Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ "thanh sắt" của Thắng

Đời sống - PHẠM XUÂN DŨNG

Bà Trần Thị Khuyên đi vào từ cửa hông nhẹ nhàng gần nhưng không ai hay biết. Tôi đứng dậy chào bà. Đó là một người phụ nữ nhỏ bé nhưng có vẻ ngoài tinh anh và rắn rỏi, tưởng như cuộc đời này đã khiến vẻ ngoài của bà như thanh sắt chịu nhiều lửa nên các lớp vỏ đã tan chảy hết, chỉ còn lõi sắt bên trong...

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ

Bà Trần Thị Khuyên, mẹ anh Chu Đức Thắng trò chuyện với tác giả. Ảnh: PXD

Chuyện đời kể lại

Vừa ngồi xuống chiếc ghế nhựa chưa nóng chỗ bà Khuyên đã mau miệng như thể không hề qua một ngày lao động vất vả: "Có bà con xóm làng đây biết, tôi làm đủ thứ nghề, cả mót lúa, về muộn như thế này cũng là thường. Chú xem lúa tôi mót đây này". Tôi nhìn lưng thúng lúa trước mặt mình, thầm nghĩ không biết người phụ nữ này lấy đâu ra sức lực để làm lụng và chèo chống cuộc đời mình.

Đang nghĩ chợt nghe bà nói tiếp: "Mấy việc này đã ăn thua gì, tôi còn đi đãi vàng, chỉ có mình là phụ nữ, băng qua đỉnh 1001 qua tận nước Lào nữa kia".

Tôi giật mình, buột miệng hỏi lại: "Là đi đãi vàng ạ, nhưng đi mấy người?". Bà Khuyên cười cởi mở: "Đi nhiều người nhưng chỉ mình tôi là nữ. Tôi tự làm, tự ăn. Tối đến, tôi nhen cho mình một bếp lửa, ngủ một mình. Đi nhiều ngày, cứ buổi tối, mấy tay đàn ông nói nửa đùa, nửa thật cà khịa: "Cho anh giải trí, năm phân, một chỉ hay bao nhiêu cũng được". Tôi đáp: "Tôi tay làm hàm nhai, thích ai thì lấy làm chồng, thèm gì vàng bạc kiểu ấy, léng phéng là coi chừng".

Mấy bà, mấy chị hàng xóm nghe chuyện đàn ông đãi vàng cười ngặt nghẽo.

Khi nghe chúng tôi hỏi chuyện anh Thắng, bà Khuyên chép miệng: "Thằng Thắng này nó đi làm công nhân trong Nam nhiều rồi nhưng nói thật thu nhập cũng bấp bênh, tính tình lại cũng không giống người ta nên tôi cũng không biết làm sao, giữ nó ở nhà thì nó không chịu, để nó đi thì nhiều khi không biết thế nào. Hôm nó đi bộ ra làm vườn ở Ninh Thuận, ông chủ vườn điện thoại tôi, tôi nói chờ vay tiền thì mới đón con được. Mà nếu đi xe thấy ai lững thững đi bộ giữa đường là tôi đập xe lại, đưa nó về. Vì đi bộ như vậy thì chỉ có nó mà thôi. Nhược bằng rủi ro mà mệnh hệ gì thì mẹ này cũng chỉ có thể đến thắp hương mà thôi, vì tiền đâu mà đưa được con về nhà..."

Bà dừng lại đột ngột, cảm xúc gần như thoáng chốc tê dại rồi cân bằng trở lại, trong khi người nghe vẫn còn ngơ ngác, chưa kịp định thần vì cách nói rất thực mà vẫn có gì đó khang khác, lạ thường.

Tôi hỏi theo thói quen nghề nghiệp: "Thưa, bà làm sao biết tin anh Thắng sẽ về?". Bà Khuyên nói ngay: "Ui, tôi nghe cán bộ xã điện thoại về báo tin Công an tỉnh Quảng Ngãi gọi ra kiểm tra xem địa phương có người làm công nhân ở miền Nam tên là Chu Đức Thắng hay không và họ tên mẹ như vậy, như kia hay không? Họ xác minh thấy đúng thì mới giúp cho nó về quê. Vì thế nó mới được đi xe khách, đến Quán Hàu thì xuống, tôi đạp xe ra đón, rồi hai mẹ con lại đi bộ về. Nó giờ nổi tiếng vì đi bộ thì phải, nghe nói ở nước ngoài cũng gọi điện về hỏi mà".

