Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm công nghệ
Đời sống

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm công nghệ

Ý YÊN
Tác giả: Ý YÊN
Đôi mắt Nam dừng thật lâu trên màn hình điện thoại khi thấy dòng title trên báo điện tử: “Hà Nội cho xe ôm công nghệ hoạt động trở lại”. Anh bật dậy, reo vui sau gần 7 tháng phải "treo app", dừng chở khách.
Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Anh Phạm Văn Nam chạy xe ôm sau giờ làm việc tại nhà máy - Ảnh: Ý Yên

Phạm Văn Nam, 26 tuổi, công nhân Công ty TNHH Takara Tool & Die Hà Nội, nói rằng, dù xe ôm công nghệ là nghề “tay trái” nhưng góp phần giúp anh hiện thực hoá ước mơ làm chủ.

Năm 18 tuổi, anh từ Yên Thế, Bắc Giang xuống Hà Nội làm công nhân sau khi tốt nghiệp cấp 3. Một thời gian sau, anh trở về quê làm thuê cho một cửa hàng lắp đặt nhôm kính, mức lương hơn 4 triệu đồng/tháng. Mãi đến tháng 10/2018, anh trở lại Hà Nội làm công nhân với quyết tâm sẽ dành dụm vốn để về quê mở cửa hàng.

“Trước đó tôi đã suy nghĩ rất nhiều, mong muốn xuống làm công nhân để “gầy vốn” trong khoảng 5 năm. Bố mẹ có tuổi rồi, tôi không muốn phải đi vay mượn, cũng không muốn để bố mẹ suy nghĩ nhiều vì mình”, Nam nói và cho biết, mục tiêu đặt ra trong thời gian đó phải kiếm được từ 300 đến 400 triệu đồng.

Trong nhà máy, nam công nhân làm ở bộ phận rửa hàng. Công việc không vất vả, mức lương trung bình khoảng 6 - 7 triệu đồng/tháng, có tháng cao nhất đạt 9 triệu đồng. Nhưng để đạt mục tiêu lớn, anh không thể hài lòng với thu nhập của mình. Chưa kể, hằng tháng anh phải gửi về quê 1 - 2 triệu đồng để đỡ đần bố mẹ - những người quanh năm chỉ trông chờ vào mấy sào ruộng.

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Nam trong trang phục kín mít dưới thời tiết gió rét, mưa phùn - Ảnh: Ý Yên

“Công nhân như chúng tôi ở đây chỉ đủ sống, khó mà dành dụm được. Vì thế tôi muốn tận dụng thời gian trống để đi làm xe ôm, mong có thêm thu nhập, tích lũy cho tương lai”, Nam nói.

Từ tháng 6/2019, Nam tìm hiểu trên mạng rồi quyết định đăng ký cài đặt ứng dụng xe ôm công nghệ. Anh nộp lý lịch, giấy tờ xe và 700 nghìn đồng mua combo của hãng gồm 2 mũ bảo hiểm, 2 áo đồng phục, 1 túi đựng đồ và chính thức trở thành một tài xế xe ôm công nghệ làm việc bán thời gian.

“Cuốc xe đầu tiên, tôi chở khách từ cầu Thăng Long đến cầu Nhật Tân, được 40 nghìn đồng, mất 8 nghìn đồng tiền phí ứng dụng, còn lại 32 nghìn đồng”, chàng trai quê Yên Thế kể lại.

Có lần, trời mưa rét, Nam chở một người phụ nữ, do mặc áo mưa nên không để ý số tiền. Vị khách nói chuyến đi hết 15 nghìn đồng nhưng sẽ “bo” thêm cho tròn 20 nghìn đồng. “Sau đó tôi mới biết cuốc xe ấy có phí hơn 40 nghìn đồng. Đó cũng là cuốc xe đáng nhớ nhất của tôi”, nam công nhân chia sẻ.

