
![]() |
Giá xăng tăng xấp xỉ 30.000 đồng/lít kể từ 11/3 khiến nhiều dịch vụ vận tải tăng giá theo - Ảnh: Tam Nguyên (Báo Phụ nữ TP. HCM) |
Đã có nhiều người dân thắc mắc quỹ bình ổn xăng dầu sẽ làm gì trong trường hợp này? Đúng là quỹ bình ổn xăng dầu do Nhà nước lập ra cần tiếp tục hoàn thiện thêm để hoàn thành tốt chức trách của mình nhưng một cảnh báo mới đây là quỹ này cũng đang cạn dần tài chính. Nghĩa là đã khó còn chồng thêm khó.
Ở nước ta, "phản ứng nhanh" với giá xăng tăng cao, vừa rồi Chính phủ đã thông qua Nghị quyết 31 để trình Quốc hội, với kiến nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng dầu, mỡ nhờn bắt đầu từ 1/4 đến 31/12/2022. Theo đó, Bộ Tài chính đề nghị giảm mức thuế bảo vệ môi trường đối với xăng là 2.000 đồng/lít; dầu diesel, dầu mazut, dầu nhờn là 1.000 đồng/lít; mỡ nhờn là 1.000 đồng/kg; dầu hỏa là 700 đồng/lít.
Giảm thuế đồng nghĩa với việc Nhà nước sẽ giảm thu ngân sách, trong lúc ngân sách cũng đang gặp rất nhiều khó khăn và sẽ thêm một hòn đá vào gánh nặng tài chính quốc gia khi phải giảm thu hơn 29.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, đây là động thái rất kịp thời của Chính phủ khi "chia lửa" với người dân và doanh nghiệp, sát cánh đồng hành với cộng đồng, làm nhiều người liên tưởng đến câu: "Có phúc cùng hưởng, có họa cùng chia".
Trước đó, cuối tháng 2/2022 trước việc giá xăng tăng mạnh, về mặt quản lý nhà nước, ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước - Bộ Công Thương cũng đã có ý kiến: "Nếu để giá tăng cao quá sẽ làm vô hiệu hóa một số công cụ, chính sách hỗ trợ đang áp dụng để phục hồi tổng thể kinh tế, đó là công cụ thuế, phí mà nhiều năm chúng tôi đã kiến nghị như việc giảm thuế môi trường với xăng sinh học, các khoản phí phù hợp. Các chính sách thuế phí với xăng dầu cần rõ nét hơn".
Khi giá xăng tăng kỷ lục, công cụ thuế phí cần được nhìn nhận lại cho phù hợp. Trao đổi với Báo Tuổi Trẻ ngày 13/3, Đại biểu Quốc hội, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Uỷ ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội khóa XV, cho biết ý kiến của mình: Giảm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt hay bảo vệ môi trường đều tác động đến phần tính chi phí trong giá xăng dầu và giảm thu ngân sách. Nhưng theo tôi, nên tính giảm vào một loại thuế chứ không cần trải ra mỗi loại giảm một ít. Bên cạnh thuế bảo vệ môi trường, cần tính đến thuế nhập khẩu. Nếu giá xăng dầu trong nước cao hơn giá nhiều nước trên thế giới, phải tính giảm thuế nhập khẩu, thậm chí xuống bằng 0 thay vì ưu tiên giảm thuế bảo vệ môi trường. Việc giảm thuế nhập khẩu để tăng nguồn cung từ bên ngoài, khi nguồn cung dồi dào giá sẽ ổn định".
Ông Cường còn bổ sung ý kiến rất đáng lưu tâm: "Tuy nhiên, nếu các biện pháp thực thi nhằm giữ bình ổn giá mà không để xảy ra các hậu quả thì cần ưu tiên. Khi bình ổn được giá xăng dầu, sẽ bình ổn được giá đầu vào của sản xuất kinh doanh, các hàng hóa khác, giúp giảm lạm phát, phục hồi kinh tế đạt mục tiêu. Kinh tế tăng trưởng sẽ mang lại nguồn đóng góp cho ngân sách. Còn nếu chỉ nghĩ giữ nguồn thu ngân sách để giá xăng dầu cao hơn các nước xung quanh sẽ tạo ra buôn lậu, thất thu ngân sách và quan trọng hơn làm tăng lạm phát, bất ổn kinh tế vĩ mô...".
Điều này có nghĩa rằng, Chính phủ khi cần cũng phải biết "hy sinh" nguồn lợi thuế má trước mắt, để phục hồi kinh tế, khi làm được việc này thì trước mắt sẽ gỡ khó cho người dân và doanh nghiệp, còn về sau, về lâu dài khi kinh tế ổn định và phát triển thì cả Nhà nước, người dân và doanh nghiệp đều cùng hưởng lợi.
Chiều ngày 16/3 trả lời chất vấn của các Đại biểu Quốc hội về giá xăng dầu liệu có thể kiềm chế được hay không, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cam kết sẽ dùng các công cụ quản lý Nhà nước để hạ giá xăng dầu trong nước thấp hơn thế giới ở mức độ có thể "chấp nhận được".
Theo Bộ trưởng, trước hết là: "Công cụ là quỹ bình ổn, rồi quỹ này không còn thì sử dụng thuế, phí. Nếu thuế, phí giảm hết cỡ mà giá vẫn cao thì phải sử dụng quỹ an sinh hỗ trợ người dân, hỗ trợ thuế doanh nghiệp sử dụng nhiều xăng dầu".
Tuy nhiên, do cơ chế hình thành quỹ bình ổn giá xăng dầu còn có những điểm bất hợp lý như cách trích - lập từ mỗi lít xăng dầu khi người tiêu dùng mua, không phù hợp với cơ chế thị trường nên cần phải nghiên cứu cải cách. Về vấn đề này, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết thêm: “... Sẽ nghiên cứu kinh nghiệm các nước để nâng quy mô quỹ này và xem xét tạo nguồn quỹ này thế nào, từ đâu, từ ngân sách hay trích lập trên mỗi lít xăng dầu để có quỹ bình ổn đúng nghĩa".
Cái khó đã rõ ràng, nhưng "cái khó đã ló cái khôn" chưa và đi vào cuộc sống như thế nào, điều này phụ thuộc vào quyết tâm và bản lĩnh của Nhà nước, doanh nghiệp và tinh thần vượt khó của đông đảo người dân, quyết tìm ra đối sách thích hợp.
Một chính sách "thắt lưng buộc bụng", một kế hoạch chi phí sản xuất rất hợp lý đối với doanh nghiệp và tinh thần chịu thương, chịu khó của mỗi gia đình để vượt qua những lúc gieo neo. Vì mỗi bát cơm hằng ngày bưng lên để ăn, mỗi cốc nước để uống và mọi thứ khác đều có bóng dáng của giá cả xăng dầu ám ảnh.
Kinh tế phục hồi sau dịch Covid-19 đã rất gian nan nay lại thêm giá cả xăng dầu tăng kỷ lục là những thử thách không nhỏ, đặt ra những vấn đề nóng hổi, những bài toán khó sát sườn cần lời giải hợp lý, đặc biệt là vai trò điều tiết kịp thời của Nhà nước.
Vì vậy, đây càng là lúc Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần bình tĩnh, sáng suốt và kiên cường đồng lòng vượt qua sóng gió.
![]() Chỉ còn 2 ngày nữa là đến ngày của kỳ điều hành giá xăng dầu mới. Trước sức ép của giá dầu thế giới tăng ... |
![]() Hôm nay 21/2, vào kỳ điều hành giá xăng dầu mới với bao nỗi lo của dân chúng, doanh nghiệp và cả cơ quan quản ... |
![]() Đó không chỉ là thắc mắc của tôi mà có lẽ hàng triệu người dân đất nước này đang cùng câu hỏi như thế? Họ ... |
Đọc nhiều
Kinh tế - Chính sách
Cổ phiếu VFS sau ngày đầu hứng khởi

Giữ quận Hoàn Kiếm và tinh thần của Hà Nội

Không thừa thế xông lên để “gậy ông đập lưng ông”

Ba con số thiếu chủ ngữ

Khi công nhân “bàn luận” với Chủ tịch Quốc hội
Văn hóa - Xã hội

Mong ước đầu năm học

Tính cách của Nguyễn Thanh Long và số phận của ông Nguyễn Trường Sơn 1

Nghĩ về một ngày lễ lớn của lực lượng Công an Nhân dân

Oppenheimer và cách kể một câu chuyện lịch sử

300 ngàn thí sinh và lựa chọn không vào đại học
Môi trường - Sức khỏe

Ai đã đặt tên cho dòng sông?

Vụ bắt cóc 20 giây

Tang thương Phố Núi

Bằng chứng F

Vụ sạt lở do… “nhân tai”
Tin mới

Thìa sữa trong viện

Kinh hoàng sữa giả

“Miếng cơm” từ cây gạo
Tin tức khác

Đã đến lúc phải nhìn lại AI

Đằng sau trào lưu “búp bê hóa” con người

Viên “kẹo rau” đắng ngắt!

Sự lặp lại thú vị của lịch sử

“Giang hồ mạng” đi quảng bá thương hiệu
