Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động

Chính sách mới - HÀ VY

Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho rằng: "Khi người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động cần phải đề cao yếu tố sức khỏe người lao động, tránh hệ lụy lâu dài”.
Đảm bảo an toàn, chất lượng, tiến độ dự án đường dây 220kV Nậm Mô - Tương Dương Cam kết hoàn thành chỉ tiêu sáng kiến đăng ký với Công đoàn Điện lực Việt Nam
Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động
Người lao động tại Xưởng May Hà Nội (Tổng công ty May 10). Ảnh: THU CHINH

Ngày 23/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, thông qua Dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong một tháng và trong một năm của người lao động. Nghị quyết nêu rõ, khi người sử dụng lao động có nhu cầu và được sự đồng ý của người lao động thì thời giờ làm thêm là trên 40 giờ nhưng không quá 60 giờ trong một tháng.

Bày tỏ sự đồng tình với Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, nhiều cán bộ Công đoàn cho rằng, quá trình thực hiện chính sách cần được theo dõi, đánh giá, đặc biệt là vấn đề đảm bảo an toàn, sức khỏe cho người lao động.

Dễ “bỏ quên” sức khỏe khi quá tập trung tăng ca

Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Ủy viên Ban Chấp hành, Quyền Trưởng Ban Nữ công Tổng LĐLĐ Việt Nam cho biết, trong giai đoạn hiện nay, việc đẩy nhanh tốc độ phục hồi kinh tế - xã hội được ưu tiên hàng đầu. Để giải quyết tình trạng thiếu hụt lao động, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi sản xuất kinh doanh, tạo thu nhập cho người lao động sau hai năm khó khăn do dịch bệnh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về số giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động.

“Qua hai năm dịch bệnh, cuộc sống người lao động gặp rất nhiều khó khăn. Tiền lương tối thiểu chưa tăng, thu nhập không đảm bảo cuộc sống nên người lao động nói chung, lao động nữ nói riêng có nhu cầu làm thêm giờ. Mặt khác, doanh nghiệp hiện nay thiếu lao động, nếu tăng thời giờ làm thêm sẽ giải quyết được bài toán khó tuyển dụng, đào tạo cho lao động mới. Việc cho phép tăng giờ làm thêm của người lao động trên tinh thần tự nguyện là chính sách hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, chính sách cần được theo dõi, đánh giá trong quá trình thực hiện. Khi người lao động làm thêm giờ, người sử dụng lao động cần phải đề cao yếu tố sức khỏe người lao động, tránh hệ lụy lâu dài” - đồng chí Đỗ Hồng Vân cho biết.

Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động
Đồng chí Đỗ Hồng Vân - Quyền Trưởng Ban Nữ công (Tổng LĐLĐ Việt Nam). Ảnh: QTB

Đồng chí Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày ChingLuh Việt Nam (tỉnh Long An), doanh nghiệp có 22.000 công nhân, lao động nêu thực tế: “Nhiều người lao động ở các doanh nghiệp làm việc 8 tiếng/ngày thích tăng ca, trong đó có nhân viên văn phòng, lao động ngoại tỉnh. Vì họ về nhà trọ sớm cũng không biết làm gì. Nếu công ty không tăng ca, họ cũng tìm việc làm thêm như phục vụ tại các quán ăn, bán vé số. Hiện nay có sự cạnh tranh lao động không lành mạnh dẫn đến người lao động chỉ so sánh với nhau về thu nhập. Nhưng họ không biết rằng, để có thu nhập hơn 10 triệu đồng/tháng, nhiều công nhân phải đánh đổi sức khỏe, làm việc đến 12 tiếng đồng hồ/ngày. Doanh nghiệp thay vì cải tiến công nghệ, tăng năng suất lao động, nâng cao chế độ phúc lợi thì sử dụng phương pháp tăng ca để tăng thu nhập cho công nhân. Trong khi đó, việc giám sát của cơ quan chức năng đối với vấn đề tăng giờ làm thêm tại doanh nghiệp chưa thực sự sâu sát”.

