Nối dài mãi những hành trình yêu thương

Câu chuyện quanh tôi - MC

"Những hoạt động thiện nguyện của Ranger and Friends sẽ nối dài, nối dài cho đến khi Hà Nội hết giãn cách, đến khi dịch bệnh được kiểm soát tốt, cuộc sống tươi xanh trở lại...", chị Nguyễn Hương Lan chia sẻ.
Nối dài mãi những hành trình yêu thương
Chị Nguyễn Hương Lan trong hành trình vận chuyển rau tới tay người lao động nghèo.

Những ngày Covid thật đặc biệt

Ngày nào cũng vậy, 4h30 phút, chị Nguyễn Hương Lan (Hà Đông, Hà Nội) thức dậy, bắt đầu đọc tin tức. Những ngày này, diễn biến dịch bệnh Covid ngày càng phức tạp, điều chị trăn trở nhất là những hoàn cảnh khó khăn, những tiếng kêu cứu từ xóm lao động nghèo. Chị tìm kiếm thông tin về những hoàn cảnh cần giúp đỡ, đồng thời kết nối thông tin với các nhà hảo tâm để chuẩn bị cho kế hoạch một ngày dài.

7h30 phút, bà mẹ 3 con đã có mặt tại công ty. Chị dành 30 phút đầu ngày để kết nối với anh em trong nhóm vận chuyển, đồng thời rà soát lịch vận chuyển trong ngày.

Chị Lan làm ở bộ phận Dịch vụ khách hàng, nơi phải tiếp nhận, giải đáp rất nhiều thắc mắc từ phía khách hàng và là một trong những bộ phận bận rộn của công ty. Ngay cả trong những ngày dịch bệnh thì nhu cầu của khách hàng không hề giảm bớt, chị Lan vẫn lên văn phòng hằng ngày để điều phối, phân công chi tiết với các nhân viên, cộng tác viên nhằm đảm bảo công việc được thông suốt.

Tranh thủ thời gian rảnh buổi trưa và sau giờ làm việc, chị liên hệ với Đoàn thanh niên, Hội Chữ thập đỏ để thu thập thông tin, nhận thông tin cần hỗ trợ, vận chuyển cứu trợ. Buổi tối, sau bữa ăn, chị lại tiếp tục công việc sắp xếp, điều động lịch vận chuyển cho ngày hôm sau.

Bận rộn là vậy nhưng chị luôn biết cách để cân bằng giữa gia đình và hoạt động thiện nguyện của mình. Các con chị Lan ngay từ khi chưa đi học đã cùng mẹ đi làm từ thiện khắp Tây Bắc. Được cùng mẹ trao quà cho các bạn có hoàn cảnh khó khăn nên các bé càng thấu hiểu công việc của mẹ. Đồ dùng, quần áo, sách học cũ... đều được các bé xếp gọn lại để dành cho mẹ gửi tặng các em. Năm nay dịch bệnh, ba anh em phải ngồi nhà lại trêu nhau rằng: "Không biết bao giờ mẹ Lan mới đi xây trường được đây".

Những chuyến xe 0 đồng

Nối dài mãi những hành trình yêu thương
Câu lạc bộ bán tải Ranger and Friends (RAF) là cầu nối tìm kiếm và trao quà tận tay những người lao động nghèo.

Từ đầu năm 2021, chị Lan và Câu lạc bộ bán tải Ranger and Friends (RAF) thuộc tổ chức xã hội Đồng bào Việt (nơi tập hợp hơn 40 thành viên đam mê thiện nguyện, tham gia các hoạt động phục vụ cộng đồng với mục đích đem lại nụ cười cho những em nhỏ vùng sâu, vùng xa), đã tổ chức nhiều chương trình hỗ trợ chống dịch như: Giải cứu nông sản Hải Dương tặng 4 trại trẻ mồ côi ở Bắc Giang, Lạng Sơn; ủng hộ trang thiết bị chống dịch cho các chốt biên phòng, trạm y tế vùng biên giới; ủng hộ nhu yếu phẩm cho các em nhỏ bị cách ly huyện Nậm Pồ, Điện Biên; viện trợ nhu yếu phẩm, khoáng chất cho 3 bệnh viện, trạm y tế Bắc Giang trong những ngày địa phương này là tâm dịch.

