Động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Công đoàn

Động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội

HÀ VY
Tác giả: HÀ VY
Hội đồng Lý luận Trung ương, Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản và Tỉnh uỷ Quảng Ninh phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học cấp quốc gia “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 - Tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương” vào ngày 28/3, tại Quảng Ninh. Đồng chí Nguyễn Đình Khang, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có bài tham luận tại Hội thảo. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin trích đăng bài phát biểu của đồng chí.
Tăng thời gian làm thêm cho người lao động, đồng thuận mà chưa vui Những bài học chưa bao giờ cũ về thị trường
Động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam phát biểu tại hội thảo. Ảnh: NGUYỄN HÙNG

Có thể nói, nhân lực, trong đó có công nhân lao động là một nhân tố động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19.

Tuy nhiên, trong hơn 2 năm vừa qua, đại dịch Covid-19 đã có tác động rất lớn đến tính mạng, sức khỏe, việc làm, thu nhập, đời sống của công nhân lao động. Theo nghiên cứu của tổ chức Công đoàn, năm 2020 có hơn 30 triệu người lao động bị mất việc làm, nghỉ giãn việc hoặc nghỉ luân phiên, giảm giờ làm, giảm thu nhập do dịch Covid-19.

Chỉ tính đến quý III/2021, con số này cũng đã là hơn 28 triệu người. Trong khi đó, năm 2020 và 2021, lương tối thiểu của người lao động không tăng khi chỉ số giá tiêu dùng tăng dẫn đến thu nhập thực tế của người lao động giảm khoảng 10% so với năm 2019. Người lao động đã phải tiết kiệm triệt để các khoản chi tiêu, sử dụng đến khoản tiền tích lũy ít ỏi để đương đầu với những khó khăn, thiếu thốn của cuộc sống hằng ngày.

Cùng với những lo lắng về bữa cơm, manh áo hằng ngày, công nhân lao động còn lo lắng, bất an, sợ hãi trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh khi phải sống trong những khu nhà trọ chật chội, không đảm bảo điều kiện sống và điều kiện an ninh, an toàn, phòng, chống dịch; lo lắng về việc học hành, an toàn, chăm sóc con cái; lo lắng về nhiều khoản chi phí phát sinh như khám chữa bệnh, xét nghiệm, phòng dịch cho cá nhân, gia đình…

Bối cảnh khó khăn chồng chất khó khăn đó đã làm xuất hiện trường hợp người lao động buộc phải chọn các hành vi tiêu cực như: Tham gia vào tín dụng đen, cầm cố sổ Bảo hiểm xã hội (BHXH), rút BHXH một lần…. Nhiều người lao động sau khi về quê tránh dịch đã không trở lại thành phố, khu công nghiệp. Tất cả những lý do trên đã tác động tiêu cực đến nguồn nhân lực, gián tiếp ảnh hưởng đến việc phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

Trong bối cảnh đó, với vai trò, trách nhiệm của mình, tổ chức Công đoàn đã chủ động, tích cực vào cuộc tuyên truyền nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng, chống dịch trong đoàn viên, người lao động, chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp.

Tham gia xây dựng, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ các chính sách hỗ trợ người lao động và doanh nghiệp. Kịp thời ban hành hàng chục chính sách hỗ trợ đoàn viên, người lao động, lực lượng tuyến đầu chống dịch, chia sẻ với doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi đại dịch như: Hỗ trợ người lao động bị tử vong, F0, F1, bị cách ly, phong tỏa, giãn việc, mất việc do Covid-19; hỗ trợ tăng cường dinh dưỡng cho lực lượng y tế, người lao động tại các doanh nghiệp thực hiện “3 tại chỗ”, “một cung đường, 2 điểm đến”; tặng sổ tiết kiệm cho con đoàn viên, người lao động tử vong do Covid-19; lùi thời điểm đóng kinh phí Công đoàn với doanh nghiệp, miễn đóng đoàn phí Công đoàn với đoàn viên khó khăn; phát động chương trình “Vắc-xin cho công nhân”,…