Đồng chí Nguyễn Văn Khải đồng thuận, trong giai đoạn hiện nay, do ảnh hưởng bởi dịch bệnh Covid-19, tăng thời giờ làm thêm là một hình thức hỗ trợ doanh nghiệp và tăng thu nhập cho người lao động. Tuy nhiên, lo ngại người lao động sẽ dễ “bỏ quên” sức khỏe của bản thân khi quá tập trung tăng ca. Một hệ lụy khác đó là, cuộc sống gia đình và tương lai của con công nhân, lao động sẽ bị ảnh hưởng rất lớn.

Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch Công đoàn Khu Kinh tế tỉnh Tây Ninh (áo xanh) thăm hỏi, động viên người lao động thực hiện “3 tại chỗ”. Ảnh: CĐ

Đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên - Chủ tịch Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh cho biết: “Thông qua nắm bắt của Công đoàn Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh tại hội nghị người lao động thì nổi lên vấn đề: Hầu hết người lao động kiến nghị tăng lương để đảm bảo cuộc sống. Nguyên do là hiện nay giá xăng tăng cao, vật giá thị trường tăng nhiều, tiền lương không đủ trang trải cuộc sống hằng ngày (dẫn đến tệ nạn vay nóng trong công nhân, lao động)”.

Về mong muốn làm thêm giờ để tăng thu nhập của người lao động, hiện có hai nhóm nhu cầu rõ rệt. Một là, tại các doanh nghiệp lớn tổ chức sản xuất 8 tiếng/ngày, người lao động còn sức khỏe tốt muốn làm thêm giờ để tăng thu nhập, đảm bảo cuộc sống tốt hơn. Nhóm lao động khác làm việc tại các doanh nghiệp thường xuyên tăng ca thì cảm thấy mệt mỏi, sợ rằng doanh nghiệp sẽ khai thác chính sách này để lạm dụng, tiếp tục tăng thời giờ làm thêm.

“Từ góc độ Công đoàn, tôi cho rằng, trong tình hình doanh nghiệp khan hiếm nguồn lao động, việc người lao động làm thêm giờ sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn do dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, cần có chế tài và sự đánh giá để doanh nghiệp chủ động xây dựng chính sách phúc lợi khi tổ chức tăng thời giờ làm thêm. Đơn cử, ngoài tiền lương làm thêm giờ theo quy định của Bộ luật Lao động 2019, doanh nghiệp xem xét chi trả khoản bồi dưỡng, thù lao cho người lao động. Bên cạnh đó, doanh nghiệp cần quan tâm đến bữa ăn ca, bố trí thời giờ nghỉ ngơi nhằm bù đắp và tái tạo sức lao động cho công nhân” - đồng chí Nguyễn Thị Kim Liên cho biết.

"Phải trả tiền cho người lao động theo đơn giá tiền lương lũy tiến"

Đồng chí Nguyễn Văn Khải - Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Giày ChingLuh Việt Nam cũng đặt vấn đề: “Nếu áp dụng tăng giờ làm thêm như Nghị quyết nêu thì cơ quan chức năng cần có chế tài quy định doanh nghiệp phải trả tiền cho người lao động theo đơn giá tiền lương lũy tiến. Ví dụ tiếng đầu tiên là hệ số 1,5; tiếng thứ 2 là hệ số 2,0; tiếng thứ 3 là hệ số 3,0 (tính theo mức lương cơ bản bản hoặc lương theo giờ). Từ đó hạn chế được tình trạng doanh nghiệp triệt để áp dụng tăng ca thay vì tuyển thêm lao động. Cơ quan chức năng cũng nên quy định doanh nghiệp tổ chức tăng ca phải bổ sung dinh dưỡng cho người lao động. Nếu không có giải pháp chăm sóc sức khỏe, an toàn cho người lao động, họ sẽ nhanh chóng kiệt sức, đặc biệt là lao động nữ (ảnh hưởng về cuộc sống gia đình, chăm sóc con cái) và lao động lớn tuổi”.

Chia sẻ kinh nghiệm về tổ chức tăng ca, đồng chí Nguyễn Văn Khải cho biết, hiện tại Công ty TNHH Giày ChingLuh Việt Nam chưa tính toán phương án tăng thời giờ làm từ trên 40 giờ đến không quá 60 giờ/tháng. Bởi lẽ, Công ty cố gắng nâng cao năng suất lao động, hiệu quả công việc, giảm thời giờ làm thêm ở mức tối thiểu. Công ty có thực hiện tăng ca nhưng không nhiều.