Thời gian đầu Nam cảm thấy khá mệt mỏi, uể oải nhưng cũng dần bắt nhịp và làm tốt cả hai công việc. Chạy xe ôm cũng đem đến cho anh nhiều niềm vui, trải nghiệm thú vị khi gặp nhiều người, ngắm nhìn nhiều con phố ở Thủ đô.

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Nam chăm chú theo dõi điện thoại để nhận khách - Ảnh: Ý Yên

Hằng ngày, sau khi kết thúc ca 1, anh sẽ về phòng trọ nghỉ ngơi, thay đồng phục rồi đi xe vào nội thành, chở khách từ 4h chiều đến 8h tối. Nếu công ty làm ca 2, anh sẽ chạy xe buổi sáng, từ 8h đến khoảng 12h trưa.

Trung bình 4 tiếng làm việc, Nam chạy được 6-7 cuốc xe, thu về từ 100 đến 150 nghìn đồng sau khi đã trừ chi phí ứng dụng, xăng xe… Mỗi tháng suôn sẻ, anh thu nhập 3-4 triệu đồng từ nghề “tay trái” - xe ôm công nghệ.

Năm ngoái, đại dịch Covid-19 khiến thu nhập của Nam bị sụt giảm. Thôn Hậu Dưỡng nơi anh ở trọ bị phong toả 1 tháng, anh phải tạm ngừng việc, hưởng 70% lương, thỉnh thoảng nhận nhu yếu phẩm hỗ trợ của Công đoàn và các đoàn thể khác.

Cuốc xe gần nhất anh chở khách đã cách nay hơn 6 tháng. Từ tháng 7/2021, Sở Giao thông vận tải TP. Hà Nội ra quy định dừng chở khách đối với xe ôm công nghệ. “Xe không lăn bánh thì đồng nghĩa với việc không có tiền. Đóng ứng dụng là tôi "treo niêu"”, Nam trải lòng.

Nam công nhân sáng vào nhà máy, tối chạy xe ôm
Anh Nam phấn khởi khi TP Hà Nội cho xe ôm công nghệ hoạt động trở lại - Ảnh: Ý Yên

Nam công nhân cho biết thêm, từ ngày không được chạy xe, mức chi tiêu phải cắt giảm, ăn uống kham khổ hơn, tụ tập bạn bè cũng hạn chế. Tuy nhiên, việc gửi tiền về cho bố mẹ vẫn được anh duy trì. “Mục tiêu kiếm tiền trong 5 năm nhưng bước sang năm thứ 4 rồi tôi mới chỉ đạt được 30% số tiền dự tính”, anh ngại ngùng chia sẻ.

Tối 8/2, khi đang nằm trong phòng trọ lướt web, Nam mừng rỡ khi đọc được tin Hà Nội cho phép xe ôm công nghệ hoạt động trở lại. “Tôi rất vui vì sắp tới sẽ có thêm khoản thu nhập để trang trải cuộc sống, tích cóp cho dự định tương lai”, Nam nói và cho biết sẽ thực hiện tốt các biện pháp phòng dịch để đảm bảo an toàn khi làm tài xế xe ôm công nghệ.

Người lao động tìm việc sau Tết Người lao động tìm việc sau Tết

Sau Tết Nguyên đán, nhu cầu tìm việc làm của người lao động rất lớn. Ai cũng mong muốn khởi đầu năm mới bằng một ...

Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng công nhân ở Bắc Giang tăng cao Sau Tết, nhu cầu tuyển dụng công nhân ở Bắc Giang tăng cao

Nhu cầu tuyển dụng ở Bắc Giang năm nay tăng cao so với năm trước bởi một số doanh nghiệp mở rộng sản xuất để ...

Người lao động phấn khởi trong ngày “khai Xuân, mở máy” đầu năm Người lao động phấn khởi trong ngày “khai Xuân, mở máy” đầu năm

Sau hơn một tuần nghỉ Tết, công nhân lao động tại các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã trở ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm