Miền Trung: Nỗi đau tận cùng!
Đời sống - 21/10/2020 06:30 Minh Hoàng
Gửi người phụ nữ miền Trung Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm Vị tướng ở Rào Trăng và tai họa tại… ông Trời! “Cô vợ trời hành” và tấm lòng người ca sĩ trong mưa lũ |
Mất mát quá lớn, nỗi đau tận cùng. Cả nước hướng về miền Trung. Những hình ảnh quyên góp như thế này được chia sẻ mạnh trên mạng xã hội công nhân. Ảnh chụp từ facebook |
Năm 2020 chưa qua, nhưng có lẽ sẽ đi vào lịch sử như một trong những năm diễn ra nhiều tai ương nhất. Từ đầu năm, dịch bệnh Covid-19 hoành hành, khi tái diễn trong cộng đồng lần hai đã khiến mấy chục người chết. Quý cuối năm diễn ra những trận lũ khủng khiếp ở miền Trung. Suốt từ Quảng Ngãi, Quảng Nam, Đà Nẵng, bão lũ kéo dần ra Thừa Thiên Huế, Quảng Trị, Quảng Bình, Hà Tĩnh và vẫn chưa kết thúc.
Đã có hàng trăm người chết và mất tích. Những vùng rộng lớn bị lũ dữ cô lập. Đường Hồ Chí Minh bị sạt lở nhiều đoạn. Những địa danh, những cái tên như Rào Trăng, Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 rồi đây sẽ lưu lại trong trí nhớ nhiều người đầy ám ảnh.
Một cháu bé mới lẫm chẫm biết đi đang trèo qua những viên ngói lên nóc nhà tránh lũ. Hình ảnh nhói đau này được rất nhiều công nhân chia sẻ. Ảnh chụp từ facebook |
Ít có sự kiện nào được mạng xã hội công nhân chia sẻ rầm rộ với nhiều tâm tư, lo lắng, đồng cảm, xót thương như lũ lụt miền Trung. Tràn ngập là những hình ảnh xóm thôn chìm trong biển nước. Tôi có cảm giác khô cổ khi nhìn bức ảnh một cháu bé có lẽ mới lẫm chẫm biết đi trèo trên những viên ngói lên nóc nhà tránh lũ.
Sau bão lũ sẽ có đánh giá, báo cáo chính thức về thiệt hại. Những chục nghìn ngôi nhà bị sập đổ, cuốn trôi; những trăm ngàn héc ta lúa, hoa màu bị mất trắng; những nghìn tỷ đồng bị mất... Con số có thể còn tiếp tục tăng. Biên tập viên dự báo thời tiết vẫn liên tục dùng những từ “mưa đặc biệt lớn”, “lũ đặc biệt lớn” để nói về khả năng diễn biến thời tiết những ngày này.
Trắng trời nước lũ. "Thương quá miền Trung ơi" là câu thường xuyên được cộng đồng mạng xã hội công nhân thốt lên đầy chia sẻ. Ảnh chụp từ facebook |
Song, không gì so sánh được tổn thất về nhân mạng. Hàng trăm người chết. Một con số quá lớn. Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng phải đau đớn thốt lên: “Chưa bao giờ chúng ta mất cùng lúc hai tướng, nhiều sĩ quan cấp cao trong quân đội, lãnh đạo chính quyền địa phương, nhà báo trong thiên tai”. “Thương lắm miền Trung ơi”, cộng đồng mạng xã hội công nhân như run lên trước thiệt hại to lớn này.
Một chuyên gia nước ngoài nhận xét, Việt Nam là nước đang chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của thiên tai. Các chuyên gia cảnh báo thêm, điều đó có thể trở thành một sự bình thường mới ở dải đất hình chữ S.
Dường như thời tiết, khí hậu trái đất ngày càng cực đoan hơn. Chúng ta đã nghe nói nhiều về hiện tượng băng tan và sự ấm lên của trái đất; chúng ta cũng nghe nói nhiều về hiện tượng El Nino, La Nina và lỗ thủng của tầng ozol. Có phải đó là thủ phạm chính gây ra các thảm họa thời tiết trên phạm vi toàn cầu?
Bữa ăn của các cháu bé ngày lũ khiến người xem xót xa. Ảnh chụp từ facebook |
Không nói đâu xa, dòng sông quê tôi miền trung du thuở nhỏ chăn trâu đánh đáo luôn đầy ắp nước. Dòng nước cũng “trong xanh soi tóc những hàng tre”. Vậy mà giờ đây nó cạn khô những ngày thường và mùa đông, nhưng hung hãn mỗi khi mưa lớn. Hàng nghìn năm sông hiền hòa đầy nước chảy trôi mà chỉ mấy chục năm qua nó cạn khô là thay đổi cực kỳ lớn.
Nhiều bạn công nhân chia sẻ lên mạng xã hội những bộ ghế gỗ chạm trổ cầu kỳ, mà thớ gỗ cho thấy nó có hàng trăm năm tuổi. Cả những bộ sập gỗ rộng tới hàng mét, được bày trong những căn nhà được dựng lên từ hàng chục khối gỗ. Có bạn cho rằng, để có sập gỗ ấy, người ta phải san ủi hàng cây số đường rừng, chặt hàng nghìn cây khác mới vận chuyển được ra. Có phải “ăn của rừng thì rưng rưng nước mắt”?
Những chuyến xe chở hàng cứu trợ từ khắp các miền đất nước nhằm miền Trung lên đường, được cộng đồng mạng xã hội công nhân chia sẻ mạnh cùng lời kêu gọi đóng góp ủng hộ. Ảnh chụp từ facebook |
Mất rừng, mất thảm thực vật tích nước, mưa xuống, lũ về nhanh hơn; hết mưa dòng sông lại cạn trơ đáy. Đó là những điều sách địa lý cấp hai đã dạy. Phải chăng chúng ta không thuộc bài và đang trả giá đắt? Tôi nhớ một nhà thông thái từng nói đại ý, tự nhiên sẽ tác động tới con người trong chừng mực con người tác động đến tự nhiên. Nếu vậy, phải xem lại chúng ta đã làm gì với bà mẹ thiên nhiên vĩ đại?
Người công nhân dù rất khó khăn, đang hô hào nhau đóng góp ủng hộ đồng bào miền Trung. Của ít lòng nhiều, tích tiểu thành đại. Khi nỗi đau quá lớn, mất mát quá lớn, xã hội tự nhiên gắn kết với nhau hơn. Đó là truyền thống ngàn đời, đang được các tầng lớp nhân dân, trong đó có người công nhân phát huy mạnh mẽ.
Nhưng, có một câu hỏi nhức nhối: Làm thế nào để giảm được bão lũ như năm 2020?
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 20/10 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 20/10, toàn thế giới đã ghi nhận hơn 40,6 triệu ca bệnh Covid-19, trong đó có ... |
Cho “con cá” hay “cần câu”? Đây có lẽ là câu hỏi được nhiều người quan tâm trong những ngày qua, đặc biệt là khi nhiều hoạt động thiện nguyện diễn ... |
Có phải lấy chồng chỉ lãi đứa con? Một số bạn nữ công nhân than vãn lấy chồng mất mát quá nhiều, chỉ lãi đứa con. Vậy người đàn ông lấy vợ có |
Tin cùng chuyên mục
Người lao động - 11/11/2024 17:50
Rục rịch công bố thưởng Tết, người lao động kỳ vọng mức tương xứng
Còn hơn 2 tháng nữa đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, một số doanh nghiệp và công đoàn cơ sở đang dần lên kế hoạch chi lương, thưởng, quà Tết, sao cho vừa phù hợp với tình hình kinh doanh, vừa đáp ứng nguyện vọng của người lao động.
Đời sống - 09/11/2024 16:41
Phòng trọ tối thiểu 5m2/người: Công nhân vừa mừng vừa lo
Được ở trong phòng trọ rộng rãi, thoáng mát là điều ai cũng mong muốn. Nhưng với công nhân lao động sẽ đi kèm với nỗi lo chi phí thuê trọ tăng cao, vì “tiền nào của nấy”…
Người lao động - 06/11/2024 19:48
Lao động nhập cư và làn sóng “bỏ phố về quê”
Nhiều năm gần đây, người lao động nhập cư ở nhiều thành phố, đô thị lớn dần có xu hướng quay trở về quê hương làm việc. Có nhiều yếu tố tác động đến quyết định này, trong số đó là quan điểm “muốn về gần nhà” và sự thay đổi trong chính sách thu hút nhân lực của các địa phương.
Người lao động - 06/11/2024 13:43
Hàng trăm công nhân tham gia Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2
Công ty TNHH Khu công nghiệp Thăng Long Vĩnh Phúc vừa tổ chức Giải chạy tiếp sức Ekiden lần thứ 2, thu hút sự tham gia của vận động viên tại 17 doanh nghiệp.
Đời sống - 04/11/2024 18:36
Sống xa cha mẹ, con công nhân dễ sống khép kín, thiếu tự tin
Có đến 30,2% trẻ em từ độ tuổi 0 đến dưới 16 là con của công nhân đang phải sống xa cha mẹ. Điều này khiến trẻ đối mặt với nguy cơ thiếu thốn tình cảm và giảm khả năng phát triển toàn diện.
Đời sống - 03/11/2024 12:02
Vay lãi suất thấp, công nhân bị loại vì… thu nhập cao!
“Tôi nghĩ thu nhập càng cao thì càng dễ vay vốn, vì có đủ khả năng trả nợ, đằng này hồ sơ của tôi lại bị loại”, một nam công nhân chia sẻ khi nói về những quy định mới thuộc Thông tư 33 của Ngân hàng Nhà nước.