Tâm sự của nam công nhân bỏ phố về quê vì nỗi lo "cơm áo gạo tiền"
Người lao động

Tâm sự của nam công nhân bỏ phố về quê vì nỗi lo "cơm áo gạo tiền"

Nguyễn Thủy
Tác giả: Nguyễn Thủy
Cuộc sống trong căn phòng trọ chật hẹp, mùa hè nóng như đổ lửa, mùa mưa nước ngập đến tận sân, rồi cảnh xếp hàng đi tắm, đi vệ sinh và quan trọng là đồng lương nơi thành thị không đủ sống đã khiến cho vợ chồng anh Nguyễn Văn Nguyện quyết định rời phố về quê.
tam su cua nam cong nhan bo pho ve que vi noi lo com ao gao tien
Khu công nghiệp Bắc Thăng Long - Hà Nội nơi làm việc mơ ước của bao người.

Làm công nhân cho Công ty Yamaha tại Khu công nghiệp Bắc Thăng Long (Đông Anh, Hà Nội) được gần 10 năm, nhưng lý do khiến anh chị quyết định trở quê làm việc sau gần 10 năm bươn chải trên thành phố là do thu nhập thấp, cuộc sống nơi phố thị chật vật khó khăn và "cô đơn".

Tôi cảm thấy cuộc sống ở trên Thủ đô ngột ngạt lắm, sống cảnh thuê trọ chật hẹp, bí bách…Mà làm ở đây lương cũng không cao, cứ mãi như thế này thì cũng không đủ tiền ăn học cho con và trang trải cuộc sống của hai vợ chồng trên này. Trong khi đó tôi lại còn có hai con thơ ở nhà để bà nội trông, mỗi lần trở về nhìn con nheo nhóc, thương con vợ tôi không cầm được nước mắt, có những tháng thu nhập cả hai vợ chồng không đủ chi cho sinh hoạt và gửi tiền về cho bà chăm con…nên đầu năm nay khi cháu lớn chuẩn bị vào học lớp 1 hai vợ chồng tôi quyết định về quê làm ăn”, anh Nguyện tâm sự.

Anh nhớ lại những ngày đi làm công nhân trên Hà Nội, hai vợ chồng làm hai công ty khác nhau, rất ít khi nhìn thấy nhau, hôm nào nghỉ may ra mới gặp nhau vì lệch ca. Căn phòng trọ chật hẹp chưa đầy 15m2, nhiều hôm đi làm về trời nắng nóng anh chị không thể nào ngủ được.

Những ngày hè như thế này nắng nóng, ngột ngạt, tôi lại nấu ăn trong phòng nên nó càng bí và càng nóng. Mỗi lần đi làm về tôi không biết làm thế nào nên hầu như toàn đăng ký làm tăng ca để tránh nóng. Đặc biệt, ở khu trọ mọi người phải xếp hàng để tắm, đi vệ sinh…bí bách vô cùng. Cũng là làm công nhân nhưng tôi thấy cuộc sống ở quê thoải mái hơn, yên bình hơn không còn phải chịu cảnh chật chội, xếp hàng tắm như ở trên đó nữa”, anh Nguyện cho biết thêm.

tam su cua nam cong nhan bo pho ve que vi noi lo com ao gao tien
Công ty hiện tại anh Nguyện đang làm việc tại quê.

Sau một thời gian về quê, anh Nguyện đã xin được việc làm tại Công ty TNHH may Xuất khẩu Thiên Tân trong Cụm Công nghiệp Quỳnh Côi, Quỳnh Phụ. Với anh, việc làm công nhân ở quê dù thu nhập không bằng trên Hà Nội nhưng anh vẫn thấy thoải mái hơn nhiều. Hơn nữa, ở quê anh không phải thuê nhà lại được gần anh em họ hàng. Vợ chồng con cái được gần nhau nên việc làm thêm giờ không còn quá quan trọng với anh nữa.

Anh Nguyện tâm sự: "Về quê tôi không phải làm thêm giờ mà chế độ đãi ngộ của công ty tốt nên yên tâm làm việc, tư tưởng cũng thoải mái hơn. Đợt dịch này, nhiều công ty ở đây có cắt giảm nhân sự thế nhưng công ty tôi vẫn đảm bảo đủ công việc cho công nhân làm".

Cuộc sống nơi phố thị khó khăn, kiếm được đồng lương không dám tiêu vì phải gửi về lo cho người ở nhà. Quanh năm tăng ca, thêm giờ nhưng thu nhập vẫn không đủ chi tiêu. Hậu Covid-19, tình hình trở nên "bi đát" hơn nên nhiều công nhân như anh Nguyện chọn cách bỏ phố về quê. Làm việc gần nhà, gần người thân dù thu nhập có thấp hơn so với thành phố nhưng đổi lại tư tưởng thoải mái hơn chấm dứt nỗi lo cơm áo gạo tiền.

tam su cua nam cong nhan bo pho ve que vi noi lo com ao gao tien Covid-19: Cập nhật thông tin mới nhất ngày 5/5

Cập nhật thông tin đến 7h sáng ngày 5/5, Covid-19 đã xuất hiện ở 214 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 3,6 triệu ...

tam su cua nam cong nhan bo pho ve que vi noi lo com ao gao tien Xuất hiện triệu chứng bí ẩn ở bệnh nhân nhiễm virus corona

Một số bệnh nhân nhiễm virus có chỉ số oxy trong máu thấp đến mức nguy hiểm nhưng lại không bộc lộ triệu chứng rõ ...

tam su cua nam cong nhan bo pho ve que vi noi lo com ao gao tien Ngày khai trường và an toàn cho “bình thường mới”

Sáng nay, hàng triệu HS-SV bắt đầu đến trường sau kì nghỉ chưa từng có trong lịch sử. Mấy ngày nữa, mọi việc sẽ trở ...

Tin mới hơn

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Học để làm chủ công việc, làm chủ cuộc đời

Trong nhà xưởng, công trường, dây chuyền sản xuất, có hàng nghìn máy vận hành ngày đêm. Nhưng “cỗ máy” lớn nhất, bền bỉ nhất, chính là trí tuệ và đôi tay của người lao động. Nếu không học, không cập nhật tri thức công nhân sẽ bị “bỏ lại” trong “guồng quay” khắc nghiệt của thời đại.
Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Đội ngũ công nhân trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Đảng ta đã xác định tháo gỡ các điểm nghẽn về thể chế, phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia; định vị lại và khuyến khích phát huy vai trò của kinh tế tư nhân, huy động mọi nguồn lực cho phát triển; cùng với đó là sắp xếp lại hệ thống bộ máy tổ chức, bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực hiệu quả và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao - trong đó, việc phát huy vai trò của đội ngũ công nhân có vai trò vô cùng quan trọng.
Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Văn hóa công nhân với nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Khi nền kinh tế chuyển đổi từ nông nghiệp sang công nghiệp và tiến hành phát triển công nghiệp theo hướng hiện đại, văn hóa công nhân là chủ đề đặc biệt được quan tâm, trong đó có mục tiêu đóng góp cho tăng năng suất lao động và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Bài viết chia sẻ quan điểm của tác giả về xây dựng văn hóa công nhân, đặc biệt trong thời kỳ Việt Nam bắt đầu chuyển sang phát triển bền vững hiện nay.

Tin tức khác

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

Công nhân Việt Nam và hành trình không nghỉ

50 năm sau ngày đất nước thống nhất, đã qua rồi cái thời khó khăn gian khổ, khi công nhân phải vật lộn với từng miếng cơm manh áo trong những nhà máy xí nghiệp cũ kỹ. Giờ đây, công nhân Việt Nam đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành những người tiên phong trong kỷ nguyên công nghiệp 4.0, làm chủ công nghệ hiện đại, vận hành những hệ thống tự động hóa tinh vi, và là lực lượng không thể thiếu trong nền kinh tế số đang phát triển mạnh mẽ…
Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Học để hoàn thiện nhân cách, làm giàu trí tuệ

Chưa bao giờ thế giới thay đổi nhanh như hôm nay. Công nghệ phát triển mỗi giờ, mỗi phút. Một kỹ năng có thể lạc hậu chỉ sau vài năm. Một công nghệ có thể thay đổi cả ngành nghề. Trong dòng xoáy ấy, nếu không học, người lao động sẽ lạc nhịp, tụt hậu, thậm chí bị đào thải.
Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

Những cơ hội học tập “trong tầm tay” cho công nhân thời đại mới

"Học để không bị bỏ lại phía sau" - thông điệp từ Tổng Bí thư Tô Lâm càng trở nên cấp thiết khi thị trường lao động liên tục biến động. Vậy, người công nhân cần trang bị những gì và học như thế nào trong bối cảnh mới? Những giải pháp học tập linh hoạt, thiết thực đang mở ra nhiều cơ hội hơn bao giờ hết để người lao động nâng cao năng lực, khẳng định giá trị bản thân.
Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Xem thêm