Tháng 8 năm 2021, khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Ban điều hành RAF tập hợp đội phản ứng nhanh, không kể ngày đêm tham gia tiếp sức tuyến đầu chống dịch. Trong vai trò điều phối chung, chị Lan đứng ra kết nối các nhà hảo tâm, các tổ chức từ thiện với những người lao động có hoàn cảnh khó khăn. Hiện câu lạc bộ có khoảng 20 xe ô tô và chị Lan sẽ có nhiệm vụ sắp xếp, điều phối mỗi ngày dựa trên lượng hàng cần cứu trợ.

Những ngày tháng 8, đều đặn mỗi sáng có 2 xe chở 300 - 400 mớ rau muống và hàng nông sản từ khu vực Thanh Trì đến tận tay người lao động tự do, bếp công nhân, khu dân cư bị phong tỏa... Đều đặn mỗi chiều có 4 xe chuyển hơn 100 suất cơm từ bếp thanh niên của Quận đoàn Hà Đông tỏa đi các điểm cách ly, chốt kiểm dịch, khu trọ... trên địa bàn quận.

Có những ngày cao điểm, đội Phản ứng nhanh của RAF huy động hơn chiếc 20 bán tải vận chuyển đến 10 tấn hàng nông sản của các tỉnh ủng hộ Hà Nội.

Tất cả người cho, người nhận đều do các thành viên của RAF tìm kiếm kết nối và trao tặng tận tay cùng với sự hỗ trợ Quận đoàn Hà Đông, Hội Chữ thập đỏ TP Hà Nội, Hội Chữ thập đỏ các phường.

Chia sẻ về RAF, Bí thư Quận đoàn Hà Đông Hoàng Thị Huyền Trang cho biết: "Các anh chị trong câu lạc bộ hết sức nhiệt tình, năng động. Dù bận rộn với không ít công việc riêng nhưng bất cứ khi nào Quận đoàn có các hoạt động cần hỗ trợ người lao động nghèo như vận chuyển nông sản, vận chuyển suất ăn, các anh chị trong nhóm cũng ngay lập tức sắp xếp thời gian để có mặt kịp thời".

Hành trình nối dài yêu thương

6h sáng ngày đầu tuần, chị Lan bật máy tính bắt đầu với dòng chia sẻ trên facebook: "Tuần qua, những chuyến xe 0 đồng RAF đã vận chuyển 20 tấn nông sản từ các địa phương trao tặng 17 phường ở quận Hà Đông và 6 quận ở Hà Nội; 1.400 suất cơm đều đặn hằng ngày chuyển đến 12 điểm cách ly, chốt kiểm dịch, công nhân... thuộc các phường ở Hà Đông; 8 suất quà gạo, lương thực được trao tận tay 4 mẹ con thợ xây bị kẹt ở Hà Nội không việc làm, nhóm 10 người đi chữa ung thư... Những lời tri ân, những tấm lòng trân quý sẽ là nguồn động lực để chúng ta chung tay tìm lại cuộc sống xanh tươi".

Làm công việc thiện nguyện, điều tuyệt vời nhất là chị Lan được gặp gỡ những con người có tấm lòng nhân ái. Chị cho biết: "Điều khiến tôi xúc động và trân quý là tấm lòng, là sự hào sảng của các mạnh thường quân. Đó là sư cô Thích Đàm Hoài ở chùa Phúc Long, Thanh Trì, Hà Nội. Ròng rã gần 2 tháng, mỗi ngày sư cô mua hơn 1.000 mớ rau của bà con để phát tâm tới người nghèo, người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh. Rồi có những người dành khu trọ hơn 10 phòng để cho những người cơ nhỡ bị mắc kẹt ở miễn phí, rồi tặng gạo, cung cấp đồ dùng sinh hoạt cơ bản đến khi Hà Nội hết giãn cách..."

