Lũ lụt lớn: Một sự bình thường mới?
Đời sống - 22/10/2020 06:10 Minh Hoàng
Miền Trung: Nỗi đau tận cùng! Gửi người phụ nữ miền Trung Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm Xây dựng 58 nhà bè vượt lũ cho các hộ nghèo ở rốn lũ Minh Hóa |
Hình ảnh lũ lụt lớn chưa từng có ở miền Trung được cộng đồng mạng xã hội công nhân chia sẻ với rất nhiều lo âu, cùng với đó là những lời kêu gọi ủng hộ, giúp đỡ. Ảnh chụp từ facebook |
Chúng ta đã quá quen với những trận lũ lụt miền Trung. Năm nào cũng thế, “đến hẹn lại lên”, miền Trung ít cũng chịu dăm ba trận, nhiều thì năm bảy trận lũ lụt. Nhưng mưa đặc biệt lớn, gây lũ đặc biệt to, gây tổn thất trên diện rộng ở mức đặc biệt nghiêm trọng như năm nay thì chưa thấy lần nào.
Tôi chưa chứng kiến sự kiện nào được chia sẻ lớn, rầm rộ đến thế, như thông tin lũ lụt miền Trung trên mạng xã hội công nhân. Ai cũng ái ngại, xót xa; ai cũng muốn đóng góp chút gì cho miền Trung ruột thịt. Thậm chí, mọi người còn kêu gọi nhau bớt chia sẻ hình ảnh ăn uống, hội hè nếu có để đồng cảm hơn với miền Trung. Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10, chị em kêu gọi nhau thôi không “đòi quà”, dùng số tiền ấy ủng hộ đồng bào lũ lụt.
Đúng như truyền thống ngàn đời của dân tộc, trong mỗi biến cố, thử thách, mọi người càng cố kết với nhau cùng vượt qua. Người công nhân đang rất khó khăn vì dịch bệnh, mất việc, giảm việc, thu nhập giảm sâu cũng sẵn sàng chia sẻ từng đồng tiền chắt chiu dành dụm cho miền Trung.
Là vùng chịu nhiều mưa bão, song mức độ lũ lụt lớn như năm nay ở miền Trung là hiếm thấy. Nếu đó là điều bình thường mới thì rất đáng lo ngại. Bức ảnh làng xóm ngập sâu chụp từ facebook trên đây được cộng đồng mạng xã hội công nhân chia sẻ mạnh. |
Tràn ngập trên mạng xã hội công nhân hình ảnh kêu gọi nhau ủng hộ vật chất, dù là gói mỳ, bộ quần áo hay tiền bạc, gửi trực tiếp hoặc nhắn tin giúp đỡ miền Trung. Hay hình ảnh những chiếc xe chở đầy hàng hóa sẵn sàng lên đường. Người công nhân chia sẻ với nhau địa chỉ ủng hộ ở các điểm gần với mình nhất. Cả hình ảnh các em nhỏ đập lợn tiết kiệm góp sức cùng cha mẹ gửi tấm lòng thơm thảo về miền Trung.
Nhưng, đáng lo ngại, một số chuyên gia có đánh giá không mấy lạc quan về diễn biến thời tiết ở Việt Nam. Brian Eyler, Giám đốc Chương trình Đông Nam Á, Trung tâm nghiên cứu Stimton, Mỹ cho rằng lũ lụt lớn có thể trở thành hiện tượng bình thường mới ở Việt Nam. Khi mực nước biển dâng và tiến sâu vào đất liền, nước lũ sẽ dâng cao hơn so với trước đây.
Elyer cảnh báo khu vực ven biển sẽ bị xuống cấp thêm qua mỗi năm, do đó Việt Nam cần tính đến một số phương án xử lý. Các lựa chọn gồm xây tường chắn, tìm khu tái định cư cho người dân hoặc tìm sinh kế mới cho họ, quy hoạch lại nông thôn và thành thị.
Hình ảnh người dân Đắk Lắk gói bánh ủng hộ miền Trung bị lũ lụt lớn cũng được cộng đồng mạng xã hội công nhân chia sẻ như nét đẹp tình người trong khó khăn; đồng thời, là cảm hứng để người công nhân kêu gọi nhau cùng chung tay vì miền Trung ruột thịt. |
Ông Grahame Madge, người phát ngôn Văn phòng Khí tượng Anh (Met) thì nói với VnExpress: “Theo đánh giá toàn cầu của chúng tôi, Việt Nam đang hứng chịu những tác động thời tiết tồi tệ nhất thế giới”.
