Hành trình trở về của Giàng
Đời sống

Hành trình trở về của Giàng

Xuân Hậu
Tác giả: Xuân Hậu
Những cơn mưa như trút nước ở các tỉnh miền Trung nhiều ngày qua khiến hành trình trở về quê của người lao động thêm phần khó khăn. Trong dòng người ấy, chúng tôi có dịp được gặp lại cô gái H'Mông, Sùng Mí Giàng từng là nhân vật gây nhiều cảm xúc cho bạn đọc trong bài viết: “Con gái xin cơm từ thiện để chăm sóc bố bị tai nạn liệt nửa người” trên Cuộc sống an toàn.
Để 2,5 triệu lao động bảo lưu BHTN đang trở về quê tiếp cận được gói hỗ trợ LĐLĐ TP. Vinh: Chuỗi hành trình tiếp nối yêu thương Nối dài mãi những hành trình yêu thương
Hành trình trở về của Giàng
Giàng ngồi nghỉ tại trạm kiểm soát dịch Hòa Phước.

Bỏ lại giấc mơ để trở về

Sinh ra và lớn lên tại xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang - một miền hẻo lánh, Sùng Mí Giàng và gia đình dắt díu vào Nam để tìm việc với hy vọng đổi đời. Không may, ở TP Hồ Chí Minh một thời gian thì bố Giàng (ông Sùng Mí Thà) bị tai nạn giao thông (tháng 4/2020). Ông bị nứt hộp sọ, liệt nửa người, mất hoàn toàn khả năng lao động.

Những ngày chạy chữa cho bố tại TP HCM, Giàng và mẹ phải vét đến những đồng tiền cuối cùng. Nhờ sự lan tỏa của bài viết trên cuocsongantoan.vn, bố Giàng được nhiều nhà hảo tâm ủng hộ tiền để chữa trị. Sau đó, gia đình Giàng phải gác lại giấc mơ đổi đời để trở về với miền sơn cước. LĐLĐ tỉnh Bình Dương, LĐLĐ tỉnh Hà Giang đã nối vòng tay giúp gia đình Giàng trở về quê an toàn.

Tháng 2/2021, Giàng tiếp tục Nam tiến. Lần này em đi với gia đình nhỏ của mình. Giàng chọn Đồng Nai làm nơi tìm kế sinh nhai. Những tháng đầu vào đây, cuộc sống khá ổn định. Cả Giàng và chồng đều được nhận vào làm công nhân của một công ty sản xuất ghế sofa.

Dần dà, những thành viên trong gia đình chồng Giàng cũng vào Nam tìm việc. Thế nhưng, “hạnh phúc ngắn chẳng tày gang”, dịch bệnh bùng phát. Là nhóm người dân tộc ở nơi đất khách quê người, cuộc sống của gia đình Giàng muôn phần khó khăn. Lúc này, Giàng mang thai được 8 tháng. Không việc làm, tiền tích lũy không có, gia đình quyết định về quê để rau cháo nuôi nhau. Một lần nữa, gác lại giấc mơ đổi đời, 10 người trên 4 chiếc xe máy cũ vượt hơn 2.000km trở về quê.

Tại chốt kiểm soát dịch trên Quốc lộ 1A (thuộc xã Hoà Phước, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng), chúng tôi gặp Giàng trong niềm vui gặp lại bạn cũ. Gần 3 ngày đi đường, Giàng mệt nhoài, đôi môi nhợt nhạt vì nhiều ngày dầm mưa. Chiếc bụng to vượt mặt khiến em càng thêm khó nhọc.

“Em mệt lắm, vừa đau lưng, vừa lạnh. Những ngày qua mưa lớn nên đi về rất khó khăn”, Giàng tâm sự.

Chuyến về Hà Giang lần này, Giàng đã không còn ước mong trở lại. Xa ánh điện nhà máy, Giàng xác định sẽ gắn bó với ruộng nương.

“Đất cằn nên không có loài cây nào sinh trưởng, phát triển được ngoài cây ngô. Em cũng muốn làm công nhân, nhưng dịch bệnh khó khăn quá. Trước mắt, em còn phải sinh con”, Giàng tâm sự.

