừng học tập và phát triển bản thân; năng lực sử dụng các thiết bị, phương tiện hiện đại trong giảng dạy; năng lực đồng cảm và các năng lực trong điều hành các hoạt động giảng dạy (như hướng dẫn người học thảo luận; làm việc nhóm; thực tập tại cơ sở…)
Ba là, hoàn thiện những tiêu chuẩn, tiêu chí về đạo đức giảng viên và thường xuyên trau dồi phẩm chất chính trị cho đội ngũ này, trong đó nhấn mạnh đến công tác tự rèn luyện, tu dưỡng. Mỗi người giảng viên phải tự học tập và rèn luyện để có năng lực chuyên môn cao, nắm bắt được những thành tựu mới của khoa học công nghệ để kịp thời ứng dụng vào công tác giảng dạy; có khả năng sử dụng thành thạo ngoại ngữ; có năng lực nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực chuyên môn của mình, cụ thể là trong lĩnh vực công nhân, công đoàn. Đồng thời, cần xây dựng và hoàn thiện bộ tiêu chí về năng lực riêng biệt cho ĐNGV trong HTCĐ bởi bên cạnh những tiêu chí chung của nhà giáo, ĐNGV trong HTCĐ cũng cần có những yêu cầu đặc thù phù hợp với lĩnh vực công tác. Có chiến lược xây dựng, phát triển đối với ĐNGV trong HTCĐ phù hợp với nhu cầu của xã hội và yêu cầu của thực tiễn đề ra.
Trường Đại học Công đoàn: Vị thế ngày càng vững chắc trong hệ thống đại học quốc dân Là ngôi trường được Chủ tịch Hồ Chí Minh 5 lần về thăm; 75 năm qua, các thế hệ cán bộ, viên chức, người lao ... |
Nâng cao chất lượng hoạt động công đoàn các cấp Năm 2021, hoạt động công đoàn các cấp đứng trước nhiều khó khăn do tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến rất phức tạp, LĐLĐ ... |
"Cán bộ công đoàn cơ sở hoàn toàn có khả năng trở thành giảng viên an toàn" Theo ông Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học An toàn vệ sinh lao động (Tổng LĐLĐ Việt Nam), cán bộ công ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.