
Ngày đầu mới về nhận nhiệm vụ tại đơn vị. Tôi bị thu hút bởi ở cô có một thứ cảm xúc mà khi lại gần được vỗ về, êm đềm giống như là một người mẹ. Sau lân la hỏi chuyện, tôi mới biết cô là lao công trong trường.
Một ngày mới bắt đầu, ánh nắng dần trải rộng từ những ngọn cây cao nhất rồi lan rộng ra khắp các con phố. Mỗi ngày cô Năm đều đến sớm nhất trường, nấu một bình trà và làm sạch lại cái sân trường, kiểm tra các hành lang sau một đêm xem có bóng dáng của chiếc lá rụng hoặc cọng rác nào không. Một ngày làm việc của cô luôn sớm nhất và ra về trễ nhất trường.
Năm nay cô đã ngoài năm mươi tuổi rồi. Dáng người cô tròn trịa. Tuy đã ngoài năm mươi nhưng mái tóc cô vẫn mượt mà và đen nhánh. Mắt cô lại rất đẹp và sáng, ánh mắt luôn ngập tràn những điều hi vọng và những ước mơ. Đặc biệt là khi cô cười, nụ cười của cô rất rạng rỡ và hạnh phúc.
Cô Năm không chỉ rất duyên mà cô còn rất chăm chỉ làm việc. Lúc cô làm việc, cô rất chú tâm và bao giờ cũng hoàn thành tốt công việc của mình. Sáng sáng, cô cầm chổi và đẩy xe rùa quét từ cổng cho đến tận góc sau của sân trường. Tiếng chổi loẹt xoẹt khắp sân trường. Sân trường đã sạch, cô lại đi lên các lớp lặng lẽ làm sạch từng dãy hành lang. Nhẹ nhàng quét đi từng lớp đất, lớp bụi dính theo dấu chân của học sinh mang lên lớp. Sân trường và hành lang đã sạch, cô Năm lại đi vào từng phòng vệ sinh dọn rửa. Cứ như vậy, ngày này qua tháng khác, cô Năm cứ cần mẫn làm cho ngôi trường sạch đẹp.
![]() |
Cô Năm (ngoài cùng bên trái) chụp hình chung với các cô giáo. |
Không chỉ tận tâm trong công việc của mình, cô Năm còn được học trò quý mới bởi sự gần gũi. Có lần, có cậu bé mới bước vào lớp 1 khóc um sùm, không chịu vào lớp, không ai có thể đến gần cậu. Thế mà khi thấy cô Năm, cậu bé lại lẽo đẽo theo cô đi khắp sân trường. Một em học sinh trò chuyện với cô, cậu bé hỏi cô rằng vì sao cô lại chọn nghề lao công thì cô đã không ngần ngại mà chia sẻ rằng: “Cô thấy mỗi nghề đều có lợi ích, đều cống hiến cho xã hội theo những cách riêng và mặc dù nhiều người không thích công việc này, cô vẫn rất vui vẻ và tự hào”.
Lời chia sẻ của cô khiến tôi càng trân trọng và yêu mến cô cùng bao người lao công khác hơn. Cô Năm đã quét đi rác rến của ngôi trường, nhờ cô Năm trường đã sạch và cả cô trò chúng tôi cũng cảm nhận được sự sạch sẽ từ tận sâu trong lòng.
![]() |
Cô Năm tham gia du lịch hè cùng đồng nghiệp. |
Không chỉ làm tốt công việc của mình, cô Năm còn nhiệt tình giúp đỡ chúng tôi. Mỗi lần có kì thi đến, cô luôn chủ động hỏi xem chúng tôi cần gì, cô giúp được gì không. Cô Năm thân thiện, dễ gần và luôn yêu quý mọi người nên dù học sinh có ra trường rồi, khi trở lại trường vẫn khoanh tay cúi đầu chào cô Năm vì sự yêu thương dành cho cô.
Người ta thường ví những người lao công vệ sinh như những chú ong chăm chỉ, cần mẫn và đầy trách nhiệm làm sạch ngôi trường, để mỗi sáng thức dậy, chúng ta lại thấy sức sống mới từ ngôi trường.
![]() |
![]() Thầy giáo Lê Hồng Minh ở Trường Tiểu học Tô Hiến Thành, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng đã nỗ lực phấn đấu ... |
![]() Trường Tiểu học (TH) Quang Trung có một người "chiến sĩ áo trắng" thầm lặng chăm lo sức khoẻ cho học sinh và thầy cô ... |
![]() Mỗi ngày, có hàng chục con người chui xuống dưới lòng cống thành phố Đà Nẵng ngâm mình để xúc, dọn hàng trăm khối bùn ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm
Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ
