"Cuộc sống đâu chỉ có cơm ngon và áo đẹp"
Đời sống - 14/09/2020 06:10 Minh Hoàng
Tâm sự của nam công nhân bỏ phố về quê vì nỗi lo "cơm áo gạo tiền" Sinh viên công nghệ sáng tạo ra phần mềm hỗ trợ ngành y Người bốn lần nhận Bằng Lao động sáng tạo |
Nếu cuộc sống chỉ quanh quẩn lo cơm áo, người ta khộng còn khả năng sáng tạo và sống một đời sống nhiều ý nghĩa. Trong ảnh, các bạn nữ công nhân mua bánh rán cho bữa sáng. Ảnh nongnghiep.vn |
Tôi chợt nhớ câu hát (lấy làm tít bài viết này) khi bắt gặp không ít những dòng trạng thái bế tắc của các bạn công nhân trẻ trên mạng xã hội: “Đời công nhân chôn vùi tuổi trẻ/Đất xứ người bán rẻ tương lai. Chỉ lo sao không đói đã đủ nhức đầu. Tiếp tục hay là buông bỏ?”; “Làm trầy trật cả tháng chỉ được 4 triệu. Tằn tiện mới đủ ăn. Có nên tiếp tục thế này không? Thay đổi hay là không thay đổi?”; “Có ai như mình, đi làm gần sáng mới về mà đồng lương vẫn không đủ sống, quanh quẩn chỉ lo được miếng ăn. Cứ mãi thế để làm gì nhỉ?”…
Tôi nghĩ, ở tầm vĩ mô, đây là việc cần có sự nghiên cứu, đánh giá. Nếu bạn trẻ chỉ mải miết làm lụng đáp ứng các nhu cầu trước mắt, hoàn toàn vô vọng với tương lai - và nếu đây không phải là các hiện tượng nhất thời, đơn lẻ - thì sẽ là một vấn đề lớn, nếu không nói là nghiêm trọng. Đội ngũ công nhân sẽ ra sao, đất nước sẽ ra sao khi miếng cơm, manh áo vẫn là nỗi lo thường trực như hàng nghìn năm trước?
Mùa dịch, giữ được việc làm dù thu nhập thấp cũng đã là may mắn. Nhưng nhiều bạn băn khoăn, rồi sau đó là gì nếu chỉ đủ ăn? Ảnh có tính minh họa của baothainguyen.org.vn |
Miếng cơm, manh áo là thứ “nhiên liệu” nuôi sống con người - như xăng dầu, nguồn điện - để chiếc ô tô tiến lên, con tàu ra khơi và chiếc vệ tinh bay vào vũ trụ - nó là điều kiện để con người nuôi dưỡng khát vọng sáng tạo, đấu tranh cho lẽ phải, thực hiện lý tưởng vì một thế giới người hơn, một cuộc sống tốt đẹp hơn. Nếu chỉ quanh quẩn lo miếng cơm, đó là nấc thang rất thấp trong giá trị người.
Nhưng trước khi tư duy sáng tạo, suy tư về cái đẹp, về lẽ sống, bình đẳng, bác ái, công bằng và tự do, con người cần phải được nuôi sống để có sức mà nghĩ đã. Đó là một vòng luẩn quẩn khó vượt qua. Hay phải chờ đến khi ấm no, nỗi lo cơm áo không còn đè nặng, chúng ta mới nghĩ làm thế nào làm chủ được tình trạng mất lũ, hạn mặn ở đồng bằng sông Cửu Long; làm thế nào khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng; làm thế nào để đất nước trở thành cường quốc sánh vai với bè bạn năm châu; làm thế nào để có thật nhiều bài hát, bộ phim và những cuốn sách hay cho đời sống tinh thần thêm phong phú?
Người công nhân sẽ phát huy được sức sáng tạo nhiều hơn nếu "thoát ly" nỗi lo cơm áo thường nhật. Tiếc thay, điều đó chưa thể làm được đại trà giai đoạn dịch bệnh này. Trong ảnh, công nhân Khu Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh đang làm việc. Ảnh baogiaothong.vn |
Tôi có nghe nói về một nghiên cứu mức độ đóng góp các sáng kiến, phát minh của các dân tộc vào tiến trình phát triển của nhân loại. Theo đó, mức độ đóng góp của nước ta được xếp vào nhóm cuối cùng. Người Việt Nam hiếu học, thông minh; dân tộc ta cần cù, sáng tạo; nhưng hàng nghìn năm lịch sử, người Việt liên tục phải đối mặt với địch họa, thiên tai. Rút cục, vẫn là câu chuyện miếng cơm, manh áo chi phối gần như toàn bộ suy nghĩ của người Việt qua các thế hệ, các thế kỷ. Đến tận hôm nay?
