Điều kiện hưởng là 6 tháng sau khi mắc COVID-19 còn bị tổn thương, di chứng
Chính sách mới - 16/04/2022 17:07 HÀ VY
Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên "Trai xinh - Gái đẹp các Khu công nghiệp" kết thúc trong sự tiếc nuối của công nhân |
PGS. TS Lương Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế (Bộ Y tế) thông tin về nội dung bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp được hưởng BHXH. Ảnh: THC |
PGS. TS Lương Thị Mai Anh - Cục trưởng Cục Quản lý Môi trường y tế cho biết, Bộ Y tế đã tiếp tục lấy ý kiến Tổng LĐLĐ Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về Dự thảo Thông tư bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) và Dự thảo Quyết định của Bộ Y tế về việc ban hành hướng dẫn chẩn đoán và giám định bệnh Covid-19 nghề nghiệp.
Dự thảo định nghĩa: Bệnh Covid-19 nghề nghiệp là bệnh phát sinh trong quá trình lao động do người lao động phải tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Yếu tố gây bệnh là có tiếp xúc với virus SARS-CoV-2 trong môi trường lao động.
Dự thảo cũng nêu rõ các nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc gồm: Người lao động làm việc tại các cơ sở y tế; người lao động làm việc phòng thí nghiệm SARS-CoV-2, lấy mẫu, xử lý, bảo quản và tiêu hủy mẫu; người lao động làm việc, phục vụ trong các bệnh viện điều trị người nhiễm Covid-19, khu cách ly tập trung, cách ly y tế vùng có dịch, hỗ trợ người nhiễm Covid-19 tại nhà. Người lao động tham gia vận chuyển đường hàng không, đường bộ phục vụ các đối tượng: Người nhiễm Covid-19, khu vực cách ly, điều trị, thi hài người mất do Covid-19. Người lao động tham gia khâm liệm, bảo quản, thiêu đốt, mai táng thi hài người mất do Covid-19.
Lãnh đạo Tổng LĐLĐ Việt Nam thăm, động viên cán bộ y tế Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương tháng 5/2021. Ảnh: THC |
Người lao động tham gia phòng chống dịch, phục vụ, cứu trợ người nhiễm SARS-CoV-2 gồm: Nhân viên hải quan ngoại giao, nhân viên làm công tác xuất nhập cảnh; chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng quân đội; chiến sĩ, sĩ quan thuộc lực lượng công an; người lao động làm các nghề hoặc công việc khác tham gia phòng chống dịch Covid-19.
Dự thảo cũng quy định cụ thể về chẩn đoán và giám định trường hợp bệnh Covid-19 nghề nghiệp.
Việc bổ sung bệnh Covid-19 nghề nghiệp vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH là rất cần thiết, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho người lao động. Ý kiến của các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng LĐLĐ Việt Nam và các cơ quan đơn vị, địa phương có ý nghĩa quan trọng giúp Bộ Y tế hoàn thiện để sớm ban hành Thông tư.
“Đối tượng là người lao động làm việc trong môi trường có nguy cơ, tiếp xúc với virus SARS-CoV-2, tham gia công tác phòng, chống dịch, phải có biên bản xác nhận của Trưởng đơn vị phân công thực hiện nhiệm vụ. Tổn thương do Covid-19 theo đề xuất là 6 tháng sau khi mắc bệnh còn di chứng mới được tính. Theo đánh giá của các nhà chuyên môn, các biểu hiện sau nhiều tuần ở người khỏi bệnh như sốt nhẹ, khó thở, ho kéo dài, mệt mỏi, đau cơ... là triệu chứng kéo dài do Covid-19 gây ra. Những biểu hiện này không được đánh giá là di chứng, tổn thương do Covid-19" - PGS. TS Lương Mai Anh nhấn mạnh.
Cán bộ của Trung tâm Y tế Chí Linh (Hải Dương) tranh thủ nghỉ ngơi, lấy lại sức sau khi làm việc. Ảnh: BYT |
Theo quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, nếu trường hợp bệnh lý phát sinh do COVID-19 được bổ sung vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH thì người lao động được người sử dụng lao động hỗ trợ chi phí chữa bệnh, các chi phí mà bảo hiểm y tế (BHYT) không chi trả, được trả phí giám định suy giảm khả năng lao động (kết luận suy giảm dưới 5%). Trường hợp người lao động chưa tham gia BHYT thì được thanh toán toàn bộ chi phí y tế.
Bên cạnh đó, người lao động được trả tiền lương khi nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động và giám định y khoa mức suy giảm khả năng lao động, khám bệnh nghề nghiệp hằng năm.
Theo thống kê của Công đoàn Y tế Việt Nam, tính đến hết tháng 3/2022, tại 75 công đoàn cơ sở trực thuộc có 12.549 cán bộ y tế mắc Covid-19. Trong đó, hơn 2.000 người vừa điều trị bệnh vừa phục vụ bệnh nhân.
Còn thống kê của 35 Công đoàn ngành Y tế các tỉnh, thành phố cho thấy, tổng số cán bộ y tế mắc Covid-19 là 44.882 người. Trong đó, 2.587 cán bộ y tế là F0 phải vừa điều trị bệnh vừa phục vụ bệnh nhân. Việc hỗ trợ đối với cán bộ y tế mắc Covid-19 còn rất hạn chế.
Đồng chí Nguyễn Mai Huy - Phó giám đốc Trung tâm Công tác xã hội Công đoàn TP Hồ Chí Minh (bên trái) trao hỗ trợ cho công nhân, lao động bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh trong các khu chế xuất, khu công nghiệp của TP Hồ Chí Minh. Ảnh: HỒNG GIANG |
Đề xuất đưa bệnh Covid-19 vào Danh mục bệnh nghề nghiệp được hưởng BHXH của Bộ Y tế đã nhận được sự đồng thuận của Tổng LĐLĐ Việt Nam. Dự kiến, Thông tư này khi được ban hành, các cán bộ Công đoàn mắc Covid-19 đáp ứng các yêu cầu, điều kiện nêu trên cũng sẽ được hưởng chế độ bảo hiểm bệnh nghề nghiệp.
Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên Trước đây, các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch) ... |
“Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh trong phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc” Công đoàn Y tế Việt Nam, Tạp chí Lao động và Công đoàn, Cục Quản lý Môi trường y tế vừa chính thức phát động ... |
Gương mẫu Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.
- Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
- Đóng bảo hiểm thất nghiệp trên 12 năm, người lao động có thể tự ngừng đóng để nhận trợ cấp?
- Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
- Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
- Vào nghiệp đoàn, người lao động phấn khởi có thu nhập ổn định