Những nỗ lực chăm lo của tổ chức Công đoàn đã giúp đoàn viên, người lao động vượt qua khó khăn của đại dịch, góp phần đảm bảo nguồn nhân lực duy trì chuỗi cung ứng, phục hồi sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

Trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, để phục hồi và phát triển kinh tế theo chủ trương của Đảng, Nhà nước, bên cạnh các chính sách, gói hỗ trợ, các chính sách tài khóa, rất cần các giải pháp thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực, trực tiếp là chăm lo, hỗ trợ công nhân, lao động.

Động lực quan trọng cho phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội
Các đại biểu tham dự hội thảo. Ảnh: ND

Trước mắt, các cơ quan chức năng cần tập trung giải quyết thật thuận lợi những chính sách trực tiếp hỗ trợ người lao động đã được ban hành như chính sách hỗ trợ tiền thuê nhà, chi trả các chế độ, quyền lợi cho người lao động liên quan đến Covid-19… Trong điều kiện nền kinh tế bắt đầu hồi phục, Hội đồng Tiền lương Quốc gia cần sớm thống nhất, đề xuất Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng, đồng thời có giải pháp kiềm chế lạm phát, ổn định giá cả các mặt hàng thiết yếu tác động trực tiếp đến đời sống Nhân dân và công nhân lao động; xây dựng và thực hiện các chính sách đào tạo, bồi dưỡng, chuyển đổi nghề nhằm bổ sung nguồn nhân lực thiết hụt cho thị trường lao động.

Về lâu dài, Nhà nước cần xây dựng, thực thi pháp luật về lao động phù hợp, thể hiện sự tiến bộ, ưu việt của thể chế Nhà nước ta. Việc tăng thời giờ làm thêm theo Nghị quyết số 17/2022/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ là giải pháp tình huống, tạm thời. Chính phủ và các địa phương cần xây dựng, sửa đổi, bổ sung và có giải pháp triển khai quyết liệt, hiệu quả các chính sách bảo đảm ổn định việc làm, đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động như: Chính sách thu hút việc xây dựng nhà ở cho công nhân, nhất là nguồn cung nhà cho thuê; nhà gửi trẻ, trường học, mạng lưới y tế cơ sở, thiết chế văn hóa phục vụ công nhân, lao động tại các khu công nghiệp, khu chế xuất….

Chính phủ và chính quyền các cấp cần quan tâm chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định, tiến bộ tại doanh nghiệp theo tinh thần Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 3/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Việc quan tâm chăm lo ổn định việc làm, đời sống vật chất, tinh thần sẽ giúp công nhân, lao động yên tâm gắn bó với doanh nghiệp, gắn bó với địa phương nơi làm việc, lao động với tinh thần trách nhiệm, sáng tạo, năng suất cao, chất lượng tốt. Đó chính là động lực rất quan trọng để phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội.

Với quy mô quốc gia, Hội thảo “Nguồn lực và động lực cho phục hồi và phát triển kinh tế xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 - Tầm nhìn quốc gia và hành động địa phương” có sự tham gia của 200 đại biểu là các nhà lãnh đạo, quản lý, nhà khoa học, lãnh đạo các Tỉnh ủy, Thành ủy trong cả nước.

Đây là hội thảo thiết thực và mang nhiều ý nghĩa quan trọng khi các địa phương cùng với cả nước đang triển khai Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ, theo chủ trương của Hội nghị Trung ương 4 khóa XIII, Kết luận số 24-KL/TƯ của Bộ Chính trị, Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội và Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ để góp phần đưa nền kinh tế sớm vượt qua khó khăn, không lỡ nhịp với tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu, đồng thời tạo nền tảng và điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn 2022 - 2025 và các năm tiếp theo.