Tình người ấm áp

Nghĩ lại hành trình gần 1.000 km vừa trải qua, Giàng rất sợ. Em đã một lần bị ngã xe vì đường trơn trượt. Trải qua giây phút nguy hiểm đó, cô gái H'Mông vẫn đầy nỗi lo về quãng đường dài phía trước. Nhưng Giàng và gia đình không còn lựa chọn nào khác, phải trở về vì không thể bám trụ nơi đất khách quê người.

Hành trình trở về của Giàng
Những phút nghỉ ngơi hiếm hoi của Giàng trên xe.

Lắng nghe những nỗi lo của Giàng, chúng tôi quyết định sẽ hỗ trợ xe ô tô để quãng đường đến Huế của em đỡ vất vả hơn. Trong lúc đang loay hoay liên hệ tìm ô tô, các xe máy được dẫn đoàn đến trạm trung chuyển hầm Hải Vân, 8 người thân của Giàng cũng theo đoàn đi mà chỉ còn lại em và bố chồng. Không có điện thoại liên hệ với người thân, Giàng và chúng tôi cuống cuồng trong nỗi lo sẽ lạc nhau khi đoàn xe vẫn tiếp tục di chuyển.

Hành trình trở về của Giàng
Vụ ngã xe khiến tay Giàng vẫn còn sưng và đau nhức

Qua nhiều lời giới thiệu, chúng tôi liên hệ được anh Phạm Vũ – thành viên nhóm CLB Tình Nguyện Trẻ Đà Nẵng. Đang trên đường trở về trọ sau 5 ngày trực chiến ở đèo Lò Xo hỗ trợ người dân, khi nghe câu chuyện của Giàng, anh Vũ đã không ngần ngại đến hỗ trợ.

Hơn 30 phút đợi anh Vũ di chuyển đến trạm, chúng tôi lòng như lửa đốt khi không thể liên lạc với nhóm người thân của Giàng. Bố chồng em, ông Vừ Mí Dế cũng đầy nỗi hoang mang.

“Liệu có về được không cháu? Không còn liên lạc nào hết ư”, ông Dế lo sợ.

Không chỉ mất liên lạc với người nhà, làm thế nào để vừa chở Giàng đi ô tô, vừa dẫn đoàn cho xe máy ông Dế đến trạm trung chuyển cũng trở thành thử thách không hề nhỏ. Vì dịch bệnh, toàn bộ những người đi xe máy về quê đến các chốt kiểm soát dịch buộc phải tập trung và đợi xe của lực lượng công an dẫn đoàn.

Hành trình trở về của Giàng
Những người đi xe máy được dẫn qua hầm Hải Vân.
Hành trình trở về của Giàng
Bố Giàng và Giàng được trung chuyển qua hầm Hải Vân.

Tuy vậy, nếu đợi đến lúc cả đoàn người mới tập trung, ông Dế theo đoàn xe máy và ô tô đưa Giàng đi thì sẽ khó đuổi kịp với nhóm thất lạc đi trước. Trong lúc gấp rút, chúng tôi quyết định xin sự hỗ trợ của Trung tá Lê Thế Chiến (trạm CSGT cửa ô Hòa Phước, Phòng CSGT Công an Đà Nẵng, tổ trưởng chốt kiểm soát cửa ô Hòa Phước).

Sau khi nắm được câu chuyện, Trung tá Lê Thế Chiến đã tạo điều kiện cho phép ô tô của anh Vũ chở Giàng được dẫn xe của ông Dế đến trạm Trung chuyển hầm Hải Vân.

“Bọn anh hỗ trợ dân hết mình thôi. An toàn của mẹ bầu vẫn là trên hết, hy vọng mọi người về quê bình an vô sự”, anh Chiến nói.

Quyết định nhân văn của vị tổ trưởng chốt kiểm soát cửa ô Hòa Phước đã giúp chúng tôi an tâm phần nào. Sau khi thông tin về biển số xe, tuyến đường di chuyển và số người đi được cập nhật lên hệ thống, tại các chốt kiểm dịch khác trong suốt quãng đường đến trạm chúng tôi đã được tạo điều kiện để đi qua.

