
![]() |
Lực lượng Quản lý thị trường TP. HCM kiểm tra cây xăng tại quận Bình Thạnh trưa 20/2, xác nhận nơi này không còn xăng - Ảnh minh : N.HIỂN (Báo Tuổi trẻ) |
Tăng hay thế nào thì việc khan hiếm cục bộ hoặc bán nhỏ giọt cùng những bức xúc, tranh cãi xoay quanh nhiên liệu hàng đầu "dòng máu" của nền kinh tế nước nhà, sinh hoạt của người dân cũng vẫn là điều đang được quan tâm hàng đầu. An toàn năng lượng cùng bài toán giá cả luôn phải đặt cùng nhau thực sự đang ở thế "tiến thoái lưỡng nan".
Dù cho hai nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất đảm bảo 70% nhu cầu xăng dầu của đất nước nhưng chúng ta cũng phải phụ thuộc phần lớn vào giá dầu thô thế giới và 30% lượng nhập khẩu còn lại. Trong khi đó, đà phục hồi kinh tế cùng nhu cầu xăng dầu tăng cao trên toàn thế giới khi đại dịch Covid tạm ổn đang khiến giá nhiên liệu này tăng nhanh.
Cùng lúc ấy thì bất ổn ở Ukraine và một số nơi càng khiến tâm lý lo ngại khan hiếm lên cao. Chưa kể mùa đông ở nhiều nước đang còn, nhu cầu năng lượng đang lớn và dự báo kinh tế càng phát triển trong năm nay, giá xăng dầu càng tăng.
Trong tình hình ấy thì Việt Nam không thể là ngoại lệ và việc giảm hay giữ giá gần như bất khả thi. Việc giá xăng tăng cao nhất trong 8 năm qua ở kỳ điều hành 11/2 đã chứng minh cho điều đó.
Chuyện sử dụng Quỹ bình ổn để hạ nhiệt giá xăng chỉ cấp thời chứ không thể kéo dài khi quỹ ngày càng cạn kiệt mà nguồn bổ sung trong tình hình này khó có thể. Riêng việc sử dụng công cụ thuế, phí để "trợ giá" cũng cực kì khó khăn bởi làm thế vừa phi thị trường vừa chẳng có ngân sách nào, vốn đã còm cõi, chịu nổi trong thời gian dài. Phân tích như vậy để thấy giá xăng dầu đang rơi vào tình trạng "tiến thoái lưỡng nan".
Muốn giảm thì chưa có cách khả thi mà cứ để tăng thế này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến giá cả, lạm phát, thu nhập và sinh hoạt của người dân, làm ăn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không gia đình nào lại chẳng ít nhiều dùng xăng hay giá thành vận tải có đến 30-40% chi phí xăng dầu hoặc giá thành sản phẩm ngày càng bị giá xăng dầu đè nặng cho thấy tất cả đều bị ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp, ít hoặc nhiều khi giá xăng tăng.
Khi mà giá tăng khó tránh khỏi thì dư luận đòi hỏi điều hành phải linh hoạt, điều phối phải minh bạch và bán buôn cần rõ ràng. Không thể chấp nhận gần đến kỳ điều hành mới xăng lại khan hiếm lạ kì và tăng xong bỗng nhiên mua dễ dàng!
Hôm qua, Quản lý thị trường TP. HCM đã kiểm tra nhiều cây xăng, thậm chí mở nắp bồn chứa xem còn hay hết thật và có nơi chẳng còn đủ để bơm lên bán cho khách. Trước đó, ba doanh nghiệp đầu mối lớn mà đứng đầu là Petrolimex bắt đầu bị kiểm tra xem nhập ra sao, phân phối thế nào. Kết quả ra sao, họ sai chỗ nào đúng ở đâu hay còn những lý do nào nữa để cả nước phải lao đao nguồn cung xăng dầu mấy tuần qua sẽ được làm rõ. Nhưng không khó để nhận thấy cơ quan điều hành, nhất là Bộ Công thương đã và đang lúng túng, xoay xở chậm chạp khi rơi vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan" này.
Chuyên gia kinh tế Ðinh Trọng Thịnh lý giải: "Đến đầu năm 2022, trong khi giá xăng dầu thế giới tăng thì cơ quan chức năng bỏ qua một kỳ điều hành giá (vào đúng mùng 1 Tết). Đến 11/2 mới điều chỉnh, gộp 2 kỳ nên mức tăng khá cao. Khi so sánh giá mua vào và bán ra, nhiều doanh nghiệp sẽ lỗ, họ có tâm lý không bán, nên nhiều nơi thiếu nguồn cung xăng dầu. Đúng đợt này lại có chuyện Nhà máy Nghi Sơn báo giảm công suất, thậm chí có tin ngừng sản xuất, nên doanh nghiệp đầu mối càng e ngại thiếu nguồn cung".
Đáng lẽ Bộ Công Thương phải chỉ đạo các đầu mối nhập khẩu ngay để bù đắp, kể cả với giá cao. Nhưng kể cả có nhập khẩu gấp thì giá vẫn sẽ cao. Chính điều này làm cho các doanh nghiệp đầu mối, các cửa hàng nghĩ chắc chắn giá xăng dầu sẽ còn tăng, một số găm hàng lại.
Dẫu sao thì chuyện cũng đã rồi và dù có bức xúc, giận dữ hay lo âu thì cơ quan điều hành, nhà quản lý và cả chúng ta cũng phải hướng về phía trước.
Giờ đây thì việc chuẩn bị cho tâm lý giá xăng sẽ còn biến động để chấp nhận sẵn sàng những phương án tối ưu cho mình cần được tính đến. Dù thế nào đi nữa thì cũng phải tìm cách để vượt qua, làm mọi thứ để thích ứng vì an toàn năng lượng cho quốc gia hay thuận tiện cho cá nhân, doanh nghiệp chứ không thể ngồi đó than thở, trách móc nhau mãi.
Tiến hay thoái hoặc lưỡng nan đến mấy thì cũng phải đi tới và ít ra năm 2022 này cũng có tín hiệu tốt là cần xăng dầu nhiều hơn 2 năm trước gần như đóng băng để giờ đây đi lại nhiều, sản xuất tăng tốc, làm ăn kinh doanh phát triển... với những lợi ích lớn hơn rất nhiều so với xăng dầu tăng giá.
![]() Trong thông báo mới nhất về việc giải quyết ý kiến của tập thể người lao động, lãnh đạo Công ty TNHH Giày Adora Việt ... |
![]() Ngày 20/2, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế đã tổ chức Phiên giao dịch việc làm đầu Xuân ... |
![]() Nhìn chân dung 4 đối tượng tuổi 16 mà tôi lặng người. Mặt chúng non choẹt và không có dáng gì có thể gây hại ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
