Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Đời sống - TRẦN LƯU

Việc hoàn thiện hạ tầng đã mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương"…
Giải pháp nào để con lao động di cư được sống cùng cha mẹ?

Sống khỏe giữa “mùa thiên tai”

Gia đình ông Lê Quốc Tuấn (huyện Châu Thành, tỉnh Kiên Giang) có 2ha đất làm nông nghiệp, nhưng năm nào cũng chật vật vì đất ruộng nhiễm mặn, nhất là vào vụ đông xuân. Thu nhập bấp bênh, đời sống vất vả đã buộc 2 người con của ông rời bỏ quê nhà lên TP. HCM làm công nhân.

Từ khi hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé đưa vào vận hành đã giúp kiểm soát nguồn nước, ông và các hộ dân nơi đây không còn nỗi lo nước mặn xâm nhập làm chết cây trồng. Hơn 1 năm trước, ông mạnh dạng chuyển sang mô hình “3 tầng”, trồng khóm-cau-dừa trên cùng đơn vị diện tích bên bờ sông Cái Bé. Trồng 3 loại cây kết hợp giúp ông thu lợi nhuận khoảng 150 triệu đồng/ha/năm.

Và quan trọng nhất, hai người con của ông đã trở về quê phụ giúp gia đình làm nông nghiệp, khỏi phải bôn ba nơi đất khách.

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”
Hệ thống thủy lợi Cái Lớn - Cái Bé. Ảnh: Tr.L.

Ông Tuấn là một trong số hàng ngàn nông hộ ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chịu tác động ngày càng tiêu cực của thiên tai, biến đổi khí hậu. Những năm qua, khi đất đai khô kiệt, không thể canh tác đã khiến nhiều gia đình lũ lượt rời bỏ thôn quê, lên các thành phố lớn làm công nhân.

Họ “ly nông” và cũng buộc phải “ly hương”!

Từ tháng 3/2022, khi dự án siêu cống thủy lợi Cái Lớn – Cái Bé chính thức được khánh thành, đưa vào vận hành đã giúp kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha đất tự nhiên ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu. Công trình còn góp phần phòng chống thiên tai, cháy rừng, tăng khả năng thoát lũ, tiêu úng, cải tạo đất phèn; kết hợp phát triển giao thông bộ...

Và quan trọng nhất đã giúp người dân yên tâm sản xuất nông nghiệp, sống khỏe và làm giàu trên chính ruộng vườn của mình thông qua những mô hình sinh kế bền vững, thích ứng biến đổi khí hậu.

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”
Các mô hình nông nghiệp thuận thiên thích ứng biến đổi khí hậu đang mang lại sinh kế hiệu quả
cho nông dân vùng ĐBSCL. Tr.L.

Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Hậu Giang, Đặng Ngọc Giao, cho biết, tỉnh có địa hình thấp, chịu ảnh hưởng của cả triều biển Đông và biển Tây, hệ sinh thái chủ yếu là nước ngọt. Từ khi dự án Cái Lớn - Cái Bé đi vào vận hành, tỉnh đã hạn chế được việc bị nhiễm mặn, chủ động nguồn nước tưới cho cây trồng, ổn định năng suất.

Hậu Giang cũng đã xây dựng 4 mô hình sinh kế. Các mô hình: Tôm- Lúa, Lúa - Rau Màu, mô hình: Mãng Cầu, mô hình Khóm - Thủy Sản đã cho thấy hiệu quả khi nông dân tham gia đã có sự gia tăng đáng kể về lợi nhuận thu nhập kinh tế (tăng 2 đến 2,5 lần so trước đây).

Bà Nguyễn Như Phil (xã Vĩnh Viễn A, huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) phấn khởi khoe: “Nhờ trúng mấy vụ lúa, khóm mà năm nay gia đình tôi cất được căn nhà mới khang trang. Bà con xứ này làm nông nghiệp ai cũng phất lên, không còn tính chuyện đi Bình Dương như trước nữa”.