Tăng giờ làm thêm cần đảm bảo an toàn và sức khỏe cho người lao động

Những bữa ăn giàu dinh dưỡng, thơm ngon trở thành động lực, niềm vui cho công nhân Công ty TNHH Sản xuất Sanwa Việt Nam (Khu công nghiệp Đình Trám, tỉnh Bắc Giang) trong những ngày thực hiện "3 tại chỗ". Ảnh: MINH HẰNG

Nhiều năm qua, toàn Công ty TNHH Giày ChingLuh Việt Nam áp dụng tăng ca từ 1 đến 1,5 tiếng/ngày. Người lao động không tăng ca được thì không ép buộc. Khi tăng ca, Công ty đảm bảo phục vụ bữa ăn cho công nhân. Hằng tuần, Công ty bố trí nghỉ tăng ca vào thứ 4 để người lao động tái tạo sức lao động. Người lao động tăng ca được hưởng tiền làm thêm giờ theo quy định của pháp luật. Khi tăng ca 2 tiếng trở lên thì người lao động được nghỉ dùng bữa. Bữa ăn ca được nghiên cứu làm sao không trùng lặp với bữa ăn khác trong ngày. Việc tổ chức bữa ăn do công ty phụ trách, có sự giám sát, kiểm tra của Công đoàn.

“Hằng tháng, Công đoàn mời đại diện công nhân họp, chọn thực đơn. Công đoàn kiểm tra công tác an toàn vệ sinh thực phẩm từ khâu chia khẩu phần ăn, thực đơn có đúng với thực đơn đã thông qua hay không, nguồn thực phẩm có đảm bảo hay không, nguồn gốc hàng hóa và giấy tờ…” - đồng chí Nguyễn Văn Khải chia sẻ thêm.

Giám đốc Nhà máy Giày Tam Cường: “Công ty mong mỏi người lao động vào làm việc” Giám đốc Nhà máy Giày Tam Cường: “Công ty mong mỏi người lao động vào làm việc”

Trưa 26/3, ông Phạm Xuân Hùng, Giám đốc Nhà máy Giày Tam Cường (Nhà máy), thuộc Công ty TNHH Đỉnh Vàng (Công ty Đỉnh Vàng) ...

Gần 100 lao động bị nợ lương từ tháng 5/2021 đến nay Gần 100 lao động bị nợ lương từ tháng 5/2021 đến nay

Sau gần 11 tháng mòn mỏi chờ đợi được trả lương, 90 công nhân làm việc tại dự án nhà ở Cao Ngạn (Thái Nguyên) ...

Giá xăng tăng và những vấn đề nóng hổi Giá xăng tăng và những vấn đề nóng hổi

Cuộc chiến Nga - Ucraina cùng những biến đổi giá cả xăng dầu trên thế giới đã ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của ...

Chia sẻ
In bài viết

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Chính sách mới -

Bài 5: Một đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng

Để góp phần xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi), các cấp công đoàn đã tổ chức hàng loạt hội nghị, hội thảo; tổ chức cho đại biểu Quốc hội tiếp xúc cử tri lấy ý kiến của cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động, qua đó không chỉ thu được rất nhiều ý kiến xác đáng để kiến nghị đưa vào dự thảo luật, mà còn tạo môi trường, điều kiện giúp cán bộ công đoàn, đoàn viên, người lao động trưởng thành hơn về chính trị cũng như kỹ năng tham gia xây dựng pháp luật.

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội  để bảo vệ  người lao động

Chính sách mới -

Bài 4: Làm đại biểu Quốc hội để bảo vệ người lao động

Trong vai trò đại biểu Quốc hội, Phó Chủ tịch Thường trực Liên đoàn Lao động tỉnh Bình Dương, đồng chí Nguyễn Hoàng Bảo Trân không chỉ gần gũi, sâu sát, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người lao động; mà còn đưa những tiếng nói của người lao động để góp phần xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế chính sách ở Trung ương và địa phương.

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên,  người lao động vào dự án luật

Chính sách mới -

Bài 3: Đổi mới công tác xây dựng pháp luật, mang tâm huyết của đoàn viên, người lao động vào dự án luật

Các đại biểu Quốc hội là cán bộ công đoàn hoặc từng công tác công đoàn là những người am hiểu sâu sắc phong trào công nhân, hoạt động công đoàn. Chính vì thế, sự tham gia, đóng góp của họ vào quá trình xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) có vai trò đặc biệt quan trọng.

