Điện lực Biên Hòa phòng, chống dịch, đảm bảo dòng điện vận hành liên tục
Hoạt động Công đoàn - 29/09/2021 15:09 Quỳnh Anh
Thuyền trưởng F0 và quyết định khó khăn Người vui sau cùng trên chuyến xe đưa thuyền viên trở về nhà Chuyến tàu cuối cùng của sĩ quan máy |
Người lao động chuẩn bị ra hiện trường. |
Điện lực Biên Hòa (thuộc Công ty TNHH MTV Điện lực Đồng Nai) có nhiệm vụ quản lý vận hành và cung cấp điện 19/30 số phường của thành phố Biên Hòa (tỉnh Đồng Nai) với 115.410 khách hàng tiêu thụ sản lượng điện hằng tháng lên đến gần 110 triệu kWh.
Anh Trần Văn Tuyến, Trưởng Phòng Kinh doanh - Chủ tịch Công đoàn Điện lực Biên Hòa cho biết: “Thời điểm này, Điện lực bắt đầu áp dụng phương án trực tập trung "3 tại chỗ" với ưu tiên hàng đầu là đảm bảo điện an toàn, liên tục khách hàng. Đặc biệt là các khu vực cách ly, bệnh viện dã chiến, bệnh viện điều trị Covid-19”, trụ sở làm việc của Điện lực tại phường Quang Vinh đều nằm trong "vùng đỏ" có nguy cơ rất cao”.
Dịch bệnh phức tạp, nguy cơ lây nhiễm cao, nhưng nhiệm vụ thì vẫn phải triển khai. Cán bộ, công nhân viên của Điện lực vẫn tiến hành sửa chữa điện, ghi chữ, thu tiền trong các khu bị phong tỏa….
Có rất nhiều trở ngại đối với người lao động về thời gian, thủ tục trên đường di chuyển đến những vị trí làm việc. Dịch bệnh kéo dài, nhiều hoạt động đành gác lại như công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa lớn lưới điện; thay thế, bảo trì; kiểm tra, áp giá,… Anh Tuyến băn khoăn: “Chỉ tạm dừng những công việc không cấp bách, nhưng khi hết giãn cách để giải quyết các tồn đọng này sẽ là những thách thức rất lớn”.
Đối với người lao động của Điện lực, hình thức làm việc từ xa không hề dễ dàng. Đơn cử với anh em ở bộ phận kinh doanh, do không trực tiếp đến ghi chữ, thu tiền nên phải sử dụng điện thoại để thuyết phục khách hàng hợp tác quay, chụp công tơ, cung cấp tư liệu. Đồng thời phải phân tích hình ảnh để lấy số liệu một cách chính xác nhất, phục vụ cho khai thác hóa đơn. Ngoài ra, anh chị em còn phải liên lạc, hướng dẫn khách hàng cài đặt ứng dụng Zalo chăm sóc khách hàng nhằm tạo điều kiện phục vụ một cách tốt nhất.
Người lao động làm việc tại hiện trường. |
Bộ phận trực vận hành và sửa chữa điện lại gặp những thách thức khác. Để đảm bảo an toàn phòng, chống dịch cho lực lượng này, đơn vị đã huy động anh em làm việc “3 tại chỗ” gắn với đặc thù ngành Điện: “Làm vùng dịch - Cơm tự nấu - Ngủ cơ quan”. Trong 3 tháng ở lại Điện lực, việc phải xa cha mẹ, vợ, con,… ảnh hưởng đến tâm tư người lao động. Một mặt, anh em canh cánh nỗi lo về gia đình. Mặt khác lại lo bị lây nhiễm Covid-19 khi vào vùng dịch để sửa điện.
Khó khăn, thách thức là vậy, nhưng gần 3 tháng qua, 239 cán bộ, công nhân viên Điện lực Biên Hòa luôn đoàn kết, đồng lòng “chống dịch như chống giặc”. Ai nấy đều quyết tâm bảo đảm thực hiện "mục tiêu kép": Phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe, tính mạng người lao động và bảo đảm cung cấp điện an toàn cho sản xuất, kinh doanh của địa phương.
