Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả
Công đoàn

Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả

TS. Nguyễn Anh Thơ - Quyền Viện trưởng Viện Khoa học  An toàn và Vệ sinh lao động, Tổng LĐLĐ Việt Nam
Việc sớm có các nghiên cứu, đánh giá tác động đến điều kiện sản xuất an toàn khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 là hành động cụ thể thực hiện Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các phong trào thi đua sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.
Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả

Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trao đổi với các thành viên trong đoàn và lãnh đạo Công ty Mtex (TP. Hồ Chí Minh) về thiết kế giãn cách, vách che để bảo đảm an toàn cho người lao động trong thời gian ăn ca. Ảnh: M.H

Để tái sản xuất trong điều kiện hiện nay, cần nghiên cứu, xác định rõ từng nguy cơ, rủi ro đối với an toàn sản xuất, an toàn cháy nổ, môi trường, sức khỏe nghề nghiệp. Đồng thời phân loại, đánh giá mức độ nguy cơ, đưa ra biện pháp, cách thức quản trị các rủi ro để phòng ngừa tai nạn, sự cố sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường,... Thông qua việc đưa ra quy trình chung cho việc tái sản xuất trong điều kiện kiểm soát dịch, quy trình tái sản xuất ở từng ngành, lĩnh vực và các tài liệu hướng dẫn, các khóa tập huấn cho đội ngũ quản lý, cán bộ công đoàn, cán bộ an toàn, cán bộ y tế và NLĐ để phục vụ doanh nghiệp và NLĐ, đoàn viên công đoàn. Tất cả vì mục tiêu bảo đảm an toàn.

Cần những giải pháp quyết liệt, thực tế, khoa học và linh hoạt

Kết luận tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 với 63 tỉnh, thành phố và kết nối với hơn 9.000 xã, phường, chiều ngày 5/9/2021, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu từng bước khôi phục và phát triển sản xuất tại các địa phương kiểm soát được dịch bệnh, sản xuất phải an toàn, an toàn để sản xuất.

Đặc biệt, Thủ tướng lưu ý chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh và thực hiện Kế hoạch số 130/KH-TLĐ ngày 01/9/2021 về tổ chức phong trào thi đua CNVCLĐ nỗ lực vượt khó, sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19, được Đoàn Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát động ngày 6/9/2021.

Đến tháng 9/2021, tại các tỉnh, thành phố khu vực phía Nam đang có 90% số doanh nghiệp sản xuất phải dừng hoạt động. Tính chung trên cả nước, có hơn 50% số doanh nghiệp sản xuất đang phải ngừng hoặc giảm sản xuất.

Theo Hiệp hội Doanh nghiệp TP. Hồ Chí Minh, thời gian qua, dịch Covid-19 đã làm trên 70% số doanh nghiệp bị ảnh hưởng đến hoạt động SXKD. Nhiều doanh nghiệp phải tạm ngừng hoạt động, đa số doanh nghiệp khác đều giảm từ 50% đến 90% doanh thu so với thời điểm trước dịch bệnh.

Bên cạnh đó, do chưa thể đáp ứng thực hiện "3 tại chỗ" (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ ngơi tại chỗ) trong một thời gian quá ngắn (1 ngày) theo yêu cầu về phòng, chống dịch bệnh của UBND thành phố nên nhiều doanh nghiệp đã phải tạm ngừng hoạt động.

Để tránh những thiệt hại kép, vừa do dịch Covid-19 khi phải dừng sản xuất, vừa do xảy ra tai nạn lao động (TNLĐ), sự cố kỹ thuật, cháy nổ… trong quá trình phục hồi sản xuất khi đã kiểm soát được dịch, cần thiết phải có những giải pháp quyết liệt, khoa học, thực tế và linh hoạt từ Trung ương đến địa phương, doanh nghiệp, nhà máy để có càng nhiều doanh nghiệp tái khởi động hoạt động sản xuất nhanh và an toàn.

Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết số 105/NQ-CP của Chính phủ về hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trong bối cảnh dịch Covid-19, trong đó có mục tiêu: “Tập trung khôi phục, phát triển hoạt động SXKD của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gắn với bảo đảm an toàn phòng, chống dịch Covid-19; hỗ trợ, tháo gỡ kịp thời các khó khăn, vướng mắc, điểm nghẽn cản trở hoạt động SXKD, giảm thiểu tối đa số doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng hoạt động, giải thể, phá sản do tác động bởi dịch Covid-19...

Đại đa số các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh tạm ngừng kinh doanh quay trở lại hoạt động; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách hỗ trợ NLĐ, người sử dụng lao động, đào tạo lao động... cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh gặp khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19.”

Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả

Ban Chỉ đạo phòng, chống Covid-19 huyện Chơn Thành (Bình Phước) kiểm tra công tác phòng, chống dịch tại Công ty liên doanh Medevice 3S.

Về lực lượng lao động và vấn đề an toàn, sức khỏe, môi trường

Tính đến ngày 15/9/2021, số lao động đang làm việc “3 tại chỗ”, “1 cung đường, 2 điểm đến” là 1.279.700 người; số lao động ngừng việc, mất việc, tạm hoãn hợp đồng lao động là 2.224.354 người; trong đó, có hàng vạn đoàn viên công đoàn có sang chấn về tâm lý, cần tư vấn.

Trên cơ sở phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp, đoàn viên công đoàn, người dân và căn cứ tình hình thực tế, việc triển khai trước mắt phải tăng cường các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp thiết thực, hiệu quả; kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện các phương án bảo đảm sản xuất an toàn trong điều kiện dịch bệnh Covid-19.

Đồng thời, nếu các doanh nghiệp tái khởi động lại hoạt động sản xuất sau khi dịch được kiểm soát, chắc chắn nhiều NLĐ có thâm niêm, có chuyên môn, quen việc, đã được huấn luyện ATVSLĐ, đã phối hợp nhuần nhuyễn với nhau trong tổ, dây chuyền sản xuất đã về quê hoặc nghỉ việc lâu ngày, cùng với máy móc, thiết bị, nhà xưởng bị dừng hoạt động nhiều ngày, cách thức tổ chức sản xuất có thay đổi, dẫn đến xuất hiện rất nhiều nguy cơ mất ATVSLĐ, cháy nổ và ô nhiễm môi trường.

Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả

Lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho công nhân Công ty TNHH Bjsteel ở KCN Sông Công I (Thái Nguyên).

Cần có quy trình, hướng dn, t chc SXKD nhanh và an toàn

Trong bối cảnh kiểm soát dịch Covid-19, các cấp, ngành cần tham gia giúp các địa phương ổn định cuộc sống, giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất và đảm bảo ATVSLĐ cho NLĐ. Cụ thể:

Đánh giá các tác động, các nguy cơ, rủi ro về ATVSLĐ, cháy nổ, ô nhiễm môi trường tại nơi sản xuất trong giai đoạn dịch bệnh; phân loại, đánh giá mức độ nguy cơ, rủi ro khi các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất tái khởi động sản xuất và đề xuất biện pháp, cách thức quản trị các rủi ro để phòng ngừa hiệu quả tai nạn, sự cố sản xuất, cháy nổ, ô nhiễm môi trường, thông qua việc đưa ra quy trình chung cho việc tái sản xuất trong điều kiện kiểm soát dịch, quy trình tái sản xuất ở từng ngành, lĩnh vực;

Xây dựng các giải pháp, quy trình, hướng dẫn để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nơi làm việc tái sản xuất an toàn cho NLĐ; hỗ trợ các địa phương, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh chủ động phương án, điều kiện tổ chức SXKD an toàn, thích ứng với diễn biến dịch bệnh ở địa phương và điều kiện thực tế của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, để các cơ sở này tái sản xuất nhanh và an toàn, góp phần duy trì, lấy lại niềm tin của các nhà đầu tư về môi trường kinh doanh ở các địa phương và Việt Nam.