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Chính sách mới -

Bài 2: Góp phần đưa nước ta bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Dự án Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Tổng LĐLĐ Việt Nam là cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan của Quốc hội khẩn trương hoàn thiện, dự kiến sẽ được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XV (tháng 11/2024). Trước thời điểm Quốc hội thảo luận và “bấm nút” thông qua, phóng viên (PV) Tạp chí Lao động và Công đoàn đã có cuộc trò chuyện với ThS. Lê Đình Quảng, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam, thành viên Ban soạn thảo Luật Công đoàn (sửa đổi).

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ  công tác lập pháp

Chính sách mới -

Bài 1: Minh chứng sinh động cho sự đổi mới mạnh mẽ công tác lập pháp

Có thể thấy thời gian qua Quốc hội đã có nhiều đổi mới trong công tác lập pháp mà việc Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) là một minh chứng sinh động. Tạp chí Lao động và Công đoàn xin giới thiệu loạt 5 kỳ "Xây dựng Luật Công đoàn (sửa đổi) - Trách nhiệm với đất nước và người lao động".

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

Chính sách mới -

Hỗ trợ 5000 vé xe cho người lao động Hà Nội về quê đón Tết

LĐLĐ TP Hà Nội sẽ hỗ trợ vé xe bằng tiền cho 5000 công nhân lao động về đón Tết tại một số địa phương lân cận.

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động Podcast

Người lao động cần làm gì để tránh mắc “bẫy” khi làm thủ tục xuất khẩu lao động

Thời gian gần đây, ngày càng có nhiều vụ việc về các đối tượng mạo danh là cán bộ/nhân viên doanh nghiệp dịch vụ xuất khẩu lao động để lừa đảo, thu tiền của người lao động. PV Tạp chí Lao động và Công đoàn có cuộc trao đổi với luật sư Vũ Ngọc Hà - Giám đốc Trung tâm Tư vấn pháp luật công đoàn (LĐLĐ tỉnh Đồng Nai) và ông Nguyễn Văn Vị - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Phát triển Quốc tế VTC1 về vấn đề này.

Hết thời “nhập siêu” văn hóa? Cà phê tối

Hết thời “nhập siêu” văn hóa?

Lễ hội Thiết kế Sáng tạo Hà Nội 2024 đã kết thúc vào hôm qua (17/11). Thành công vang dội của Lễ hội cùng những sự kiện gần đây của các đêm nhạc “nội địa” đang cho thấy nhiều chỉ dấu tích cực về công nghiệp văn hóa.

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động Talk Công đoàn

Đón xem Talk Công đoàn: TƯLĐTT nhóm: “Lợi ích kép” cho doanh nghiệp và người lao động

Talk Công đoàn 20 giờ, ngày 23/11/2024 là cuộc trò chuyện với đồng chí Đỗ Thị Phương, Chủ tịch LĐLĐ thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh về thỏa ước lao động tập thể nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ, đem lại lợi ích cho cả người lao động và chủ doanh nghiệp.

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội Công đoàn

08 quyền của người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

Khoản 2, Điều 10 Luật BHXH 2024 quy định người thụ hưởng chế độ bảo hiểm xã hội có các quyền sau đây:
Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần Muôn nẻo yêu thương

Muôn nẻo yêu thương số 9: Sưởi ấm cuộc đời nữ công nhân tảo tần

Chương trình Muôn nẻo yêu thương số 9 là câu chuyện về chị Nguyễn Thị Thúy – đoàn viên công đoàn cơ sở Công ty TNHH Quốc tế Cerie (Việt Nam), KCN Bình Xuyên 1, tỉnh Vĩnh Phúc được Công đoàn các KCN tỉnh Vĩnh Phúc hỗ trợ chương trình Mái ấm Công đoàn để chị Thúy có nền tảng tài chính đầu tiên xây nên tổ ấm của riêng mình.

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh Video

Đề xuất nhiều giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh

Sáng ngày 22/11/2024, tại Hà Nội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam phối hợp với Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hội đồng Lý luận Trung ương tổ chức hội thảo khoa học quốc gia “Xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện đại, lớn mạnh”.

