
![]() |
Lãnh đạo LĐLĐ Thành phố Hà Nội thăm công nhân bị TNLĐ - Ảnh: Ngọc Ánh |
Qua báo cáo từ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp và quá trình điều tra tTNLĐ năm 2021 cho thấy trên địa bàn thành phố xảy ra 275 vụ TNLĐ, làm 298 người bị nạn.
Cụ thể, số vụ TNLĐ theo hợp đồng lao động là 127 vụ, làm 131 người bị nạn, trong đó 27 người chết, 54 người bị thương nặng, 50 người thương nhẹ. Số vụ TNLĐ không theo hợp đồng lao động là 148 vụ, làm 167 người bị nạn, trong đó có 16 ngời chết, 36 người bị thương nặng.
Số liệu chỉ ra rằng, so với năm 2020, số vụ TNLĐ nghiêm trọng (có người chết) của năm 2021 giảm 16 vụ, số người chết và bị thương nặng cũng giảm. Các vụ TNLĐ chủ yếu do ngã cao, vật rơi từ trên cao trong ngành Xây dựng (45,6%), sản xuất cơ khí (21%), lắp ráp linh kiện (15%)...
Nạn nhân của các vụ TNLĐ hầu hết là lao động phổ thông, ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 01 tháng, không tham gia Bảo hiểm xã hội bắt buộc.
Cũng trong năm 2021, đoàn điều tra TNLĐ Thành phố Hà Nội đã điều tra và kết luận 23/27 vụ. Các kết luận được đánh giá chính xác, kịp thời, đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của người lao động. Đối với các vụ TNLĐ đã kết luận, nạn nhân đều được giải quyết đầy đủ chế độ, đảm bảo quyền lợi ít nhất bằng quy định pháp luật và chủ yếu cao hơn quy định.
Bên cạnh đó, tính tới thời điểm báo cáo (15/3/2022), trên địa bàn Thành phố Hà Nội có 86 người bị bệnh nghề nghiệp.
Ông Chử Xuân Dũng, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội đánh giá, trong năm 2021, các cấp chính quyền thành phố có nhiều cố gắng thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ, trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp. Công tác thông tin, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19, Luật ATVSLĐ cũng được thực hiện tốt nên ý thức trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp và người lao động được nâng cao.
Chính vì vậy, nhiều sự cố, nguy cơ mất an toàn lao động được phát hiện, ngăn chặn kịp thời, góp phần bảo vệ môi trường, tính mạng, sức khỏe của người lao động.
Mặc dù vậy, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội nhìn nhận công tác phổ biến giáo dục pháp luật về ATVSLĐ chưa thường xuyên, liên tục; nhận thức của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ kinh doanh cá thể, lao động tự do còn hạn chế.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm về công tác ATVSLĐ năm 2022 đã được chỉ rõ, đó là thực hiện tốt chức năng quản lý Nhà nước về công tác ATVSLĐ; tăng cường công tác thanh, kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm về ATVSLĐ. Đồng thời xử lý nghiêm các vụ TNLĐ nghiêm trọng, gây thiệt hại về người và tài sản của Nhà nước, doanh nghiệp và của công dân.
Suốt cả ngày 7/5 nhiều tờ báo và mạng xã hội thông tin về một công nhân làm việc ở TP.HCM tên là Chu Đức ... |
Bà Trần Thị Khuyên đi vào từ cửa hông nhẹ nhàng gần nhưng không ai hay biết. Tôi đứng dậy chào bà. Đó là một ... |
Tại các ngành, địa phương, các cấp Công đoàn đồng loạt tổ chức nhiều hoạt động hưởng ứng, triển khai thiết thực, hiệu quả, sáng ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Kết quả chương trình phúc lợi của LĐLĐ tỉnh Bình Dương

Công đoàn Than - Khoáng sản hỗ trợ nữ công nhân phát triển kinh tế

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025
Tin tức khác

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025