Trên xe, Giàng đã có những phút nghỉ ngơi ít ỏi trên ô tô. Thỉnh thoảng, em lại đưa tay xoa bụng để động viên con.

"Đây là lần đầu tiên em được chợp mắt trong mấy ngày qua. Em cảm thấy như đường về nhà gần hơn một chút rồi", Giàng tâm sự.

Đến trạm trung chuyển hầm Hải Vân, gia đình vẫn chưa gặp nhau vì đoàn xe trong đó có 8 người thân của Giàng đều đã di chuyển qua hầm đến Huế. Một lần nữa, các chiến sĩ công an tại trạm đã tích cực hỗ trợ để Giàng và bố được qua hầm. Thay vì chạy xe máy, ông Dế được lên xe ô tô cùng Giàng, chiếc xe máy được các chiến sĩ trung chuyển qua.

Chỉ đến khi Giàng tay bắt mặt mừng với chồng trên đất Huế, chúng tôi mới có được phút thở phào. Rưng rưng trong niềm vui xúc động, Giàng dành cho chúng tôi lời cảm ơn và cái hẹn gặp đến Hà Giang.

Trời về khuya khi những cơn mưa trút nước, chúng tôi chia tay gửi gắm Giàng với các chiến sĩ ở trạm kiểm soát Lăng Cô và nhận được cái gật đầu đồng ý của các anh. Hành trình trở về của Giàng và người thân vẫn còn dài, thế nhưng nó đã bớt gập ghềnh hơn khi có sự hỗ trợ của nhiều tấm lòng.

Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch Bé trai 15 ngày tuổi cùng bố mẹ vượt hàng ngàn km về quê trốn dịch

Không còn lựa chọn nào khác, ngay khi nới lỏng giãn cách, vợ chồng anh Võ Văn Hiếu (quê ở xã Nghĩa Thuận, thị xã ...

Đề xuất cơ chế gói vắc xin phòng Covid-19 riêng cho thuyền viên Đề xuất cơ chế gói vắc xin phòng Covid-19 riêng cho thuyền viên

Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đề xuất các cấp thẩm quyền có cơ chế tiêm vắc xin riêng cho thuyền viên, tạo điều ...

Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân Đôi điều suy nghĩ quanh đèo Hải Vân

Gần trọn tuần qua, cái tên ĐÈO HẢI VÂN được xuất hiện với tần suất cao đột biến trên báo chí, trên mạng xã hội ...

Tin mới hơn

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?

Tin tức khác

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.
Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Công nhân ngành điều tại Bình Phước: Người giữ hồn cho nông sản Việt

Giữa những con số xuất khẩu hàng tỷ USD mỗi năm của ngành điều Việt Nam, ít ai để ý rằng đằng sau thành công ấy là những đôi tay chai sạn, những giọt mồ hôi rơi giữa xưởng nóng và những câu chuyện đời thầm lặng của người lao động. Từ những người phụ nữ ngồi bó gối bên rổ điều sống để tách vỏ, đến những công nhân vận hành dây chuyền sản xuất hiện đại, họ chính là những mắt xích bền bỉ góp phần đưa hạt điều Việt Nam có mặt tại hơn 90 quốc gia trên thế giới.
Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Luật BHXH 2024: Khi pháp luật lắng nghe tiếng lòng người mẹ

Giữa nhịp sống tất bật nơi các khu công nghiệp, hàng triệu nữ công nhân vẫn âm thầm lao động, cống hiến và hy sinh, mang trên vai không chỉ gánh nặng mưu sinh mà còn cả giấc mơ làm mẹ.
Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Luật BHXH 2024: Một “cú chạm” – một thông điệp

Không còn phải rời xưởng sớm để nộp một tờ đơn. Không còn mất công cả buổi để đi xin xác nhận giấy tờ. Không còn cảnh ngồi hàng giờ trước cánh cửa cơ quan BHXH với ánh mắt lo lắng.
Xem thêm