Đọc thêm

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Chính sách mới -

2000 vé tàu đưa người lao động về quê đón Tết Ất Tỵ 2025

Đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Tổng LĐLĐ Việt Nam sẽ tham mưu, tổ chức, tham gia các đoàn công tác để thăm, tặng quà, hỗ trợ, chúc Tết đoàn viên, người lao động (ĐV, NLĐ) phù hợp với điều kiện, nguồn lực của các cấp công đoàn, đơn vị, doanh nghiệp.

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Chính sách mới -

Mức hỗ trợ đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam vừa có công văn về việc chăm lo, hỗ trợ, đoàn viên, người lao động bị ảnh hưởng cơn bão số 3, lũ lụt năm 2024.

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Chính sách mới -

Tăng quyền chủ động giám sát và phản biện xã hội của tổ chức Công đoàn

Một trong những điểm mới trong Dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) là quy định về thanh tra, kiểm tra và giám sát, phản biện xã hội của Công đoàn Việt Nam.

Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn

Chính sách mới -

Vô vàn bất cập khi thiếu biên chế công đoàn

Gần 4 năm trước, khi anh Thể được bổ nhiệm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện Gia Lâm (Hà Nội), đơn vị có 6 biên chế. Nhưng hơn một năm nay, con số chỉ còn có 5, trong khi công việc ngày càng nặng nề.

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam đã thành công tốt đẹp. Nhiệm kỳ mới với những chính sách và nhiệm vụ mới, đặt tổ chức Công đoàn đứng trước những thách thức rất lớn về việc làm sao thu hút được nhiều NLĐ tham gia. Điều này đòi hỏi truyền thông công đoàn (TTCĐ) trong giai đoạn mới phải đi trước, đi nhanh, đi thận trọng và đi đến đích; đảm nhiệm cho được vai trò mở đường dẫn lối cho những lĩnh vực khác của công đoàn hoàn thành mục tiêu đặt ra trong nhiệm kỳ đặc biệt quan trọng, đánh dấu 95 năm thành lập Công đoàn Việt Nam.

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Công đoàn -

Đưa Nghị quyết Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam vào cuộc sống

Đại hội XIII Công đoàn Việt Nam (CĐVN) diễn ra từ ngày 1-3/12/2023, tại thủ đô Hà Nội. Với phương châm “Đổi mới - Dân chủ - Đoàn kết - Phát triển”, 1.095 đại biểu tham dự Đại hội đã phát huy dân chủ, tập trung trí tuệ, trách nhiệm cao thảo luận sâu sắc các văn kiện trình Đại hội, hoàn thành trọng trách trao gửi của hơn 11 triệu đoàn viên công đoàn (ĐVCĐ) cả nước. Đại hội thành công tốt đẹp là tiền đề quan trọng để các cấp công đoàn (CCCĐ) sớm đưa Nghị quyết vào cuộc sống.

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Chính sách mới -

6 nội dung hoạt động Tháng Công nhân 2024

Tổng LĐLĐ Việt Nam ban hành Kế hoạch tổ chức các hoạt động Tháng Công nhân năm 2024 gồm 6 hoạt động trọng tâm.

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Chính sách mới -

Những vấn đề đặt ra với truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023-2028

Đồng chí Nguyễn Đình Khang - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa thay mặt Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn ký ban hành Chương trình số 01/CTr-BCH về “Đẩy mạnh công tác truyền thông Công đoàn Việt Nam giai đoạn 2023 – 2028.

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Chính sách mới -

Một số doanh nghiệp được lùi đóng kinh phí công đoàn đến cuối năm

Tổng LĐLĐ Việt Nam vừa quyết định lùi đóng kinh phí công đoàn đến ngày 31/12/2023 cho một số doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi tình trạng thiếu đơn hàng.

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Chính sách mới -

Vai trò Công đoàn cần được nâng cao, rõ nét hơn trong công tác kiểm tra, giám sát

Trong nhiều chức năng của mình, việc trở thành chủ thể kiểm tra, giám sát sẽ giúp Công đoàn Việt Nam nâng cao vai trò, vị thế cũng như bảo vệ tốt hơn quyền và lợi ích chính đáng cho đoàn viên, người lao động hiện nay.