Như vậy, không hẹn mà gặp, một số chuyên gia của một số nước, một số tổ chức quốc tế đều có đánh giá tác động tiêu cực về hình thái thời tiết cực đoan ở Việt Nam.
Nhiều bạn trên mạng xã hội công nhân cũng chia sẻ điều lo ngại tương tự. Ngoài chặt phá rừng làm mất lớp thảm thực vật tích nước; làm quá nhiều thủy điện mà đi cùng với nó cũng là chặt phá rừng, nhiều anh chị em còn đặt câu hỏi làm thế nào để miền Trung hạn chế được bão lũ?
Lũ lụt quá lớn, thiệt hại quá nặng nề. Làm thế nào để sống chung với những trận lũ lụt lớn được dự báo sẽ ngày càng thường xuyên hơn? Ảnh kenh14.vn |
Đồng bằng sông Cửu Long trước đây năm nào cũng lũ lớn, nhưng lũ ở đây cơ bản theo tần suất xác định, nằm trong khả năng lường được của cơ quan chức năng, chính quyền và người dân. Tôi nghĩ thuật ngữ “sống chung với lũ” ra đời ở vùng này thật sự là một tư duy sáng suốt.
Vậy làm thế nào để “sống chung với lũ” từ lớn đến rất lớn ở miền Trung, khi nó được dự báo có thể trở thành “một sự bình thường mới”, nhưng tần suất, mức độ, quy luật chưa được định hình?
Có bạn phân tích, miền Trung địa hình dốc, cần khơi thông các dòng chảy, phá dỡ các vật cản để dòng nước thoát nhanh hơn. Một số bạn hiến kế làm nhà tránh lũ, nhà phao; lập bản đồ lũ lụt các cấp độ để chủ động ứng phó.
Đây là mô hình nhà nổi cho người dân vùng lũ đồng bằng sông Cửu Long của một sinh viên. Giá thành của nó chỉ khoảng 250 đến 300 triệu đồng. Liệu mô hình này có thể áp dụng đại trà? Ảnh batdongsan.com.vn |
Tôi nghĩ đó cũng là một khả năng. Nhưng để trở thành một dự án triển khai vào thực tế rất cần sự nghiên cứu bài bản của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu của nhiều lĩnh vực, nhiều ngành, kể cả tư vấn quốc tế.
Có lẽ đó là việc nên và cần phải làm. Trong khi chờ đợi điều đó, có những việc mỗi người có thể làm ngay, như hạn chế chặt phá rừng chẳng hạn. Phải trồng lại cây rừng, phục hồi thảm thực vật.
Vì những điều đó là sự sống, an nguy của chính bản thân mình và cộng đồng.
Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phát động ủng hộ đồng bào miền Trung Hiện nay, các tỉnh miền Trung đã và đang xảy ra tình trạng lũ lụt nghiêm trọng, gây thiệt hại nặng nề về người, cơ ... |
“Có mấy chục tỷ mà chỉ tặng được thùng mì gói” Trong những ngày qua, có rất nhiều cá nhân, tổ chức, người nổi tiếng kêu gọi cứu trợ và ủng hộ cho bà con miền ... |
Khóc cũng nên khóc cho đúng Những ngày lũ lụt miền Trung này, đồng bào cả nước đều chăm chú theo dõi, chia sẻ những mất mát đau thương, đóng góp ... |
Tin cùng chuyên mục
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.
Người lao động - 01/11/2024 20:11
Dồn tiền bán đất ở quê hơn 1 năm vẫn chưa mua được chung cư Hà Nội
Nhiều năm tích góp, thậm chí bán đất ở quê để nuôi hy vọng mua nhà ở Hà Nội, nhưng người lao động vẫn chật vật vì số tiền gom được không “kịp” theo tốc độ tăng của giá nhà.
- Thu hút thợ hồ, hớt tóc vào tổ chức Công đoàn
- Công đoàn Vietcombank hướng đến “Trọng đức, gần gũi, biết cảm thông và sẻ chia”
- Bố già Vito Corleone và bài học kỷ luật cho giới trẻ trước tình trạng đua xe
- AI Talk - “Góc nhìn từ quá khứ”
- Thầy Nguyễn Văn Thỏn: Ước muốn công đoàn trường là địa chỉ của hạnh phúc