Nối dài mãi những hành trình yêu thương
Sư cô Thích Đàm Hoài, chùa Phúc Long, với những mớ rau xanh mỗi ngày tặng cho người nghèo.

Có những cuộc gặp gỡ đã mang lại điều may mắn bất ngờ, như khi chị Lan tình cờ kết nối với 4 mẹ con dân tộc Tày ở Tuyên Quang. Họ đi làm thợ xây nhưng do dịch bệnh mà mất việc. "Cả 4 mẹ con đều không có chỗ ở, thấy họ lang thang, một người dân đã cho ở nhờ căn phòng trọ trong ngõ 3 Lĩnh Nam. Ngay cả tiếng Kinh họ cũng còn chưa nói sõi. Khi mang thực phẩm, gạo, rau tới, rất may là có một bạn trong đội thấy hoàn cảnh đáng thương đã quyết định nhận cả 4 mẹ con về làm việc tại xưởng đàn của công ty."

Cũng có những chuyến đi khiến chị Lan không khỏi suy nghĩ như câu chuyện về những dãy nhà trọ ở gần Bệnh viện K Tân Triều. Khi đến thăm, điều đầu tiên chị day dứt là hình ảnh những người bệnh đầu hầu như chẳng còn tóc. Họ đến từ những vùng quê xa như Yên Bái, Nghệ An... nhưng do dịch bệnh kẹt lại đây không thể về. Giờ họ ở lại khu nhà trọ miễn phí, sống nhờ các phần quà từ thiện. Những suất thực phẩm do chị Lan gửi tới chỉ có thể giúp họ bớt phải lo bữa ăn vài ngày, vì thế điều chị Lan trăn trở nhất là nếu dịch còn tiếp diễn phức tạp, cuộc sống của họ sẽ ra sao?

Nối dài mãi những hành trình yêu thương
Làm thiện nguyện, đặc biệt giúp đỡ các em nhỏ vùng cao là đam mê của chị Lan từ những ngày còn là sinh viên.

Tâm sự về hành trình thiện nguyện của đội, bà mẹ nhỏ nhắn luôn cảm thấy tiếc bởi còn nhiều việc chưa làm được. Chị luôn ước giá như được tiếp sức nhiều hơn nữa cho các y, bác sỹ, được cứu đói cho thật nhiều gia đình bị mắc kẹt giữa tâm dịch, những lao động tự do bị ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh.

Chị tâm sự: "So với các y, bác sĩ tuyến đầu chống dịch hoặc so với chính những người đang nguy nan, đóng góp của chúng tôi là rất nhỏ. Chính vì thế, RAF với những chuyến xe 0 đồng, những mớ rau 0 đồng, những kết nối lan tỏa tâm thiện sẽ tiếp tục nối dài mãi với mong ước dập tan dịch bệnh, để cuộc sống sớm trở lại tươi xanh".

Nối dài mãi những hành trình yêu thương

Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch Những “Túi An sinh Công đoàn” an lòng mùa dịch

Chủ tịch LĐLĐ TP Hà Nội Nguyễn Phi Thường trao 1.200 “Túi An sinh Công đoàn” cho người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch ...

Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19:  Ai cũng có thể là nạn nhân Chiêu trò lừa đảo nhận tiền trợ cấp dịch Covid-19: Ai cũng có thể là nạn nhân

Dịch Covid-19 khiến giao dịch điện tử gia tăng, cộng với tâm lý khó khăn mùa dịch, kẻ gian đã nghĩ ra những hình thức ...

Sống chung với dịch Sống chung với dịch

Tại cuộc họp với Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 với 1.060 xã, phường, thị trấn của 20 địa phương đang bị dịch hoành hành ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Emagazine -

Niềm vui của nữ điều dưỡng viên - cán bộ công đoàn cơ sở Bệnh viện Mắt Quảng Trị

Hình ảnh điều dưỡng viên Nguyễn Thị Hiền chải và tết tóc gọn gàng giúp một cụ bà đang chờ đến lượt vào phòng phẫu thuật thay thủy tinh thể ở hành lang Bệnh viện Mắt Quảng Trị đã đi thẳng vào trái tim của nhiều người.

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Câu chuyện quanh tôi -

“Hồi sinh” du lịch trên EWEC

Cung đường EWEC là tài nguyên vô giá để liên kết phát triển du lịch giữa Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam. Nhiều tour xuyên á trên cung đường này đang dần nối lại, thắp tín hiệu “hồi sinh” sau đại dịch…

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

Đời sống -

Ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội”: Nhớ lại và suy ngẫm

“01/4/2020 - ngày đầu tiên “cách ly toàn xã hội” ở TP. Hồ Chí Minh, tôi cứ ngỡ ra đường sẽ khó gặp ai nhưng xuống phố vẫn tấp nập người qua lại, quá đông so với “chỉ có việc cần thiết mới nên ra đường”... đọc lại những dòng nhật ký cách đây hơn hai năm mà như mới hôm qua, tôi thấy có không ít điều đáng suy ngẫm…

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Câu chuyện quanh tôi -

Người chị, người bạn của nữ công nhân

Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ, danh hiệu “Chiến sĩ thi đua cơ sở”, Bằng khen của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Lao động tỉnh Tây Ninh, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Tây Ninh... là minh chứng rõ nhất cho những đóng góp của đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên, Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế Tây Ninh vào hoạt động công đoàn. Với đồng chí Liên, niềm hạnh phúc của cán bộ công đoàn là được chăm lo cho đoàn viên, công nhân, lao động của mình.

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Câu chuyện quanh tôi -

Loại bỏ các mối nguy hiểm

Đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) là công tác vô cùng quan trọng trong việc bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người lao động, phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi vậy, việc tăng cường các biện pháp giảm thiểu nguy cơ, rủi ro mất ATVSLĐ là hết sức cần thiết.

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Câu chuyện quanh tôi -

Chuyên nghiệp, gương mẫu ở tuổi “cổ lai hy”

Đồng chí Phan Sỹ Quyền, Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Công đoàn Tổng công ty CP TTH Group (viết tắt Tổng công ty) từng là cán bộ công đoàn của LĐLĐ tỉnh Nghệ An. Sau khi về hưu, với tâm huyết, tinh thần trách nhiệm, đồng chí tiếp tục sử dụng kinh nghiệm của mình để đóng góp cho tổ chức Công đoàn nơi đây.

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh chia sẻ trong Talk Công đoàn về thỏa ước lao động tập thể nhóm ngành dịch vụ, du lịch khách sạn.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đọc thêm

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Câu chuyện quanh tôi -

Cựu cán bộ công đoàn gây dựng “Mái nhà chung” cho người lao động khó khăn

Được biểu dương là một điển hình tiên tiến trong phát triển kinh tế tập thể của tỉnh Lâm Đồng, người cựu cán bộ công đoàn Trần Thị Diện luôn trăn trở gây dựng “Mái nhà chung” cho công nhân lao động khó khăn.

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Câu chuyện quanh tôi -

Giảm thiểu nguy cơ tai nạn lao động

Cải thiện điều kiện làm việc cho người lao động tại doanh nghiệp một mặt nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mặt khác giúp ổn định đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động. Qua đó, ngăn ngừa các nguy cơ tai nạn lao động, giảm tỷ lệ mắc bệnh nghề nghiệp, tạo môi trường làm việc an toàn.