"Lại đi bộ?", tôi buột miệng hỏi theo quán tính, bà gật đầu: "Chúng tôi đi bộ quen rồi. Nhân đây gia đình cũng gửi lời cám ơn đến các anh cán bộ xã, Ủy ban Nhân dân xã Hàm Ninh và mấy chú công an Quảng Ngãi tốt bụng, không thì chẳng biết lúc nào nó mới được về đến nhà".

Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 2: Người mẹ

Bà Trần Thị Khuyên, mẹ anh Chu Đức Thắng. Ảnh: PXD

Họ lạ của bố

Tôi lại hỏi về một thắc mắc khi tìm về đây: "Dạ, nhưng vì sao khi hỏi anh Thắng họ Chu thì nhiều người dân nói ở đây không có họ Chu?". Bà Khuyên đáp: "Họ nói đúng, ba của Thắng không phải là dân gốc nơi đây, mà là người miền Nam, còn vì sao chúng tôi nên chồng vợ thì câu chuyện dài lắm..."

Ngừng giây lát, rồi không cần rào đón nhiều, bà Khuyên kể luôn: "Tôi tuổi Hợi, sinh năm 1959. Thời bao cấp ở quê quá khổ, nhiều lúc cha mẹ không lo nổi cho con cái. Tôi thấy vậy, nghĩ rằng phải đi kinh tế mới. Nói là làm, khoảng đầu năm 1982 tôi dắt hai thằng em vào Đồng Nai, rồi vào làm công nhân cao su ở đó. Được một thời gian thì lấy ông ấy - Chu Văn Dũng cũng là công nhân cao su, đẻ được hai mụn con. Chồng tôi sa vào rượu chè, cờ bạc, quá khổ tôi về quê. Ngày đi dắt hai đứa em, ngày về dắt hai đứa con, mặc chồng ở lại. Đúng là số khổ. Nhiều người lo lắng hỏi tôi một nách hai đứa con, về làng biết lấy gì mà sống, tôi bảo: "Rồi cũng được tất, họ sống được, mình sống được".

Chồng tôi bị ung thư phổi chết năm 2011, chôn cất tại quê vợ. Con tôi, đứa lớn thì làm thuê bên Lào, cũng không trông gì, còn đứa nhỏ là Thắng thì chú đã thấy. Trời còn cho sức khỏe, tôi vẫn làm lụng không ngơi tay, tôi còn khỏe ngày nào thì cố gắng hết sức ngày ấy".

Mấy bà, mấy chị chăm chú nghe chuyện, thỉnh thoảng lại tán thưởng. Bà Phan Thị Súy, một người láng giềng, nói: "Đời chị Khuyên rất khổ nhưng chị luôn cố gắng, không mấy khi kêu ca, lại chăm chỉ, thật thà nên ai cũng quý. Khổ vậy mà xây được cái nhà như thế này, anh thấy lạ không?".

Tôi gật đầu ngay, đúng là khi mới vào, tôi cũng không khỏi choáng trước ngôi nhà của một người cùng khổ và lấy làm lạ, không hiểu vì sao chủ nhân neo đơn, cơ cực như vậy lại làm nổi điều này...

Kỳ cuối: "Ngôi nhà mơ ước".
Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường Chuyện đời người đi bộ ngàn cây số về quê - Kỳ 1: Người khác thường

Suốt cả ngày 7/5 nhiều tờ báo và mạng xã hội thông tin về một công nhân làm việc ở TP.HCM tên là Chu Đức ...

Những phận người thất nghiệp, cạn tiền phải rời TP HCM về quê Những phận người thất nghiệp, cạn tiền phải rời TP HCM về quê

“Ba, bốn tháng nay vợ chồng tôi không làm được đồng nào, không có tiền lấy gì ăn? Nhà trọ thì không có tiền đóng, ...

Những cuộc hồi hương lặng lẽ - Kỳ 2: Giữa đường gặp quý nhân Những cuộc hồi hương lặng lẽ - Kỳ 2: Giữa đường gặp quý nhân

Thật khó hình dung nỗi vất vả và những bất trắc có thể xảy đến với những lao động nghèo bỏ phố về quê, nếu ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Video

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Đổi mới hiệu quả phải dựa trên nguyện vọng của người lao động

Đồng chí Lê Thị Kim Huệ, Chủ tịch LĐLĐ quận Đống Đa, TP Hà Nội chia sẻ về những kinh nghiệm đổi mới hoạt động công đoàn, chăm lo thiết thực cho đoàn viên và người lao động.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen Video

Tài chính thông minh - Tránh bẫy tín dụng đen

Đọc thêm

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Đời sống -

Người miền Trung ra Bắc khắc phục hậu quả bão lũ: "Hết việc mới về"

Nhiều đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ở miền Trung đã hỗ trợ nhân lực, miễn phí vận chuyển hàng hoá ra Hà Nội và các tỉnh, thành phía Bắc để khắc phục hậu quả bão số 3.

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Người lao động -

Sập cầu Phong Châu, người lao động ở Phú Thọ sẽ di chuyển như thế nào?

Sau sự cố sập cầu Phong Châu (Km18+300, Quốc lộ 32C), Công an tỉnh Phú Thọ đã nhanh chóng ra thông báo phương án phân luồng giao thông, đảm bảo đi lại, phục vụ đời sống, kinh doanh, sản xuất của người dân và người lao động khu vực.

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Người lao động -

Sau bão vẫn còn mưa lớn, người lao động cẩn trọng với lũ quét, sạt lở đất

Tuy bão số 3 đã tan, nhưng hoàn lưu cơn bão vẫn sẽ tiếp tục gây mưa lớn tại các tỉnh Bắc Bộ đến Thanh Hóa. Người lao động, đặc biệt công nhân tại các khu vực vùng núi cần cảnh giác với lũ quét và sạt lở đất.

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Đời sống -

Công nhân thoát nước giữa siêu bão Yagi: “Chút nhọc nhằn này có sá gì?”

Giữa cơn bão số 3, những công nhân thoát nước vẫn túc trực tại các điểm trạm, đảm bảo khơi thông nước, tránh ngập úng trên các tuyến đường Thủ đô.

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Đời sống -

Bão Yagi đổ bộ, người lao động đặc biệt lưu ý sẽ có “khoảng lặng” nguy hiểm

Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia vừa phát đi thông báo khẩn về cơn bão số 3 đang đổ bộ vào đất liền. Người lao động và người dân đặc biệt lưu ý, nếu thấy đột nhiên lặng gió không nên ra ngoài ngay lúc này.

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Người lao động -

Người lao động hối hả tích trữ thực phẩm trước "siêu bão" Yagi

Những ảnh hưởng đầu tiên của “siêu bão” Yagi (bão số 3) đã gây mưa lớn cục bộ tại nhiều tỉnh phía Bắc. Để phòng ngừa tình huống phải trú ẩn trong nhà nhiều ngày, người lao động tại Hà Nội và các vùng lân cận đã vội vã đến các siêu thị, chợ dân sinh để tích trữ lương thực, thực phẩm cần thiết.

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Đời sống -

Bão số 3 và 3 điều cần nhớ phòng tránh, xử trí để an toàn

Theo cơ quan khí tượng, cơn bão số 3 đang mạnh lên rất nhanh và vẫn còn tăng cấp trong hôm nay. Theo bản đồ dự báo đường đi của cơn bão, trong ngày 7/9, bão số 3 sẽ đổ bộ khu vực Nam Định - Thái Bình với cấp độ khoảng cấp 13, giật cấp 16.

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Đời sống -

Cách gia cố nhà cửa trước “siêu bão” Yagi

Theo dự báo, “siêu bão” Yagi có cường độ mạnh nên người dân cần có biện pháp bảo vệ nhà cửa để đảm bảo an toàn về người và tài sản. Dưới đây là những cách gia cố nhà cửa để đảm bảo an toàn trước bão.