Phục hồi kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra với công tác an toàn, vệ sinh lao động Phục hồi kinh tế - xã hội và những vấn đề đặt ra với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 11/NQ-CP, ngày 30/1/2022 về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và ...

Tạo đột phá về cơ chế, đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội Tạo đột phá về cơ chế, đa dạng hóa các nguồn lực để phát triển nhà ở xã hội

Sáng ngày 19/3, tại tỉnh Bình Dương, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khánh thành và động thổ các dự án nhà ở xã ...

Chính phủ đề nghị tăng giờ làm thêm với người lao động trong bối cảnh phục hồi kinh tế Chính phủ đề nghị tăng giờ làm thêm với người lao động trong bối cảnh phục hồi kinh tế

Ngày 10/3, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về thời gian làm thêm giờ ...

Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Trong quý I năm 2025, tổ chức Công đoàn Việt Nam đã phát huy rõ nét vai trò là chỗ dựa tin cậy, đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên, người lao động.
Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Chăm sóc sức khỏe đoàn viên, người lao động tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2025 - 2030

Giai đoạn 2025 - 2030, LĐLĐ tỉnh Bắc Giang cùng Sở Y tế tỉnh ký kết chương trình phối hợp chăm sóc sức khoẻ cho đoàn viên, người lao động trên địa bàn.
Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Giữa vùng công nghiệp phát triển sôi động, nơi hàng trăm ngàn lao động nhập cư đang ngày ngày mưu sinh, tổ chức Công đoàn tỉnh Long An như một người bạn đồng hành thầm lặng nhưng bền bỉ, mang đến sự chở che, sẻ chia và cả những tia hy vọng ấm áp cho những phận người xa quê.

Tin tức khác

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Hiệu quả chương trình phúc lợi của Công đoàn TP. HCM

Nhờ vào những chính sách phúc lợi thiết thực, Công đoàn TP.HCM đã không ngừng củng cố mối quan hệ gắn bó giữa người lao động và doanh nghiệp, tạo ra những giá trị lâu dài cho cả hai bên.
Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Phúc lợi của 32.000 công nhân lao động tại Công ty CP TKG Taekwang Vina

Tại Công ty CP TKG Taekwang Vina (KCN Biên Hòa 2, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai), Trung tâm Phúc lợi Công đoàn đã ra đời như một mô hình sáng tạo và thiết thực nhằm mang đến cho 32.000 công nhân những mặt hàng thiết yếu với giá ưu đãi.
Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động Thủ đô Quý I/2025

Các cấp Công đoàn trên địa bàn TP Hà Nội đã thực hiện các hoạt động chăm lo cho đoàn viên, người lao động với tinh thần trách nhiệm, để người lao động yên tâm làm việc, tránh tranh chấp,...
Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân

Giữa một buổi trưa oi ả tại Công ty TNHH Chí Hùng, tỉnh Bình Dương, chị Nguyễn Thị Ngọc Hà, Chủ tịch CĐCS Công ty – vẫn miệt mài rà lại các điều khoản trong bản thỏa ước lao động tập thể (TƯLĐTT) vừa được doanh nghiệp ký kết đầu quý. “Có vài câu chữ tưởng nhỏ, nhưng ảnh hưởng rất lớn đến quyền lợi người lao động. Công đoàn không cẩn thận thì công nhân chịu thiệt”, chị Hà nói.
Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Giải pháp trọng tâm nâng cao phúc lợi đoàn viên

Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam yêu cầu các cấp công đoàn tập trung triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao hiệu quả công tác chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động.
6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

6 nhóm chỉ tiêu về chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động đến năm 2030

Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam Nguyễn Đình Khang đã ký ban hành Nghị quyết 07/NQ-BCH của Ban Chấp hành về “Tập trung nguồn lực chăm lo phúc lợi cho đoàn viên, người lao động trong tình hình mới”.
Xem thêm