Hỗ trợ cho NLĐ tại các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, góp phần bảo đảm an sinh xã hội, an toàn cho NLĐ. Đưa ra các quy trình, hướng dẫn tái sản xuất an toàn; tổ chức các khóa tập huấn cho đội ngũ quản lý, cán bộ công đoàn, cán bộ an toàn, cán bộ y tế và NLĐ để phục vụ doanh nghiệp và NLĐ, đoàn viên công đoàn; ban hành Sổ tay điện tử hướng dẫn tái sản xuất an toàn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19.

Một số nhiệm vụ cần triển khai để tái sản xuất an toàn, nhanh và hiệu quả
Nhiệm vụ trước mắt cần xây dựng các giải pháp, quy trình, hướng dẫn để các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp, nơi làm việc tái sản xuất an toàn cho người lao động. Trong ảnh: Công nhân Nhà máy Nhôm Đô Thành (huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội) thực hiện phương án sản xuất “3 tại chỗ”.

Có thể nói, đợt dịch lần này đã tác động hầu hết đến lực lượng sản xuất của nước ta, đặc biệt tại các KCN, KCX, doanh nghiệp tập trung đông lao động đang bị tác động mạnh, trong khi đây là động lực tăng trưởng quan trọng của kinh tế đất nước.

Việc sớm có các nghiên cứu, đánh giá tác động đến điều kiện sản xuất an toàn khi kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 và xây dựng quy trình, tài liệu Hướng dẫn thực hiện các biện pháp kiểm soát nguy cơ rủi ro về ATVSLĐ, cháy nổ, môi trường đối với doanh nhiệp, NLĐ trong điều kiện tái hoạt động sau thời gian tạm ngừng sản xuất do đại dịch Covid-19 thuộc một số ngành nghề có nguy cơ cao là hành động cụ thể thực hiện Lời kêu gọi đoàn kết để chiến thắng đại dịch Covid-19 của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các phong trào thi đua sáng tạo, quyết tâm chiến thắng đại dịch Covid-19.

Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn tại các tỉnh phia Nam Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp duy trì sản xuất an toàn tại các tỉnh phia Nam

19 tỉnh phía Nam là nơi tập trung 48% doanh nghiệp của cả nước, trong đó riêng TP. Hồ Chí Minh chiếm 65% số doanh ...

Doanh nghiệp sản xuất trong tình hình mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc Doanh nghiệp sản xuất trong tình hình mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc

Đây là một trong những nội dung được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam, Phòng Thương mại và ...

Ứng phó với dịch, đảm bảo an toàn sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động Ứng phó với dịch, đảm bảo an toàn sản xuất, ổn định việc làm cho người lao động

Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 kéo dài, các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn TKV đang quyết liệt triển khai các giải pháp để kiểm ...

Tin mới hơn

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Siêu thị giảm giá cho người lao động Công ty TNHH Yazaki Eds Việt Nam

Ra đời từ năm 2010 tại Công ty TNHH Yazaki EDS Việt Nam (Bình Dương), mô hình Siêu thị Công đoàn đã trở thành điểm tựa thiết thực, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Sau nhiều năm hoạt động, mô hình này đã phát huy hiệu quả, thu hút đến 70% công nhân thường xuyên mua sắm.
Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Từ năm 2023 đến nay, chương trình “Phúc lợi đoàn viên” do LĐLĐ tỉnh Bình Dương được triển khai, trở thành điểm tựa vững chắc, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống, tạo sự gắn bó giữa người lao động và tổ chức Công đoàn.
Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Đề án hỗ trợ nữ công nhân lao động khó khăn phát triển kinh tế gia đình là bước đi thiết thực của Công đoàn TKV nhằm giúp đoàn viên vượt qua hoàn cảnh, tăng thu nhập, ổn định cuộc sống và gắn bó bền chặt hơn với tổ chức Công đoàn.

Tin tức khác

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.
Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Xem thêm