Sửa đổi quy định về sử dụng lao động, Việt Nam đã có những nữ thuyền viên đầu tiên
Chính sách mới - 15/04/2022 14:05 D.M
“Nâng cao kiến thức về an toàn vệ sinh trong phòng, chống Covid-19 tại nơi làm việc” Tạp chí Lao động và Công đoàn tham gia Hội báo toàn quốc 2022 |
|
Tại Việt Nam, nguồn thuyền viên nữ được đào tạo ngày càng nhiều. Tuy nhiên, Thông tư số 26/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành Danh mục các công việc không được sử dụng lao động nữ đã xếp các công việc trên tàu đi biển (trừ công việc phục vụ nhà hàng, buồng, bàn, lễ tân trên các tàu du lịch) thuộc nhóm công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con của lao động nữ. Do đó, thời gian qua chưa có nữ thuyền viên của Việt Nam làm việc trên tàu biển.
Ông Hoàng Hồng Giang, Phó Cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam cho biết, nhằm bắt kịp xu hướng chung của thế giới, cụ thể hóa quan điểm của Đảng và Nhà nước về bình đẳng giới, hướng tới vì sự tiến bộ của phụ nữ, Thông tư số 26/2013 đã được bãi bỏ, thay thế bằng Thông tư số 10/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội. Thông tư này được điều chỉnh theo hướng không hạn chế quyền làm việc của phụ nữ trong các ngành, nghề. Đây là hành lang pháp lý quan trọng để lao động nữ có cơ hội làm việc trên tàu biển.
Căn cứ vào quy định sửa đổi tại Thông tư số 10/2020 quy định chi tiết và hướng dẫn ban hành một số điều của Bộ luật Lao động 2019 về nội dung của hợp đồng lao động, hợp đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con, Cục Hàng hải Việt Nam đã công nhận và trao Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn cho các thuyền viên nữ.
Sinh viên học tập tại phòng mô phỏng. Ảnh: ĐHGTVTHCM |
Lê Nguyễn Bảo Thư - nữ thuyền viên tàu biển đầu tiên của Việt Nam đang làm việc trên tàu Stolt Factor với vai trò sĩ quan thực tập. Để được làm việc trên con tàu này, sau khi được cấp Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn, cô tham gia thi tuyển thuyền viên đi tàu nước ngoài do Tập đoàn Stolt Tankers (Thụy Điển) và UT - STC (cơ sở liên doanh giữa Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh với Tập đoàn Đào tạo vận tải biển, giao thông Hà Lan) tổ chức.
Trước đó, Lê Nguyễn Bảo Thư theo học chuyên ngành Điều khiển tàu biển tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh. Theo Bảo Thư, những con tàu ngày càng được trang bị hiện đại. Điều kiện lao động của thuyền viên được cải thiện rõ rệt. Do đó, cô quyết tâm tiếp tục học các chứng chỉ để có thể tiếp tục theo nghề.
Tại Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh, từ năm 2013 đến nay, chuyên ngành Điều khiển tàu biển đã đào tạo được 30 sinh viên nữ. Sau khi tốt nghiệp, hầu hết số sinh viên này làm việc trong lĩnh vực quản lý tàu biển, kinh doanh hàng hải trên bờ. Bảo Thư là trường hợp đầu tiên thực tập chức danh sĩ quan vận hành trên tàu viễn dương nước ngoài. Mới đây, Cục Hàng hải Việt Nam đã trao Giấy Chứng nhận khả năng chuyên môn cho 3 thuyền viên nữ đầu tiên của Việt Nam. Đó là Hứa Nguyễn Hoài Thương, Phan Thị Như Quỳnh và Nguyễn Thị Tường Vi. Cả 3 đều là sinh viên Trường Đại học Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh.
Theo thống kê, những năm gần đây, Trường Đại học Hàng hải chỉ có gần 200 sinh viên theo học ngành Điều khiển tàu biển, 150 em theo học ngành Máy tàu biển. Đáng nói là, không phải sinh viên theo học những ngành này, sau khi tốt nghiệp sẽ quyết tâm trở thành thuyền viên. Bởi lẽ, nghề đi biển nặng nhọc, nguy hiểm, không phải ai cũng theo lâu dài được.
Lê Nguyễn Bảo Thư - nữ thuyền viên tàu biển đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: NVCC |
Nhìn lại giai đoạn trước năm 2010, số lượng tuyển sinh của các ngành Điều khiển tàu biển và Khai thác máy tàu biển tại các cơ sở đào tạo nhân lực Hàng hải luôn đạt khoảng trên 450 sinh viên/ngành/năm. Giai đoạn 2016 - 2018, số lượng tuyển sinh ở những ngành này thấp kỷ lục, đạt vài chục sinh viên/ngành/năm. Mặc dù hai năm trở lại đây (2020 và 2021), tình hình có cải thiện nhưng còn thua xa so với giai đoạn trước.
Cục Hàng hải Việt Nam thống kê, nước ta đang có hơn 47.000 thuyền viên. Căn cứ xu hướng phát triển đội tàu trong nước và nhu cầu bổ sung lực lượng thuyền viên nghỉ hưu, bỏ nghề, đến hết năm 2021, Việt Nam cần đào tạo mới khoảng 15.000 thuyền viên. Trong đó, 7.000 người bổ sung theo yêu cầu phát triển đội tàu, 8.000 người thay thế lực lượng thuyền viên hiện có.
Thiếu nguồn nhân lực đầu vào đang khiến các chủ tàu Việt Nam gặp khó khăn khó khăn trong đảm bảo định biên an toàn tối thiểu trên tàu. Việc bổ sung nguồn nữ thuyền viên sẽ giúp phát triển nguồn nhân lực trong lĩnh vực đặc thù và xóa dần định kiến "nghề đi biển chỉ dành cho đàn ông".
Gương mẫu Sáng nay, 14/4, lúc hơn 10h, Báo Phụ nữ TP. HCM đăng một bức ảnh, chụp cảnh một Phó phòng Giáo dục & Đào tạo ... |
Khởi động Tháng Công nhân, Tháng hành động về ATVSLĐ ngành Y tế năm 2022 Công đoàn Y tế Việt Nam phối hợp với Cục Quản lý Môi trường y tế, Tạp chí Lao động và Công đoàn triển khai ... |
Chính sách tăng thời giờ làm thêm của người lao động dự kiến áp dụng đến hết tháng 12 Ông Hà Tất Thắng - Cục trưởng Cục An toàn lao động (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, chính sách ... |
Tin cùng chuyên mục
Chính sách mới - 20/11/2024 06:00
Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng
Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.
Chính sách mới - 19/11/2024 06:00
Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động
Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.
Chính sách mới - 18/11/2024 06:00
Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật
Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.
Chính sách mới - 17/11/2024 06:00
Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).
Chính sách mới - 16/11/2024 06:00
Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp
Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".
Chính sách mới - 05/11/2024 15:11
Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết
LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.