"Tất cả chúng ta đều đã thua trong cuộc ẩu đả này!"
Cà phê tối - 20/02/2022 17:22 MỸ ANH
Công an phong tỏa hiện trường nơi học sinh lớp 9 ở Bình Phước bị đâm chết. Ảnh: Thảo Nguyễn (Báo Người lao động) |
Một học sinh lớp 9 ở Bình Phước vừa bị đâm chết trước cổng trường. Trước đó vài ngày, một nam sinh lớp 6 khác bị bạn đâm tử vong bằng dao rọc giấy trong trường. Đáng nói, nghi phạm đều là bạn đồng trang lứa của các nạn nhân.
Chuyện học sinh dùng hung khí đánh nhau không phải hiếm. Đánh nhau tới độ xảy ra án mạng cũng không phải chỉ là hai câu chuyện mới đây. Việc học sinh dùng côn, tuýp sắt, thậm chí là dao để dọa nhau rồi bị kích động mà đâm bừa, chém ẩu tôi đã từng chứng kiến cả 20 năm trước. Mà cũng lạ là ở lứa cấp 2 có vẻ như các em manh động (và ít nhận thức về hậu quả) hơn cấp 3. Rồi cấp 3 thì ít hơn đại học.
Tức là, trong quá trình trưởng thành của các em, độ tuổi dậy thì (học sinh cấp 2, đầu cấp 3) là thời điểm tương đối nhạy cảm về tâm lý. Các em muốn làm người lớn nhưng nhận thức chưa đủ để hiểu thế nào là người lớn thực sự, cũng không ai dạy cho các em điều ấy.
Chúng ta có môn học Đạo đức được sinh ra để làm việc này. Môn học này về lý thuyết là để rèn giũa học sinh những nề nếp, trật tự đạo đức, trật tự xã hội. Nhưng thực tế, môn học này như để “kéo điểm”. Rất nhiều điểm 9, 10 môn Đạo đức, nhiều như số vụ bạo lực học đường diễn ra ở khắp mọi nơi giờ ra chơi hay giờ tan trường vậy.
Tức là, theo tôi, môn học Đạo đức đang không hoàn thành vai trò của mình về mặt thực tiễn. Những điều hay, lẽ phải chỉ gói trong những lời lẽ giáo điều, được học sinh “trả bài” bằng những giờ học thuộc lòng. Các em chỉ học lớp vỏ từ ngữ để nhận lại những điểm số cao chót vót. Nó không thẩm thấu bao nhiêu vào nhận thức hay hành vi của học sinh.
Hệ thống giáo dục có một phương thức thứ 2 để uốn nắn đạo đức học sinh đó là hạnh kiểm. Hạnh kiểm là hình thức kỷ luật trừng phạt, rèn giũa học sinh qua việc bắt lỗi trừ điểm. Hình thức này hiệu quả hơn môn Đạo đức vì chí ít, học sinh cũng phải "quậy tem tém" lại không thì giáo viên trừ bậc hạnh kiểm. Nhưng, hạnh kiểm cũng như kỷ luật trừng phạt chỉ có tác dụng với học sinh vốn đã có ý thức về “thành tích”. Đó là những em xếp loại học lực khá, giỏi và không muốn vì hạnh kiểm mà mất xếp loại thành tích cuối năm. Còn những em học sinh ngang tàng, hạnh kiểm gần như vô ích.
Và khi môn Đạo đức vô giá trị, xếp loại hạnh kiểm học sinh không coi vào đâu, thì chuỗi dài những nổi loạn sẽ được hình thành. Đa số học sinh sau quãng thời gian ấy, các em lắng lại, và phát triển bình thường. Nhưng số ít em đã sa hơn vào con đường "vô pháp vô thiên". Hoặc số ít nữa, như những em đang xuất hiện trên trang nhất các báo ngày hôm nay, bị bắt vì đánh bạn tử vong.
Có những đứa trẻ đã chết vì bị bạn đánh. Có những đứa nhỏ 16 tuổi trong cơn bồng bột dã man có thể giết người. Tội phạm không thể bênh song tiếc nuối thì có. Bố mẹ chúng có bảo ở nhà các cháu ngoan lắm hay không thì những sự trừng phạt từ luật pháp và dư luận vẫn đợi chờ chúng cả đoạn đời dài dặc phía trước.
Và để những cuộc ẩu đả không tái diễn nghiêm trọng, có lẽ, chúng ta cần nghiêm túc xem lại cách dạy môn Đạo đức, thể lệ xếp loại hạnh kiểm trong nhà trường. Và ngay mỗi phụ huynh, cũng để mắt và dành nhiều thời giờ hơn cho những đứa trẻ ở độ tuổi nổi loạn (độ tuổi mà nhiều người cho rằng cứ kệ chúng, rồi mọi chuyện ắt qua).
Đồng thời, hãy hỏi con hôm nay đi học có ngoan không, có vui không thay vì chỉ hỏi con được mấy điểm.
“Giáo viên không được gọi học sinh là con": Cần cởi mở Vừa qua, nhà nghiên cứu Lại Nguyên Ân đã nêu quan điểm trên trang cá nhân yêu cầu giáo viên không gọi học sinh là ... | ||
|
Tin cùng chuyên mục
Cà phê tối - 18/11/2024 15:03
Hết thời “nhập siêu” văn hóa?
Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.
Cà phê tối - 16/11/2024 13:38
Chống lãng phí ngày nhà giáo
20/11 tới gần, khắp các trường trên cả nước đều đang tất bật không khí chuẩn bị tri ân ngày nhà giáo - ngày lễ lớn của cả cô và trò trên cả nước. Đây cũng là một dịp để các nhà trường cũng như phụ huynh học sinh dạy cho các em bài học về chống lãng phí.
Cà phê tối - 11/11/2024 15:29
Thở ở Hà Nội
Đến hẹn lại lên, từ tháng 10 tới tháng 3 là cao điểm bụi mịn ở Hà Nội. Không khí vẩn đục ô nhiễm, các công trình xây cất khắp nơi và vỉa hè tiếp tục ra tăng sức ép bằng những khối đá xếp sẵn chờ ngày lát lại.
Cà phê tối - 09/11/2024 17:52
“Siết” quảng cáo của nghệ sĩ
Việc người nổi tiếng, nghệ sĩ, KOL quảng cáo thái quá về công dụng của nhiều loại thực phẩm chức năng làm “nóng” nghị trường. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng như Bộ VH-TT&DL cũng đều lên tiếng về vấn đề trên.
Cà phê tối - 04/11/2024 10:49
San đất nông nghiệp, làm sân pickleball
Hàng loạt lô đất thuộc dự án bỏ hoang, đất kho bãi, thậm chí đất nông nghiệp đã bị san lấp làm sân pickleball - một môn thể thao mới du nhập vào Việt Nam.
Cà phê tối - 02/11/2024 14:54
“Cuộc đại phẫu” di tích
Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đề xuất mục tiêu tu bổ 100% di tích Quốc gia Đặc biệt và 80% Di tích Quốc gia.
Kinh tế - Chính sách
Văn hóa - Xã hội
Mong ước đầu năm học
Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1
Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân
Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử
300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe
Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Vụ bắt cóc 20 giây
Tang thương Phố Núi
Bằng chứng F
Vụ sạt lở do… “nhân tai”
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định