Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách
Người lao động
Khánh Hòa:

Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách

THANH THẢO
Tác giả: THANH THẢO
Trong ngày thứ 2 của kì nghỉ lễ Quốc khánh, lượng khách du lịch nhộn nhịp đổ về Nha Trang - Khánh Hòa. Nhiều điểm tham quan và các khách sạn đông khách hơn so với ngày hôm qua. Các cơ sở du lịch tăng cường nhân lực để phục vụ du khách.
Tổng LĐLĐ Việt Nam làm việc với Tỉnh ủy Khánh HòaThu hút lao động ngành Du lịch với mức lương cạnh tranh233 video clip tham gia Cuộc thi “Nhịp điệu CNVCLĐ Khánh Hòa năm 2022"
Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách
Lượng xe ngoại tỉnh trên các tuyến đường tại TP. Nha Trang (Khánh Hòa) đang tăng dần - Ảnh: THANH THẢO

Nhộn nhịp khách du lịch

Ghi nhận thực tế, sáng ngày 2/9, khách du lịch nườm nượp đổ về TP Nha Trang để tham quan, nghỉ dưỡng, ăn uống, ... khá nhộn nhịp. Khác những năm trước, năm nay khách nội địa giữ vai trò chủ lực trong phục hồi du lịch, khách nước ngoài đến Nha Trang – Khánh Hòa chủ yếu là khách Hàn Quốc.

Anh Việt Trí, du khách đến từ TP. Buôn Ma Thuột cho hay, dịp hè, vợ chồng anh đã cho 2 con đi du lịch, nghỉ ngơi tại Đà Lạt, khởi động lại tinh thần trước khi vào năm học mới. Nhưng do 2/9 được nghỉ 4 ngày nên anh quyết định đưa cả nhà đi Nha Trang.

“Tôi mới đưa ra quyết định đi Nha Trang vào chiều ngày hôm qua. Gia đình tôi chuẩn bị xong đồ đạc, khởi hành vào lúc 5 giờ sáng, tới thành phố là 9 giờ sáng. Đọc báo thấy thông tin ngày 1/9, lượng khách đổ về Nha Trang không nhiều nhưng hôm nay (2/9) cả nhà tôi phải mất khoảng 20 phút di chuyển xe trên cầu Trần Phú” – anh Việt Trí cho biết.

Lao động ngành Du lịch làm việc dịp lễ Quốc khánh phục vụ du khách
Sáng 2/9, Bảo tàng Hải dương học TP. Nha Trang đón rất nhiều khách du lịch tới tham quan. Ảnh: THANH THẢO

Ông Nguyễn Tuấn Dũng - Phó giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa cho biết, lượng khách tham quan đến Tháp Bà Ponagar và Hòn Chồng tăng nhẹ so với ngày thường. Cụ thể, ngày nghỉ lễ đầu tiên (1/9) lượng khách đến tham quan Tháp Bà Ponagar đạt 3.100 lượt khách, trong ngày 2/9 đạt khoảng 3.300 đến 3.500 lượt khách.

Nhằm tăng cường phục vụ du khách trong dịp Lễ Quốc khánh, Trung tâm Bảo tồn Di tích tỉnh Khánh Hòa tăng cường lực lượng bảo vệ, tăng ca trực, đảm bảo lực lượng hướng dẫn viên tại chỗ để thuyết minh cho những đoàn khách số lượng lớn: "Nhìn chung sau 2 ngày nghỉ lễ lượng khách đến tham quan Tháp Bà Ponagar tăng khoảng gấp rưỡi so với những ngày bình thường trước đó." - đại diện Ban Quản lý Tháp Bà Ponagar Nha Trang thông tin.

Đại diện bến tàu du lịch Nha Trang cho biết, lượng khách tham quan tour biển đảo trên vịnh Nha Trang tăng mạnh so với những ngày bình thường. Cụ thể, trong ngày 1/9, lượng khách qua bến đạt 4.800 lượt, trong ngày 2/9, lượng khách qua bến đạt 6.000 lượt, tăng gấp đôi so với những ngày của tuần trước đó.

Bến tàu đã tăng cường lực lượng, nhân viên đễ hỗ trợ cho các cano du lịch xuất bến, cập bến, đảm bảo an ninh trật tự.

