
Công nhân mong mỏi sớm được nhận tiền công để trả bớt nợ nần Tăng giờ làm thêm, công nhân lao động vừa mừng vừa lo |
![]() |
Công nhân làm việc tại Xưởng May An Phú (Bình Dương). Ảnh: NN |
Mục tiêu chung của Chương trình là: Tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao chất lượng phong trào thi đua, học tập thường xuyên, liên tục, học tập suốt đời trong các tầng lớp nhân dân thông qua việc triển khai hiệu quả, nhân rộng các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” đáp ứng yêu cầu xây dựng xã hội học tập; ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin phù hợp với Chương trình chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2021 - 2030.
Về các mục tiêu cụ thể liên quan trực tiếp đến đối tượng công nhân, viên chức, lao động, chương trình đề ra:
Đến năm 2025: 80% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”; 60% cán bộ, công chức, nhân viên trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.
Đến năm 2030: 90% các tổ chức, cơ quan, trường học, doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trên địa bàn cấp xã được công nhận đạt danh hiệu “Đơn vị học tập”; 80% cán bộ, công chức, viên chức trong “Đơn vị học tập” trên địa bàn cấp xã đạt danh hiệu “Công dân học tập”.
![]() |
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trao Bằng khen cho các thí sinh đạt Huy chương Vàng nghề Cơ điện năm 2021. Ảnh: LẠI CƯỜNG |
Để thực hiện các mục tiêu, Chương trình “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị giai đoạn 2021 - 2030", đề nghị:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên: Phát động các cuộc vận động, phong trào thi đua về công tác khuyến học, khuyến tài; lồng ghép các tiêu chí xây dựng các mô hình học tập vào tiêu chí công nhận “nông thôn mới”, “đô thị văn minh”, gắn kết chặt chẽ và hiệu quả với các cuộc vận động, phong trào thi đua khác. Các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội nghề nghiệp và các tổ chức xã hội ở Trung ương có liên quan phối hợp với Hội Khuyến học Việt Nam đẩy mạnh công tác tuyên truyền về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc xây dựng xã hội học tập cũng như các mô hình “Gia đình học tập”, “Dòng họ học tập”, “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập”.
Theo báo cáo mới nhất của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê và Tổ chức Lao động quốc tế cho thấy đến hết quý 2/2021, lực lượng lao động của Việt Nam là khoảng 51,1 triệu người. Trong đó tỷ lệ lao động đã qua đào tạo chỉ đạt 26,1%. Số lao động chưa qua đào tạo, chưa được công nhận trình độ kỹ năng (kỹ năng, đào tạo) là 73,9%.
Con số này cho thấy nhu cầu được đào tạo lại cũng như đào tạo nâng cao về kỹ năng cho người lao động là một nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong bối cảnh những tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 đang hạn chế các cơ hội phát triển kỹ năng của người lao động, tạo ra nhiều thách thức tiềm ẩn trong việc tiếp cận việc làm thỏa đáng khi thị trường việc làm đang bị thu hẹp.
![]() Công nhân làm việc cho Dự án nhà ở Cao Ngạn (TP Thái Nguyên) bị nợ lương cho biết, áp lực trang trải cuộc sống ... |
![]() Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: "Khi người lao ... |
![]() Cuộc chiến Nga - Ucraina cùng những biến đổi giá cả xăng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của ... |
Đọc nhiều
Tin mới hơn

Kết quả chăm lo phúc lợi đoàn viên của Công đoàn Việt Nam trong quý I/2025

Công đoàn Long An – Điểm tựa cho đoàn viên, người lao động nhập cư

Một chữ “thêm” trong thỏa ước: Nâng bước đời công nhân
Tin tức khác

Cán bộ công đoàn Huế bắt nhịp làm việc thời công nghệ số

Công đoàn và công nhân lao động Nghệ An trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ

Công đoàn Quảng Bình và hành trình thắp lên những ngôi nhà hy vọng

Công đoàn Thanh Hóa với những mục tiêu, giải pháp căn cơ trong tình hình mới

Trước thềm Tháng Công nhân 2025: Từ bài học 2024 đến hành động mới