Hằng ngày, mọi người đều chấp hành nghiêm nguyên tắc 5K, khai báo y tế, đo thân nhiệt. Anh em làm việc trên công trường hoặc giao tiếp khách hàng đều chủ động trang bị phương tiện phòng hộ. Mặc dù hoạt động trong khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao nhưng đến nay không có ai bị nhiễm bệnh hoặc là đối tượng F1, F2,…
Trong mọi hoạt động nói trên, Ban Chấp hành Công đoàn Điện lực Biên Hòa đã tích cực tham gia phòng, chống dịch, đảm bảo sức khỏe người lao động. Trong đó, Công đoàn phối hợp, vận động và tạo điều kiện để 100% người lao động được tiêm vắc xin mũi 1 và 93% được tiêm mũi 2. Đồng thời đảm bảo trang bị các phương tiện sinh hoạt, vật dụng thiết yếu, cung cấp thực phẩm và các hoạt động văn hoá, thể thao cho người lao động thực hiện "3 tại chỗ".
Công đoàn trao quà cho người lao động thực hiện "3 tại chỗ". |
.Công ty Điện lực Đồng Nai hỗ trợ Sở Y tế Đồng Nai phòng, chống dịch. |
Đám cưới trực tuyến lặng thầm của nhân viên y tế hỗ trợ chống dịch tại TP HCM “Trước khi vào TP HCM hỗ trợ chống dịch, tôi đã biết ngày cưới của mình. Tôi xác định, có thể, đến đám cưới tôi ... |
Thuyền trưởng F0 và quyết định khó khăn Quyết định khó khăn nhất trong 15 năm công tác của anh P.V.T (thuyền trưởng tàu Đông Phú - Công ty cổ phần Hàng hải ... |
Những người mất vì Covid-19 Ca sĩ Phi Nhung vừa qua đời sau một tháng chống chọi với Covid-19. Những dòng tiếc thương, những kỷ niệm xuất hiện trên khắp ... |
Tin cùng chuyên mục
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 16:09
Công đoàn MICCO: Dành những gì tốt nhất cho người lao động
Nhiều năm qua, Công đoàn Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Việt Bắc – MICCO (Đông Triều, Quảng Ninh) đã thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của mình trong việc chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho đoàn viên, người lao động; tiếp tục nâng cao chất lượng và tích cực đổi mới phương thức, cách thức tổ chức các hoạt động; tạo điều kiện tốt nhất để người lao động an tâm công tác và cống hiến.
Hoạt động Công đoàn - 23/11/2024 08:51
Anh Nguyễn Thành Nhân - 25 năm gắn bó với Trường THPT Ngô Gia Tự
Hơn 25 năm qua, anh Nhân là một phần không thể thiếu của tập thể Trường THPT Ngô Gia Tự (xã Thạnh Đức, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh).
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 18:44
Hành trình thầm lặng và trách nhiệm của người lái xe chở vật liệu nổ công nghiệp
Với hơn một thập kỷ gắn bó với Công ty Công nghiệp Hóa chất mỏ Bắc Trung Bộ - MICCO, anh Bùi Công Quyền đã trở thành một phần không thể thiếu của đội ngũ lái xe. Nhưng phía sau tay lái ấy là một người đàn ông với những trăn trở, khát vọng vượt xa khỏi công việc hằng ngày.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 17:04
LĐLĐ tỉnh Long An dự chi hơn 40 tỷ đồng chăm lo Tết Nguyên đán 2025
Dự kiến hơn 38.000 đoàn viên, người lao động khó khăn được LĐLĐ tỉnh Long An hỗ trợ, chăm lo Tết.
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 16:11
Công đoàn góp sức xây dựng nông thôn mới
Những năm qua, các cấp Công đoàn tỉnh Long An đã tích cực hưởng ứng phong trào xây dựng nông thôn mới bằng những việc làm thiết thực, góp phần làm cho diện mạo nông thôn ngày càng khởi sắc…
Hoạt động Công đoàn - 22/11/2024 08:44
Hành trình lấy lại niềm tin sống của cô giáo mắc bệnh trầm cảm sau sinh
Căn bệnh trầm cảm sau sinh đã biến tôi từ con người năng động, lạc quan trở thành người sống khép kín, đầy sợ hãi. Tình thương ấm áp, bao dung như người mẹ của cô Huỳnh Lan Phương, nguyên Chủ tịch Công đoàn Trường THCS Phan Văn Trị (phường 07, quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh) đã giúp tôi có một sự sống mới.