Đưa quê hương trở thành “nơi đáng sống”

Khoảng 5 năm trở lại đây, vùng ĐBSCL đã được đầu tư nhiều công trình thủy lợi "khủng" để ứng phó với hạn mặn hay các mối đe dọa từ biến đổi khí hậu. Bên cạnh đó, nhiều mô hình nông nghiệp xanh, thuận thiên với phương pháp canh tác dựa theo quy luật của tự nhiên đang được chú trọng phát triển, giúp nông dân có thể yên tâm sản xuất ngay trong “mùa thiên tai”, tiếp tục tục gắn bó với quê hương ruộng vườn của mình.

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Các đại biểu bấm nút khởi động khu công nghiệp VSIP Cần Thơ trong tháng 9/2023. Ảnh: P.V.

Cùng thời điểm này, bằng nhiều nguồn lực khác nhau, cộng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Chính phủ…, nhiều dự án cao tốc đã được đầu tư mạnh mẽ cho vùng ĐBSCL. Song song đó, các chương trình xây dựng nông thôn mới ở khắp nơi cũng hoàn thành. Những con đường láng bon, nối từ thôn quê ra phố thị đã cải thiện, kết nối hạ tầng giao thông một cách đồng bộ.

Khi “điểm nghẽn” hạ tầng dần được tháo gỡ, các doanh nghiệp có xu hướng về tận các vùng quê, “trải thảm đỏ” mời gọi lao động. Đối với người lao động, họ cũng nhận thấy quê hương miền Tây đã bắt đầu trở thành nơi “đáng sống”, và trở lại gắn bó làm việc trên quê hương mình.

Vừa qua, VSIP Group chính thức khởi động dự án VSIP Cần Thơ tại xã Vĩnh Trinh, huyện Vĩnh Thạnh, TP. Cần Thơ. Đây là khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP) thứ 13 trong cả nước và là dự án đầu tiên tại Đồng bằng sông Cửu Long.

Dự án tọa lạc tại giao điểm chiến lược giữa các tuyến cao tốc trục dọc và trục ngang của ĐBSCL, giáp ranh ba tỉnh: Đồng Tháp, An Giang, Hậu Giang.

Khu công nghiệp VSIP Cần Thơ được quy hoạch với tổng diện tích 900ha. Giai đoạn 1 có diện tích 293,7 ha, trước mắt sẽ tạo việc làm cho 20.000 - 30.000 lao động, với số vốn đầu tư hơn 3.700 tỷ đồng, tương đương gần 160 triệu USD. Dự kiến khi hoàn chỉnh sẽ tạo việc làm cho 100 ngàn lao động, thu hút 3,5 tỷ USD.

VSIP Cần Thơ định hướng xây dựng theo mô hình khu công nghiệp thông minh và bền vững, đặt mục tiêu trở thành trung tâm chế biến và phân phối thực phẩm lớn ở khu vực phía Nam; thiết lập mạng lưới logistics “từ trung tâm đến cảng” và hạ tầng cơ sở vật chất phụ trợ nhằm phục vụ tốt nhất các nhu cầu về chuỗi cung ứng của nhà đầu tư, đáp ứng tiêu chí sạch, xanh, bền vững.

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”

Anh Nguyễn Tuấn Cường mong muốn được trở về quê hương làm việc. Ảnh: Tr.L.

Bí thư Thành ủy Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu nhận định, thành phố đang tích cực vận động, triển khai cùng lúc giai đoạn 1, 2 và khi trở thành một khu công nghiệp hiện hữu, VSIP sẽ giải quyết việc làm cho thanh niên, người lao động ở Cần Thơ cũng như các tỉnh miền Tây Nam Bộ, từ đó giúp họ “ly nông” mà không “ly hương”.

Anh Nguyễn Tuấn Cường (36 tuổi, quận Bình Thủy, TP Cần Thơ) đã hơn 10 năm xa quê lên Bình Dương làm công nhân với biết bao cay đắng ngọt bùi nơi đất khách.

“Giờ nghe tin ở huyện Vĩnh Thạnh sắp có Khu công nghiệp VSIP, tôi mừng lắm. Nếu được, tôi cùng gia đình sẽ về lại Cần Thơ làm việc. Những lao động ở vùng ĐBSCL chúng tôi sẽ không phải ly hương lên TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai… tìm việc nữa, nhờ vậy mức sống, chi phí trọ sẽ đỡ hơn rất nhiều”.

Để người dân vùng đồng bằng sông Cửu Long “ly nông bất ly hương”
Công nhân lao động đi xe máy về quê các tỉnh miền Tây trong đợt dịch Covid-19 năm 2021. Ảnh: Tr.L.

Ghi nhận tại Hậu Giang, toàn tỉnh hiện có trên 391.000 người trong độ tuổi lao động đang làm việc, chiếm gần 54% dân số. Trong đó, số lao động qua đào tạo gần 240.000 người, chiếm tỷ lệ trên 61% tổng số lao động.

Thống kê chưa đầy đủ, mỗi năm có khoảng 5.000 - 7.000 lao động Hậu Giang lên các tỉnh, thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương làm việc.

Đến nay, toàn tỉnh Hậu Giang có 326 dự án đầu tư, với tổng mức đầu tư 186.028,3 tỷ đồng. Ông Đồng Văn Thanh, Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang, cho biết: Đầu tư về vùng ĐBSCL đang là một xu thế. Hiện các vùng khác cơ bản lấp đầy doanh nghiệp nên vùng ĐBSCL được nhiều doanh nghiệp tìm về. Đặc biệt, cơ chế của ĐBSCL rất thoáng, có nhiều chính sách ưu đãi đầu tư. Hạ tầng có cảng Trần Đề, cảng hàng không Cần Thơ, cùng với hàng loạt các dự án cao tốc đã và đang triển khai xây dựng…

Trong tương lai, ĐBSCL sẽ là điểm đến hấp dẫn đối với các doanh nghiệp. Khi các nguồn lực đầu tư đổ về sẽ có thêm nhiều nhà máy, xí nghiệp mọc lên, giải quyết công ăn việc làm cho người dân.

Năm 2023, trong buổi làm việc cùng các tỉnh, thành ở ĐBSCL; Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu các đơn vị có liên quan tập trung hoàn thành thủ tục, khởi công đồng loạt các dự án, để đến 2026 miền Tây phải có 544 km đường cao tốc.

Thủ tướng nhấn mạnh: Việc phát triển hạ tầng giao thông ở miền Tây, trong đó có các tuyến cao tốc sẽ giúp vận chuyển hàng hóa, con người, giảm chi phí, nâng cao sức cạnh tranh cho nông sản, giúp nông dân thoát nghèo và làm giàu. Việc hoàn thiện hạ tầng cũng mở ra không gian phát triển mới, hình thành các khu đô thị, công nghiệp, dịch vụ; tạo công ăn việc làm để người dân được học tập, làm việc theo tinh thần "ly nông bất ly hương".

Báo cáo Kinh tế thường niên ĐBSCL năm 2022 của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Cần Thơ, cho thấy, trong 10 năm qua đã có hơn 1,3 triệu cư dân rời khỏi vùng này, trong đó, có tới gần 62% người di cư thuộc nhóm tuổi trẻ...
Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt Làn sóng di cư và những cuộc ly hương đầy nước mắt

Hàng chục năm qua, trong từ điển của người miền Tây có thêm từ "đi Bình Dương", để chỉ những người bỏ quê lên miền ...

Tạo việc làm cho lao động hồi hương Tạo việc làm cho lao động hồi hương

Khi những hạn chế về hạ tầng, thu hút đầu tư... dần được khắc phục đã giúp người lao động an tâm làm việc trên ...

Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn Lao động nữ di cư cần được quan tâm nhiều hơn

Mặc dù doanh nghiệp, chính quyền đã có những nỗ lực trong việc hỗ trợ lao động nữ di cư nhưng mới chỉ đáp ứng ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Hoa đá Thiên Tân

Đời sống -

Hoa đá Thiên Tân

Chị là Nguyễn Thị Tuyết Vinh, Tổ trưởng Tổ sản xuất Bột đá Dolomit, Phân xưởng 1, Xí nghiệp Chế biến đá xây dựng, thuộc Công ty CP Thiên Tân, đóng ở thôn Thượng Lâm, xã Cam Thành, huyện Cam Lộ, Quảng Trị. Gắn bó từ thuở xuân thì, đến nay chị Vinh đã có gần 30 năm làm khai thác đá, là một trong những “bông hoa đá” lung linh hương sắc giữa vườn hoa đời thường ở vùng cao Quảng Trị.

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Đời sống -

Người lao động được đá bóng, trình diễn thời trang

Từ đầu năm đến nay, Công đoàn và Công ty HBI Huế ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) đã tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, thể thao và những buổi chia sẻ cân bằng cuộc sống nhằm tạo môi trường làm việc năng động, gắn kết đoàn viên và người lao động trong công ty.

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Đời sống -

Nghề giáo cần được quan tâm hơn, đề xuất có mức lương xếp cao nhất

Dự thảo Luật Nhà giáo đề xuất lương giáo viên được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp và hưởng các phụ cấp khác, giáo viên mầm non được nghỉ hưu sớm.

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Đời sống -

Làng Nủ - “địa chỉ đỏ” tình quân dân

Hôm qua (25/9), các phương tiện thông tin đại chúng đồng loạt đưa tin về cuộc chia tay giữa lực lượng làm nhiệm vụ tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả bão số 3 với cấp ủy, chính quyền, nhân dân làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai) đã cho thấy giá trị cao đẹp của tình quân dân cá nước và phẩm chất Bộ đội Cụ Hồ thời bình.

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Người lao động -

Vàng nhẫn vượt mốc 81 triệu/lượng, công nhân liệu có mua được?

Thời gian gần đây, giá vàng nhẫn liên tục lập đỉnh, lần đầu vượt mốc 81 triệu đồng/lượng. Với mức tăng này, liệu mức thu nhập của công nhân, người lao động có đủ khả năng để mua?

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Người lao động -

Quảng Nam: Khẩn cấp di dời, ổn định đời sống người dân hai huyện sạt lở núi

Ít nhất 2 ngôi làng với 211 nhân khẩu ở hai huyện Nam Trà My, Nam Giang, tỉnh Quảng Nam phải di dời khẩn cấp khỏi vùng sạt lở. Bí thư Tỉnh ủy và Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam trực tiếp đến hiện trường chỉ đạo xử lý tình trạng sạt lở, sớm ổn định đời sống người dân.

Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ Talk Công đoàn

Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ

Đồng chí Hoàng Thị Thu, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Italisa Việt Nam, KCN Song Khê – Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang chia sẻ những kinh nghiệm trong hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp FDI.

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025 Tôi công nhân

Đề xuất người lao động được nghỉ 9 ngày dịp Tết Nguyên đán 2025

Theo đề xuất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2025 có thể kéo dài 9 ngày, từ 26 tháng Chạp năm Giáp Thìn đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Ất Tỵ (tức 25/1-2/2/2025).

Đón xem Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: Chuyên môn giỏi, ắt hoạt động công đoàn sẽ suôn sẻ

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 28/9/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Hoàng Thị Thu, Chủ tịch CĐCS Công ty TNHH Italisa Việt Nam, KCN Song Khê – Nội Hoàng, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam Infographic

5 nội dung phối hợp giữa Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam

Tổng LĐLĐ Việt Nam và Hội Khuyến học Việt Nam thống nhất phối hợp thực hiện 5 nội dung chính giai đoạn 2024 - 2030 với các nội dung sau:
Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận Bản tin công nhân

Bản tin công nhân: Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận

Bản tin công nhân ngày 29/5 gồm những tin chính: Trình Chính phủ tăng lương tối thiểu vùng 200.000 đồng – 280.000 đồng / tháng từ 1/7/2024; Điều chỉnh mức đóng BHXH sau cải cách tiền lương; Đề xuất miễn đóng bảo hiểm thất nghiệp sau 12 năm tham gia, chưa từng nhận; 14 phường ở TP Thủ Dầu Một có bếp ăn "0 đồng" cho lao động nghèo...

Cà phê tối: Mỗi người mười cuốn sách Video

Cà phê tối: Mỗi người mười cuốn sách

TP.HCM vừa đặt mục tiêu hướng tới việc mỗi người dân thành phố sẽ đọc 10 cuốn sách/ năm. Con số trung bình cả nước năm 2023 là 6,2 bản mỗi người (số liệu của Bộ Thông tin và Truyền thông).

Đọc thêm

Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim

Đời sống -

Làng Nủ sau thảm họa: Hành trình sưởi ấm những trái tim

Đồng bào ở trong và ngoài nước đang hướng về Làng Nủ, sẻ chia mất mát với những người còn sống...

"Lá chắn thép" của người Làng Nủ

Người lao động -

"Lá chắn thép" của người Làng Nủ

Nhiều năm sau này, khi nhắc về Làng Nủ, người ta sẽ nhắc về một bản làng xinh đẹp, nhưng không may phải hứng chịu trận đại hồng thủy, cuốn trôi tất cả. Ở đó có một Làng Nủ tang thương nhưng vẫn kiên cường, trong gian khó vẫn sáng lên tình người và hy vọng về một tương lai hồi sinh.

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Người lao động -

Thưởng tiền, tăng lương cho công nhân ưu tú

Công ty TNHH MSV ở Khu công nghiệp Phú Bài (thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế) có nhiều hoạt động khích lệ người lao động hăng say lao động sản xuất.

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Đời sống -

Công đoàn Thừa Thiên Huế đồng hành cùng người lao động ứng phó với mưa bão

Ngày 18/9, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra mưa lớn trên diện rộng, có những điểm mưa như trút nước. Các cấp Công đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế có những chỉ đạo, biện pháp ứng phó để đảm bảo an toàn cho công nhân, lao động và hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Đời sống -

Đà Nẵng mưa lớn, người lao động gặp khó khăn khi đi làm

Trước tình hình mưa to do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, nhiều đoàn viên, người lao động gặp khó khăn khi di chuyển, làm việc.

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Người lao động -

Đề xuất nghỉ Tết Âm lịch 2025 kéo dài 9 ngày liên tục

Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) đang đề xuất phương án nghỉ Tết Âm lịch năm 2025 kéo dài 9 ngày liên tục cho cán bộ, công chức, viên chức.

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Đời sống -

Ngành Y tế sát cánh cùng đồng bào vùng lũ: Không thu viện phí, chăm sóc sức khỏe tận tình

Trước thảm họa cơn bão số 3 gây ra, ngành Y tế không chỉ ứng phó kịp thời mà còn có những quyết sách mang tính nhân văn. Một trong những hành động nổi bật là quyết định không thu viện phí đối với các nạn nhân vùng lũ, giúp họ giảm bớt gánh nặng chi phí y tế trong hoàn cảnh khó khăn.

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Người lao động -

Gojeck rời thị trường Việt Nam: Tài xế ngỡ ngàng, không tin sắp mất việc

Ngay sau khi nhận thông tin Gojeck sẽ rút khỏi thị trường từ ngày 16/9, nhiều tài xế đã ngỡ ngàng, bởi với nhiều người, đây là công việc đem lại thu nhập chính, lo toan cho cả gia đình.

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Người lao động -

Phát động Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024

Cuộc thi “Chung tay vì an toàn giao thông” năm 2024 nhằm tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao kiến thức và ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông cho mọi người dân, nhất là thế hệ trẻ, công nhân, người lao động.

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Đời sống -

Anh Trần Ngọc Vĩ - người có nhiều sáng kiến tâm huyết mang bản chất Bộ đội Cụ Hồ

Từ một công nhân lái xe mang bản chất của người lính Bộ đội Cụ Hồ, sau nhiều năm công tác, anh Trần Ngọc Vĩ đã trở thành Giám đốc Xí nghiệp Cơ khí - Xây lắp thuộc Công ty Cổ phần Môi trường và Công trình Đô thị Huế có nhiều sáng kiến, sáng tạo từ thực tiễn công việc và được áp dụng vào hoạt động của công ty.