Những “bóng hồng” mưu sinh trong dịp lễ

Chị Kiều Trinh, lễ tân tại một khách sạn 3 sao trên địa bàn TP. Nha Trang chia sẻ, sau thời gian dài ảnh hưởng bởi đại dịch Covid -19, hầu hết các cơ sở lưu trú, điểm du lịch phải ngừng hoạt động. Đến nay, dịch đã được kiểm soát cùng với hàng loạt hoạt động kích cầu du lịch được tỉnh Khánh Hòa thực hiện đã mở ra những cơ hội tốt cho hoạt động lưu trú tại địa phương. Tháng 6/2022, khách sạn nơi chị làm mới mở cửa đón khách trở lại.

Chị Kiều Trinh cho hay, trong những tháng cao điểm của dịch Covid-19, chị phải nghỉ làm, ở nhà trông 2 con nhỏ, mọi chi phí trong gia đình đều do chồng chị trang trải, khó khăn, tốn kém đủ đường. Khi nhận thông báo được tuyển dụng làm việc tại khách sạn với mức lương 6 triệu đồng/tháng, chị rất vui, vì đối với chị mức lương này cơ bản đảm bảo được cuộc sống của gia đình.

Chị Kiều Trinh cũng cho biết thêm, vì khách sạn mới hoạt động trở lại, nhân lực vẫn còn thiếu cộng với tính chất đặc thù công việc nên ngày lễ, tết, chị vẫn đi làm bình thường.

“Lễ Quốc khánh 2/9 năm nay, tôi được phân lịch làm xuyên suốt 4 ngày. Nhìn thấy mọi người đi du lịch cùng gia đình, tôi cũng chạnh lòng. Nhưng có việc làm, thu nhập là may mắn rồi. Làm việc dịp lễ giúp tôi có cơ hội rèn luyện thêm kỹ năng giao tiếp với khách, đồng thời, góp sức để hoạt động kinh doanh của khách sạn nhanh chóng phục hồi” – chị Kiều Trinh bày tỏ.

Lượng khách bất ngờ đổ về Nha Trang   Khánh Hòa trong ngày 2/9
Tạm gác nghỉ lễ, những "bóng hồng" ngành du lịch vẫn tận tụy với công việc. Ảnh: THANH THẢO

Còn đối với chị Thu Ly, Trưởng bộ phận cảnh quan kiêm Phó chủ tịch Công đoàn cơ sở The Anam Resort (Cam Lâm), đi làm vào ngày lễ đem lại khoản thu “kha khá” cho chị. Chính vì vậy, chị rất hào hứng khi được phục vụ du khách trong những ngày này. Theo chị, nghề du lịch tạo công ăn việc làm, thu nhập không chỉ người dân địa phương mà còn với cả người dân tỉnh khác đang sinh sống tại Khánh Hòa.

“Trong không khí vui tươi chào mừng ngày Quốc khánh, rộn ràng tiếng nói cười của du khách khiến tôi vui lắm. Mặc dù phải đi làm nhưng tôi rất hào hứng, phấn khởi, bởi đi làm ngày lễ, tôi có thu nhập cao hơn. Dịp này gần tới năm học mới nên tôi sẽ có thêm một khoản để mua sắm, nộp học phí cho các con”.

Theo thống kế của Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa, ước tính trong tháng 8, toàn tỉnh đón khoảng 385.000 lượt khách lưu trú. Trong đó, có khoảng 345.000 lượt khách nội địa, 40.000 lượt khách quốc tế; công suất phòng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú đạt hơn 41,2%. Doanh thu từ khách du lịch trong tháng 8 ước đạt khoảng 1.881 tỷ đồng.
Bình Định lý giải tỉ lệ giải ngân tiền hỗ trợ thuê trọ cho NLĐ thấp Bình Định lý giải tỉ lệ giải ngân tiền hỗ trợ thuê trọ cho NLĐ thấp
Con công nhân lao động vui mừng khi nhận được học bổng từ công đoàn Con công nhân lao động vui mừng khi nhận được học bổng từ công đoàn
233 video clip tham gia Cuộc thi “Nhịp điệu CNVCLĐ Khánh Hòa năm 2022 233 video clip tham gia Cuộc thi “Nhịp điệu CNVCLĐ Khánh Hòa năm 2022"

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm