Gửi người phụ nữ miền Trung
Đời sống

Gửi người phụ nữ miền Trung

Minh Hoàng
Tác giả: Minh Hoàng
Miền Trung đang hứng chịu trận lũ lịch sử. Thiệt hại về tài sản, con người đến lúc này đã rất lớn. Bao giờ cũng vậy, người phụ nữ càng thiệt thòi, mất mát hơn.
Tự hào truyền thống phụ nữ Việt Nam Cứu trợ miền Trung và những thùng mỳ tôm “Cô vợ trời hành” và tấm lòng người ca sĩ trong mưa lũ
Gửi người phụ nữ miền Trung
Lũ lụt miền Trung là từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất những ngày này. Trong thiên tai ác liệt, phụ nữ luôn là những người phải chịu thiệt thòi nhất. Trong ảnh, một góc làng Vân Trình, xã Phong Bình, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế chìm trong lũ. Ảnh tuoitre.vn

Tôi sinh ra ở trung du, lũ lụt ở quê tôi khá hiếm. Hiếm nhưng không phải không có. Năm 1978, trận lũ quét chưa từng thấy kéo dọc dòng sông Công, tiếng kêu cứu từ những người ngồi trên nóc nhà, bám vào các cây gỗ, cây chuối trôi sông vang lên thê thiết. Hàng vạn tấn đất đá đổ vào cánh đồng Hùng Sơn, cánh đồng lúa trù phú bậc nhất của huyện Đại Từ (Thái Nguyên), mấy chục năm sau vẫn chưa được dọn sạch. Chỉ một trận lũ ấy, dọc dòng sông có tới hàng trăm người chết.

Làng tôi hàng chục nóc nhà ngập lút. Đàn ông, đàn bà, trẻ con chui lên các thanh xà ngồi, chọc mái trèo lên nóc nhà chờ trời sáng. May mắn dòng nước vào làng dâng lên do ngập úng chứ không chảy xiết. Không ai thiệt mạng. Lũ lụt qua đi, làng xóm tiêu điều như vừa trải qua trận trải thảm bom B.52.

Gửi người phụ nữ miền Trung
Làng xóm ở Lệ Thủy, Quảng Bình cũng như nhiều nơi ở miền Trung chìm trong nước lũ mênh mông. Phụ nữ là những người vất vả nhất lúc này. Ảnh tuoitre.vn

Đàn ông trai tráng bắt đầu giúp nhau dựng lại cửa nhà. Nhiều gia đình tìm đến những vùng đất cao hơn, bỏ lại ngôi làng nhiều đời gắn bó. Vất vả nhất là những người phụ nữ. Trong lũ dữ, họ kết bè, chèo mảng, đi lại như con thoi giữa ngôi nhà ngập nước và vùng đất cao hơn, cố gắng vận chuyển được càng nhiều càng tốt mọi thứ vật dụng có thể cứu được.

Ai nấy xanh bủng, tím tái, quầng mắt thâm sâu. Thóc lúa, vật nuôi, cây trồng, biết bao công sức chăm sóc, cấy trồng, bỗng chốc bị hủy hoại. Những tấm lưng người phụ nữ như còng rạp vác từng bao tải thóc ướt sũng, hay gắng sức chống chiếc mảng chở nặng như sắp bị chìm hằn vào trí nhớ tuổi thơ tôi.

Gửi người phụ nữ miền Trung
Nhìn từ xa hiện trường vụ sạt lở vùi lấp 22 chiến sĩ Đoàn Kinh tế quốc phòng 337 tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, Hướng Hóa, Quảng Trị rạng sáng 18/10. Người ra đi để lại nỗi đau đớn quá lớn cho người ở lại, nhất là cho những người phụ nữ. Ảnh vnexpress.net

Những bà mẹ nhiều ngày gần như không ngủ. Họ dậy từ mờ sáng và thức tới quá nửa đêm. Không biết bao nhiêu công việc có tên, không tên qua tay họ trong một ngày. Tôi không biết họ lấy ở đâu sức lực và ý chí sắt đá để gồng mình làm cùng lúc bằng ấy công việc. Đằng sau vẻ mảnh mai của họ là một sức sống bền bỉ vô song.

Mặc dầu vậy, trong thử thách ác liệt, họ luôn là những người thiệt thòi. Cùng với người già, trẻ em, họ là đối tượng rất dễ bị tổn thương. Đuối nước, ốm đau dễ xảy ra nhất với các đối tượng này.

Bởi vậy, tôi hiểu phần nào điều người phụ nữ miền Trung đang trải qua. Đã hàng tuần họ oằn mình chống lũ. Đã có những tổn thất nặng nề về người và của. Đã có biết bao nước mắt, nghẹn ngào của những bà mẹ, người vợ mất con, mất chồng.

Gửi người phụ nữ miền Trung
Người phụ nữ này đã có một hành trình ý nghĩa với miền Trung suốt thời gian qua. Đó là ca sĩ Thủy Tiên, đến nay cô đã quyên góp được 60 tỷ đồng cứu trợ đồng bào lũ lụt. Ảnh tuoitre.vn

Của cải có thể làm lại, mất mát về con người thì không gì bù đắp được. Mỗi sinh mạng đều vô giá. Dù họ là ai cũng là con của một người phụ nữ. Người không may ra đi, nỗi đau để cho người ở lại, trước hết là những người mẹ, người vợ và những đứa con.

Những người phụ nữ miền Trung chịu thương chịu khó, khiêm nhường lùi lại phía sau chồng trong mỗi thành công và đứng ở phía trước mỗi đau thương tang tóc. Như hầu hết các bà mẹ khác, họ làm trước, hưởng sau. Hy sinh vô bờ bến là đức tính vĩ đại của họ.

Ngày Phụ nữ Việt Nam ngay cả khi không thiên tai họ cũng có ít hoa. Đôi khi bản thân họ cũng coi đó là điều phù phiếm. Bông hoa đẹp nhất là đồng lúa bội thu, phần thưởng ý nghĩa nhất là đứa con học hành giỏi giang, vượt khó nên người. Họ không cần điều gì hơn thế. Tấm áo mới có thể làm họ ngượng nghịu mỗi lần mặc; một lời ngợi ca quá đà có thể khiến họ đỏ mặt lên. Nhưng không gì có thể đụng đến chồng, con của họ, dù đó là lũ lụt hay những thế lực tự nhiên hắc ám.

Gửi người phụ nữ miền Trung
Dù dẻo dai, bền bỉ, kiên cường, người phụ nữ cùng với người già, trẻ em là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất trong thiên tai khắc nghiệt. Trong ảnh, Tỉnh đoàn Quảng Trị cứu trợ bà con vùng lũ lụt huyện Đakrông. Ảnh Hồ Cầu, TTXVN từ baodautu.vn

Tôi biết, hàng vạn người mẹ, người chị, người em gái miền Trung đang làm tất cả những gì có thể làm cho gia đình mình, làng xóm mình trong cơn đại hồng thủy. Cả nước cũng đang hướng về miền Trung, hướng về những người phụ nữ đang ở tuyến đầu chống lũ. Đó còn là những cô giáo, nữ cán bộ y tế, bộ đội, công an và cả những người phụ nữ bất chấp hiểm nguy huy động hàng cứu trợ phân phát cho nhân dân vùng lụt.

Tôi xin được chia sẻ với họ và ngả mũ khâm phục họ.

Đà Nẵng: Đưa vào sử dụng nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm Đà Nẵng: Đưa vào sử dụng nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm

Sáng nay (18/10), Liên đoàn Lao động thành phố Đà Nẵng tổ chức Lễ khánh thành công trình nhà ở công nhân Khu công nghiệp ...

Sách Giáo dục thể chất lớp 1 có cần chỉnh sửa? Sách Giáo dục thể chất lớp 1 có cần chỉnh sửa?

Bên cạnh cuốn sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 gây ồn ào về những bài tập đọc, câu từ trúc trắc, sách Giáo ...

"Đang sống cùng vợ mà vẫn cặp bồ thì làm thế nào?"

Ngoại tình, cặp bồ là chuyện xưa như trái đất và có vẻ ngày càng phổ biến hơn. Đàn ông thường được coi là

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm