Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần

Sổ tay pháp luật - HOÀI NAM

Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đang được triển khai lấy ý kiến góp ý rộng rãi, đặc biệt là vấn đề rút bảo hiểm xã hội một lần.
Quy định rút bảo hiểm xã hội một lần cần xem xét kỹ lưỡng Công nhân làm gì trong một năm chờ rút bảo hiểm xã hội một lần? Cách lấy lại mật khẩu ứng dụng VssID

Theo thống kê của Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam, trong năm 2021, số trường hợp được rút bảo hiểm xã hội một lần là trên 20 nghìn người. Con số giảm xuống vào năm 2022 với trên 14,7 nghìn người nhưng lại tăng trở lại trong năm 2023 khi chỉ 9 tháng đầu năm có tới gần 15 nghìn người rút bảo hiểm xã hội một lần (tăng 42% so với cùng kỳ năm 2022).

Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Hướng dẫn người dân thực hiện các chính sách bảo hiểm xã hội. Ảnh: ĐVCC.

Nhu cầu trước mắt, nguy cơ về sau

Theo đồng chí Lưu Văn Thương, Phó Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Quảng Nam, cuối năm lượng người lao động rút bảo hiểm xã hội chắc chắn sẽ tăng vọt, dẫn đến hậu quả về công tác an sinh xã hội.

Đồng chí Thương nhấn mạnh những trường hợp không được hưởng lương hưu, khi đã quá tuổi lao động sẽ là gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Cũng theo đồng chí Lưu Văn Thương, người lao động đã rút bảo hiểm xã hội một lần thì cơ hội đóng tiếp của họ cũng rất khó. “Nếu tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội sau này thì thời gian đóng không đủ để hưởng lương hưu khi đã hết tuổi lao động. Về việc làm thì sẽ dẫn đến tình trạng “nhảy việc”, nguồn lao động bị dịch chuyển, làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp”.

Hiện UBND tỉnh Quảng Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và đã có những kế hoạch để tuyên truyền, vận động, giải thích về chính sách bảo hiểm xã hội để động viên người lao động không nên rút bảo hiểm xã hội một lần.

Đồng chí Lưu Văn Thương cho biết các cấp công đoàn tỉnh phối hợp cùng ngành Bảo hiểm xã hội tuyên truyền đến người lao động trên cơ sở chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay. Từ công đoàn cơ sở đến tổ công đoàn, công đoàn thành viên, bộ phận cũng tham gia vào công tác này.

Góp ý của ngành Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam

Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết nguyên nhân của tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần gia tăng là do đa số người lao động có thu nhập không cao, khả năng tích lũy chưa nhiều; lại thêm những tác động sau đại dịch Covid-19 khiến nhiều doanh nghiệp ngừng hoạt động, thu hẹp quy mô sản xuất, dẫn đến người lao động mất việc làm, nhu cầu tài chính trước mắt rất lớn.

Cơ quan này nhận định hầu hết lao động trẻ có tâm lý chỉ quan tâm đến nhu cầu trước mắt hơn là nhu cầu hưởng lương hưu khi về già.

Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Cán bộ Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam hướng dẫn người dân tham gia bảo hiểm tự nguyện. Ảnh: ĐVCC.

Ngoài ra, dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có đưa ra dự kiến hạn chế rút bảo hiểm bằng cách chỉ chi trả 50%, để lại 50% sau này khi đến tuổi nghỉ hưu, người lao động sẽ nhận số tiền còn lại. Hoặc có ý kiến góp ý không cho rút bảo hiểm một lần dẫn đến tâm lý người lao động lo sợ không có tiền để trang trải nhu cầu trước mắt.

Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cho biết: “Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) đã bổ sung theo hướng gia tăng quyền lợi, tăng tính hấp dẫn, khuyến khích người lao động bảo lưu thời gian đóng để hưởng lương hưu thay vì nhận bảo hiểm xã hội một lần như: điều kiện hưởng lương hưu dễ hơn (giảm từ 20 năm xuống 15 năm); hưởng trợ cấp hằng tháng trong trường hợp có thời gian đóng bảo hiểm xã hội mà không đủ điều kiện hưởng lương hưu và chưa đủ tuổi hưởng trợ cấp hưu trí xã hội; được ngân sách nhà nước đóng bảo hiểm y tế trong thời gian hưởng trợ cấp hằng tháng”.

Về quy định hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo dự thảo luật, Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam đề xuất chọn phương án 1 tại điểm đ, Khoản 1, Điều 70. Cụ thể: Quy định nhóm lao động đã tham gia bảo hiểm xã hội sau 12 tháng nghỉ việc và chưa đủ 20 năm đóng, nếu có nhu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần. Còn đối với nhóm lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ khi luật (sửa đổi) có hiệu lực thì không được nhận bảo hiểm xã hội một lần theo điều kiện này.

Góp ý quy định trường hợp hưởng chế độ bảo hiểm xã hội một lần
Ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc BHXH tỉnh Quảng Nam. Ảnh: HOÀI NAM.

Theo ông Nguyễn Văn Hùng, ưu điểm của cách làm này là nhằm từng bước khắc phục được tình trạng hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo tinh thần của Nghị quyết 28-NQ/TW; tiến tới tiếp cận theo tiêu chuẩn, thông lệ quốc tế, giúp người lao động được thụ hưởng tối đa các quyền lợi dài hạn khi họ đến tuổi nghỉ hưu, góp phần ổn định cuộc sống khi về già.

Cũng theo ông Hùng, trong ngắn hạn, phương án này không giúp duy trì, gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội so với phương án 2 nhưng về lâu dài, phương án này tối ưu hơn.

Lãnh đạo Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam cho rằng phương án này không ảnh hưởng tới những người đang tham gia bảo hiểm xã hội nên sẽ dễ nhận được sự đồng thuận hơn từ người lao động.

Tuy nhiên, ông Hùng lưu ý nhược điểm của phương án trên là do chỉ áp dụng đối với người lao động bắt đầu tham gia bảo hiểm xã hội từ ngày Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) có hiệu lực, cho nên hơn 17,5 triệu người lao động đang tham gia hệ thống vẫn có quyền rút bảo hiểm một lần.

Ông Hùng cho hay, theo phương án này số người hưởng bảo hiểm xã hội một lần không giảm nhiều, hoàn toàn phụ thuộc vào nhận thức và sự lựa chọn của bản thân người lao động, đặc biệt trong những năm đầu sau khi Luật mới có hiệu lực; đồng thời tạo sự so sánh giữa những người tham gia trước và sau khi dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi có hiệu lực.

Video phỏng vấn ông Nguyễn Văn Hùng, Phó Giám đốc Bảo hiểm xã hội tỉnh Quảng Nam

Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần xuất phát từ những người “trong cuộc” Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) cần xuất phát từ những người “trong cuộc”

“Làn sóng” rút bảo hiểm xã hội (BHXH) 1 lần đang gia tăng; tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH đang còn ở ...

Quảng Nam: xây dựng, nhân rộng 281 mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc Quảng Nam: xây dựng, nhân rộng 281 mô hình toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc

Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh Quảng Nam phối hợp với Công an tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Hội nghị biểu dương điển hình ...

Giải pháp nào để thu hồi nợ đọng BHXH ở Quảng Nam? Giải pháp nào để thu hồi nợ đọng BHXH ở Quảng Nam?

Thông tin từ BHXH tỉnh Quảng Nam, đến cuối tháng 10/2023, tổng số nợ BHXH, BHTN, BHYT, tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Pháp luật lao động -

7 trường hợp phải tổ chức đối thoại theo Bộ luật Lao động năm 2019

Bộ luật Lao động năm 2019 quy định 7 trường hợp khi có vụ việc phải tổ chức đối thoại. Người sử dụng lao động, người lao động và cán bộ công đoàn cần biết những quy định này để thực hiện đúng pháp luật, đảm bảo quyền lợi của các bên trong quan hệ lao động.

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Sổ tay pháp luật -

Những điều cần biết về đối thoại tại nơi làm việc theo pháp luật lao động

Bộ luật Lao động năm 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021 và Nghị định 145/2020/NĐ-CP ngày 14/12/2020 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 01/02/2021 đã có những quy định cụ thể về đối thoại tại nơi làm việc. Quy định này nhằm đảm bảo quyền, nghĩa vụ của các bên và xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ.

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Pháp luật lao động -

Quy định xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động ra sao?

Việc xử lý vi phạm pháp luật về an toàn, vệ sinh lao động được quy định Theo Điều 90 Luật An toàn, vệ sinh lao động.

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Điều 6 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định nghĩa vụ về an toàn, vệ sinh lao động của người lao động làm việc theo hợp đồng.

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Sổ tay pháp luật -

Thủ tục giải quyết tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của Hội đồng trọng tài lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân

Thời hiệu yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động cá nhân được quy định theo Điều 190 Bộ luật Lao động năm 2019.

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Podcast

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc về các đối tượng mạo danh là cán bộ/nhân viên doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động để lừa đảo, thu tiền của người lao động. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) và ông Nguyễn Văn Vị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Quốc tế VTC1 về vấn đề này.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Sổ tay pháp luật -

Các bước hòa giải viên hòa giải tranh chấp lao động cá nhân

Thủ tục hòa giải tranh chấp lao động cá nhân của hòa giải viên lao động được quy định chi tiết tại Bộ Luật Lao động năm 2019.

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Sổ tay pháp luật -

Nghĩa vụ của NLĐ làm việc không theo hợp đồng lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động có nghĩa vụ gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Pháp luật lao động -

Người lao động làm việc không theo hợp đồng có quyền gì về an toàn, vệ sinh lao động?

Quyền về an toàn, vệ sinh lao động với người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động.

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Sổ tay pháp luật -

Hành vi nào bị nghiêm cấm tại Luật An toàn, vệ sinh lao động mới nhất?

Điều 12 Luật An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) quy định 7 hành vi bị cấm.

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Pháp luật lao động -

Nghĩa vụ của người lao động về an toàn, vệ sinh lao động

Người lao động cần báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp...

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Pháp luật lao động -

Công ty có trách nhiệm phải hỗ trợ tiền lương cho người lao động khi ngừng việc do bị dịch bệnh không?

Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống và trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng được quy định khác nhau.

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Pháp luật lao động -

Quy định của pháp luật về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động?

Theo Điều 93 Bộ luật Lao động quy định về xây dựng thang lương, bảng lương và định mức lao động.

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Pháp luật lao động -

Chi tiết kỳ hạn và hình thức trả lương cho người lao động

Quy định về kỳ hạn trả lương cho người lao động theo Điều 97 Bộ luật Lao động.

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Sổ tay pháp luật -

Tiền lương và mức lương tối thiểu được quy định thế nào?

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Pháp luật lao động -

Pháp luật quy định về thử việc, thời gian thử việc và mức lương thử việc hiện hành như thế nào?

Nội dung thử việc được quy định từ Điều 24 đến Điều 27 Bộ luật Lao động.