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Kinh tế - Xã hội -

Chân lý lịch sử là sự thật khách quan

Tỉnh Thừa Thiên - Huế vừa tổ chức một sự kiện thu hút quan tâm của dư luận, đó là kỷ niệm 200 năm ngày mất của vua Gia Long (1762-1820). Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Nguyễn Phước Tộc đã tổ chức “Lễ kỷ niệm 200 năm ngày băng hà của vua Gia Long và Húy kỵ Đức Thế Tổ Cao Hoàng Đế, Hiệp kỵ các Hoàng đế triều Nguyễn”. Lãnh đạo tỉnh Thừa Thiên - Huế đã tham dự.

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Câu chuyện quanh tôi -

Tấm lòng của kỹ thuật viên hình ảnh y học với những bệnh nhân lao

Làm việc bằng sự nhiệt tình và lòng yêu nghề của một cán bộ y tế, kỹ thuật viên hình ảnh y học Lê Thanh Vũ đã thầm lặng vượt lên sự kỳ thị để thấu cảm với những bệnh nhân lao, lựa chọn góp sức mình vào công cuộc chống lại bệnh lao.

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Câu chuyện quanh tôi -

Rời Sài Gòn vì ... COVID

Cuối năm Tân Sửu, ngẫm lại, vẫn còn đó nỗi ám ảnh cuộc “về quê” xuyên quốc gia của những người lao động lam lũ tháo chạy khỏi Sài Gòn do dịch Covid-19 hồi tháng 9, tháng 10 vừa qua. Cùng với đó là người thân, gia sản của họ chất đầy trên chiếc xe hai bánh vượt đường trường, bất chấp sự thất thường của thời tiết, những tai nạn giao thông rình rập nguy hiểm.

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Nét đẹp Người lao động -

Công nhân môi trường nhặt được nhẫn kim cương, tìm cách trả lại cho người mất

Trong lúc đang quét rác, dọn vệ sinh môi trường trên tuyến đường Lê Quý Đôn, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế, anh Trần Phương Lộc (công nhân Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình đô thị Huế) đã nhặt được chiếc nhẫn kim cương. Sau đó anh đã trả lại cho người mất.

Lạc quan với mùa Xuân

Câu chuyện quanh tôi -

Lạc quan với mùa Xuân

Năm Tân Sửu với dịch Covid-19 dữ dội đã qua. Năm Nhâm Dần chắc chắn vẫn còn dịch Covid đang đến. Câu chuyện an toàn, vệ sinh lao động nói đi nói lại lại quay về Covid.

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Câu chuyện quanh tôi -

“Công nhân giỏi Xứ Thanh năm 2021”

Anh Viên Hữu Thái sinh năm 1980, tại xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa; Tổ trưởng tổ xeo giấy, Phân xưởng sản xuất là công nhân vinh dự được Ban Chấp hành LĐLĐ tỉnh tôn vinh danh hiệu “Công nhân giỏi Xứ Thanh” năm 2021.

Cù lao thương nhớ

Câu chuyện quanh tôi -

Cù lao thương nhớ

Cù lao Bắc Phước (Triệu Phước, Triệu Phong, Quảng Trị) “bé bằng bàn tay”, cồn đất nằm ở giữa sông, với mấy “sải tay” là có thể ra biển Cửa Việt. Mảnh đất nhỏ bé này là nơi ấp ủ nhớ thương của những người con xa quê và nơi lưu luyến của lữ khách sau một lần ghé chân…

Tự tình với Tây Nguyên

Câu chuyện quanh tôi -

Tự tình với Tây Nguyên

Nhiều năm gắn bó với Tây Nguyên, với tôi bến nước và thuyền độc mộc ở đây là hai hình ảnh rất gợi khi nhắc đến “phổ văn hóa” đậm chất rừng của các dân tộc thiểu số tại chỗ. Vì thế, sự mất - còn của hai hình ảnh ấy có mối liên hệ mật thiết đến cuộc sống, sinh hoạt trong mỗi cộng đồng.