Khi đau chân, chúng ta chỉ nghĩ về cái chân đau, không nghĩ được điều gì khác; khi đói bụng, ta chỉ nghĩ làm thế nào thỏa mãn đòi hỏi của cái dạ dày. Mấy chục năm qua, từ cực kỳ đói khổ, chúng ta đã “rũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Dịch bệnh từ đầu năm như một thế lực hắc ám đẩy chúng ta ngược lại thời kỳ vất vả với miếng ăn. Đó là một thực tế hay chúng ta đã quá lo cho thực tại mà không nhìn cái tất yếu ở tương lai, một tương lai không gần nhưng cũng không xa đến mức ta không kịp đến.
Công nhân hay nhà khoa học, thật khó để làm việc hiệu quả nếu bị đè nặng nỗi lo cơm áo. Ảnh có tính minh họa của blog.viecngay.vn |
Bạn công nhân thân mến! Không có thời nào dễ dàng. Không có giai đoạn nào các thử thách không đặt ra buộc con người phải đương đầu và chiến thắng. Bạn lo lắng cho cuộc sống bản thân mình và người thân - cũng như tôi và hầu hết mọi người - là điều vô cùng chính đáng. Nhưng bạn hãy kiên trì. Khó khăn nào cũng có giải pháp, thử thách nào cũng có lời giải. Tôi không có ý bình luận điều các bạn nghĩ. Chỉ là nhân chuyện của các bạn tôi bàn chuyện không mấy vui vẻ của chúng ta thôi. Có lẽ điều chúng ta cần làm là phải lạc quan và tự tin hơn.
Khi chúng ta chiến thắng cảm giác bế tắc của bản thân, chúng ta đã vượt qua bế tắc đó và thành công một nửa. Vấn đề còn lại ở các yếu tố chủ quan, khách quan. Tôi không đao to búa lớn vấn đề gì, bởi chuyện tôi nói với bạn cũng là điều nói với chính mình.
Thuyền viên tàu Việt Tín 01 đã có vé máy bay hồi hương vào ngày 14/9 Theo thông báo của Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia, 12 thuyền viên tàu Việt Tín 01 và thợ máy trưởng sẽ bay ... |
Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 12/9 Cập nhật thông tin Covid-19 lúc 7h sáng ngày 12/9, tổng số người nhiễm trên toàn cầu là hơn 28,6 triệu, hơn 918 nghìn người ... |
"Lương công nhân thấp quá, lỡ bước thì phải theo thôi" Một số bạn than thở vì "lỡ bước" mới phải làm công nhân, vì lương thấp quá. Song, nếu bạn có ý chí, quyết tâm ... |
Tin cùng chuyên mục
Kinh tế - Xã hội - 22/11/2024 18:55
Cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh trong cộng đồng dân tộc thiểu số
TS. Trần Đăng Khoa, Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế, cho biết tỷ lệ tử vong mẹ ở vùng sâu, vùng xa, miền núi cao gấp 3,5 lần so với vùng đồng bằng, đô thị; tỷ lệ tử vong mẹ ở dân tộc Mông cao gấp 7-8 lần so với dân tộc Kinh, Tày.
Kinh tế - Xã hội - 20/11/2024 12:28
Trẻ sinh non - đối tượng đặc biệt cần được chăm sóc trong giai đoạn đầu đời
Mỗi năm, Việt Nam có khoảng 100.000 trẻ sinh non, đối mặt với nguy cơ suy dinh dưỡng, bệnh tật và tử vong cao. Làm thế nào để trẻ sinh non được chăm sóc toàn diện, có cơ hội phát triển khỏe mạnh là vấn đề đòi hỏi sự quan tâm đặc biệt từ gia đình, hệ thống y tế và toàn xã hội.
Đời sống - 19/11/2024 14:53
Thu nhập người lao động tại các doanh nghiệp Nhà nước tăng thế nào trong năm 2024?
Năm 2024, thu nhập bình quân của người lao động tại các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước tăng trên 10%. Kết quả này không chỉ phản ánh sự phục hồi và tăng trưởng của nền kinh tế mà còn là minh chứng cho sự đóng góp của tổ chức Công đoàn trong việc chăm lo đời sống người lao động.
Đời sống - 15/11/2024 16:58
Bí quyết cải thiện chỉ số thông minh, giúp trẻ phát triển toàn diện
Để trẻ em được phát triển toàn diện, cần phải hỗ trợ can thiệp những năm đầu đời, mang tính đa ngành, toàn diện và liên tục.
Đời sống - 15/11/2024 16:53
Vĩ thanh - trở lại Hua La mùa cà phê
Một năm sau, đầu tháng 11/2024, chúng tôi trở lại xã Hua La (Sơn La), nơi có những cây cà phê đang vào mùa thu hoạch.
Đời sống - 13/11/2024 15:31
Công đoàn cơ sở kiện doanh nghiệp đòi quyền lợi cho người lao động
Mới đây, Ban Chấp hành Công đoàn Công ty TNHH Kobelco E&M Việt Nam (Khu Công Nghiệp Biên Hòa II, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai) đã có đơn khởi kiện doanh nghiệp này để đòi tiền lương và quyền lợi cho người lao động.