Doanh nghiệp sản xuất trong tình hình mới phải đảm bảo 5 nguyên tắc
Hoạt động Công đoàn - 15/07/2021 17:05 Duy Minh
Cảm ơn Chính phủ và Bộ, ngành đã lắng nghe tổ chức Công đoàn, công nhân lao động Nhiều ổ dịch đang âm ỉ tại Bình Dương Hội nghị các Chủ tịch LĐLĐ tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành và Tổng công ty |
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 nhằm đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động tại tỉnh Bình Dương. Ảnh: Hoàng Trung. Báo Lao động |
Cụ thể, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam cùng Bộ trưởng Bộ LĐ -TB và XH và Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) vừa ký ban hành Hướng dẫn số 2242/LĐTBXH-TLĐ-PTM nhằm đảm bảo thực hiện mục tiêu vừa phòng, chống dịch Covid-19, vừa tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, đảm bảo môi trường làm việc an toàn cho người lao động và sự phát triển của doanh nghiệp.
Theo đó, thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19, đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh ở những nơi an toàn, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng, sản xuất trên diện rộng, Bộ LĐ - TB và XH Tổng LĐLĐ Việt Nam và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam thống nhất hướng dẫn, khuyến nghị các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh đảm bảo các điều kiện an toàn, cụ thể như sau:
Đối tượng áp dụng: Doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh (gọi chung là doanh nghiệp); đoàn viên, người lao động (người Việt Nam và nước ngoài). Phạm vi áp dụng: Trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm điều kiện ăn, ở của công nhân. Ảnh: Hoàng Trung. Báo Lao động |
Các doanh nghiệp khi tổ chức sản xuất phải đảm bảo 5 nguyên tắc.
Đó là: Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn. Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; kịp thời, công khai thông tin; tăng cường các khuyến cáo, cảnh báo; người sử dụng lao động và người lao động (hoặc tổ chức Công đoàn) bàn bạc, thống nhất phương án phù hợp với tình hình doanh nghiệp và yêu cầu của chính quyền địa phương (trừ trường hợp cấp thiết). Đề cao tính tự giác, ý thức chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và địa phương; thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ, ngành có liên quan và chính quyền địa phương. Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền và Hướng dẫn này, đề nghị Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế để triển khai trên địa bàn.
Điều kiện an toàn để sản xuất, kinh doanh đối với doanh nghiệp bao gồm:
Về nguy cơ lây nhiễm Covid-19: Ở mức nguy cơ thấp trở xuống (<30%) theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19.
Doanh nghiệp đó phải đã thực hiện ký Bản cam kết đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn phòng, chống dịch Covid-19; có kế hoạch phòng, chống Covid-19 và các phương án xử trí khi có các trường hợp mắc Covid-19 theo Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế (mẫu Kế hoạch theo Công văn số 5522/BYT-MT ngày 12/7/2021 của Bộ Y tế).
Không sử dụng người lao động đang thuộc diện cách ly y tế.
Công nhân, lao động tỉnh Bắc Giang thực hiện phòng, chống dịch Covid-19. Ảnh: ST |
Tại khu vực thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi làm việc, nếu bố trí người lao động đi làm, phải bố trí khu vực lưu trú tập trung và bố trí khu vực làm việc riêng biệt với nhóm lao động hiện có trong doanh nghiệp.
Doanh nghiệp bảo đảm phương án vận chuyển người lao động từ nơi ở tập trung đến nơi làm việc đáp ứng các điều kiện quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và đảm bảo rút ngắn tối đa quãng đường, tối thiểu cung đường vận chuyển người lao động với phương châm 01 cung đường vận chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc.
Người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoV-2 trước khi được đưa đến nơi ở tập trung và không đi khỏi nơi ở tập trung và nơi làm việc trong quá trình doanh nghiệp hoạt động.
Tuân thủ các quy định, đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ và vệ sinh môi trường.
LĐLĐ tỉnh Bắc Giang thăm, động viên và hỗ trợ gia đình công nhân Đào Thị Minh (Công ty TNHH Hosiden Việt Nam) tử vong do Covid-19. Ảnh: CĐ |
Điều kiện đối với người lao động:
Địa phương đang thực hiện giãn cách theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, khi có nguy cơ lây nhiễm tại nơi ở và nơi làm việc, người lao động được phép đi làm khi có kết quả xét nghiệm âm tính với vi rút Sars-CoV-2 (Test nhanh/RT-PCR) phù hợp với yêu cầu của chính quyền địa phương.
Địa phương đang thực hiện giãn cách mà cần phải bố trí người lao động lưu trú tập trung tại doanh nghiệp để phòng dịch, hoặc nơi lưu trú tập trung do doanh nghiệp tổ chức thì người lao động phải có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi vào nơi lưu trú tập trung. Trong thời gian ở khu lưu trú tập trung của doanh nghiệp, theo yêu cầu của chính quyền địa phương, người lao động có thể phải tiếp tục được xét nghiệm.
Đối với người sử dụng lao động
Doanh nghiệp thực hiện 03 tại chỗ (sản xuất tại chỗ - ăn tại chỗ - nghỉ tại chỗ) theo phương án giãn cách, chia ca kíp đảm bảo an toàn; đảm bảo điều kiện về nơi lưu trú tập trung của người lao động (nếu thực hiện việc lưu trú tập trung) theo quy định tại Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế; đảm bảo chất lượng bữa ăn, sức khỏe người lao động.
Yêu cầu nhanh chóng thực hiện đầy đủ chính sách hỗ trợ người lao động tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không hưởng lương, người lao động ngừng việc, chấm dứt hợp đồng lao động và các chính sách khác theo Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ, các chính sách của địa phương quy định và các quy định pháp luật hiện hành; chăm lo đảm bảo trước hết, trên hết quyền lợi và an toàn cho người lao động.
Chủ động tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định về phòng, chống dịch, các chính sách hỗ trợ theo quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chính quyền địa phương cho người lao động, không để tình trạng hoảng loạn, mất trật tự, an toàn, không để đối tượng xấu lôi kéo, lợi dụng gây bất ổn trong doanh nghiệp.
Công đoàn Công ty TNHH Hosiden Việt Nam tìm nhà trọ cho công nhân trở lại làm việc. Ảnh: CĐ |
Phối hợp với các cơ sở y tế đủ năng lực để chuẩn bị sẵn sàng số lượng xét nghiệm nhanh dự phòng đảm bảo đủ xét nghiệm 2 lần cho toàn bộ số lượng người lao động có mặt tại doanh nghiệp.
Lập danh sách thông tin người lao động theo mẫu và cập nhật định kỳ 3 ngày/lần, cập nhật kết quả xét nghiệm trước 15 giờ hằng ngày (nếu có) và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định.
Về tổ chức thực hiện, Hướng dẫn có nêu nhiệm vụ các Sở LĐ – TB và XH, hệ thống Công đoàn, các chi nhánh thuộc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam doanh nghiệp.
Trong đó, đối với doanh nghiệp: Thực hiện nghiêm các quy định của chính quyền địa phương để vừa cách ly, vừa sản xuất đảm bảo an toàn. Chủ động hoàn thiện kế hoạch và phương án phòng, chống dịch theo yêu cầu tại các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, Quyết định số 2787/QĐ-BYT ngày 05/6/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế và các quy định khác có liên quan.
Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ để ổn định sản xuất, kinh doanh và kịp thời hỗ trợ người lao động trong doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.
Đánh giá nguy cơ lây nhiễm dịch Covid-19 tại nơi làm việc và ký túc xá cho người lao động theo Quyết định số 2194/QĐ-BCĐQG ngày 27/5/2020 của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và báo cáo cơ quan có thẩm quyền theo quy định; khuyến khích dùng các phần mềm đánh giá theo hướng dẫn của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19, các cơ quan trung ương và địa phương để cập nhật kết quả lên trang an toàn Covid-19.
Công ty TNHH Hosiden Việt Nam chuẩn bị cho công nhân ăn, ở tại nhà máy. Ảnh: CĐ |
Hướng dẫn cũng nêu cách thức tổ chức thực hiện đối với doanh nghiệp, Sở LĐ - TB và XH các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chi nhánh của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các đơn vị thuộc tổ chức Công đoàn.
Trong đó, đối với LĐLĐ các tỉnh, thành phố, Công đoàn ngành Trung ương, Công đoàn tổng công ty trực thuộc Tổng LĐLĐ Việt Nam:
Chỉ đạo công đoàn các cấp tăng cường tuyên truyền, phổ biến nội dung Hướng dẫn đến các cấp công đoàn, đoàn viên và người lao động để nghiêm túc thực hiện; tham gia phổ biến; phối hợp triển khai và giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 68/NQ-CP ngày 01/7/2021 của Chính phủ và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg ngày 07/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ.
Giao công đoàn cơ sở triển khai và giám sát người sử dụng lao động tổ chức thực hiện Hướng dẫn tại doanh nghiệp; vận động người lao động tuân thủ các quy định, biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền và doanh nghiệp.
Đối với những nơi chưa có tổ chức công đoàn, công đoàn cấp trên cơ sở vận động, tuyên truyền người lao động thực hiện và khuyến nghị người sử dụng lao động triển khai thực hiện Hướng dẫn này.
Các cơ quan chuyên môn của Tổng LĐLĐ Việt Nam có trách nhiệm:
Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức của Bộ Y tế, các bộ, ngành hướng dẫn, phổ biến và kiểm tra việc triển khai các chỉ thị, quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và Bộ Y tế.
Phối hợp trong công tác kiểm tra, đánh giá điểm nguy cơ lây nhiễm đối với doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh tập trung nhiều lao động, bố trí lao động ăn nghỉ tại nơi làm việc.
Sáng kiến "Gian hàng 0 đồng" của thủ lĩnh Công đoàn huyện Châu Thành, Tiền Giang |
Infographic: Danh sách 22 chốt kiểm soát người về Hà Nội |
TP Hồ Chí Minh dự kiến thí điểm cách ly F0 tại nhà |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.