Nỗi niềm của công nhân nữ khi thường xuyên tăng ca

Dù chấp nhận dành ít thời gian chăm sóc gia đình, con cái để lựa chọn tăng ca, cuộc sống gia đình của nhiều công nhân nữ vẫn khá chật vật.

Những lựa chọn muộn cho bữa tối của những công nhân về muộn do tăng ca. Ảnh: MINH ANHNhững lựa chọn muộn cho bữa tối của gia đình đối với những công nhân tăng ca về muộn. Ảnh: MINH ANH

Phòng trọ công nhân thiếu vắng tiếng trẻ con

Vợ chồng chị M.A (quê Hải Phòng, công nhân một công ty chuyên sản xuất dây điện và phụ kiện ô tô tại Hà Nội) đang loay hoay mua đồ để chuẩn bị cho bữa ăn tối của hai vợ chồng vào lúc 20 giờ tối. Cuộc sống của hai vợ chồng luôn trong tình trạng thiếu vắng tiếng cười đùa của hai con nhỏ. Họ chật vật với đồng lương ít ỏi trong căn nhà trọ cũ kỹ và những bữa cơm "nay thiếu người này, mai thiếu người kia".

"Cực chẳng đã, hai vợ chồng mới lên Hà Nội làm việc được hơn một năm nay. Con nhỏ phải gửi ở quê bởi cả ngày hai vợ chồng đi làm, sắp xếp thời gian để chăm sóc con cái gần như là không thể", chị M.A chia sẻ.

Hai vợ chồng chị thu nhập trung bình 10 triệu đồng/tháng nếu không tăng ca, chi phí thuê nhà, sinh hoạt, đi lại cũng khá tốn kém. Nếu tăng ca thì thu nhập cao hơn, đó cũng là lý do vợ chồng chị M.A chấp nhận xa con để tiện cho công việc ở Hà Nội.

Bữa ăn tối của vợ chồng chị M.A thường giản đơn, nhanh chóng và thường kết thúc vào khoảng 21 giờ.

Tăng ca và những nỗi niềm của công nhân nữ
Căn phòng tuềnh toàng, thiếu vắng tiếng cười của những đứa trẻ. Ảnh: MINH ANH

Nếu lựa chọn tăng ca thêm 3 tiếng sau giờ làm chính thì thu nhập của chị M.A được gần 6 triệu đồng/tháng. Công việc của chị được luân phiên, một tuần làm đêm, một tuần làm ngày. Chồng chị cũng thường xuyên lựa chọn tăng ca để mong dư dả thêm một chút gửi về quê cho hai con ăn học.

"Nhớ con nhưng do công việc mình chọn phải tăng ca để có thêm thu nhập nên có những tối chỉ kịp gọi về vài phút để hỏi thăm tình hình học tập cũng như sức khỏe của con. Tôi chỉ mong được ổn định hơn rồi đón con lên đây với mình", chị M.A trải lòng.

Lựa chọn ở ghép

Cũng như gia đình chị M.A, vợ chồng chị Lò Thị Sòn (dân tộc Thái, quê Sơn La) cũng phải xa quê để tìm việc. Chị Sòn hiện làm công nhân cho một công ty lắp ráp linh kiện điện tử tại Bắc Ninh, chồng chị làm thợ xây. Lương của cả hai vợ chồng khoảng 10 triệu đồng/ tháng.

Nếu tăng ca, thời gian làm việc của chị Sòn là 12 tiếng/ ngày. Lương trung bình 6 triệu đồng/ tháng. Có những thời điểm chồng chị không có việc do hết công trình, chi phí sinh hoạt phụ thuộc vào tiền lương công nhân ít ỏi của chị Sòn.

Tăng ca và những nỗi niềm của công nhân nữ
Đôi vợ chồng trẻ Lò Thị Sòn bất đắc dĩ lựa chọn ở ghép với người khác để tiết kiệm chi phí. Ảnh: MINH ANH

Để tiết kiệm chi phí thuê nhà, dành dụm tiền cho các con ở quê, vợ chồng chị lựa chọn ở ghép. Nhà trọ chỉ là nơi để vợ chồng chị về nghỉ ngơi sau một ngày làm việc mệt nhọc. Đôi vợ chồng trẻ không có sự riêng tư, cũng không có nhiều thời gian dành cho nhau. Vì công việc chị Sòn thường xuyên đi sớm về muộn nên vợ chồng quyết định chọn ở ghép để tiết kiệm tiền.

"Biết là bất tiện, nhưng vì mình không có nhiều lựa chọn. Với những tháng chồng không có việc, mình có xin tăng ca thường xuyên thì cuộc sống của hai vợ chồng vẫn rất áp lực", chị Sòn nói.

Đó chỉ là 2 trong số rất nhiều những tâm tư xoay quanh cuộc sống thường ngày của nhiều công nhân nữ, nhất là những người đã có gia đình. Nhiều công nhân tâm sự rằng tháng nào không được tăng ca thì thu nhập chỉ tạm đủ chi tiêu hằng ngày, nếu phát sinh công việc thì coi như không đủ.

Tăng ca nhiều, ngoài việc ảnh hướng đến sức khỏe của công nhân thì con em họ cũng chịu tác động không nhỏ. Kết quả nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn tháng 10/2021 cho biết, đa số công nhân di cư phải tăng ca, làm thêm giờ dẫn đến phải gửi con về quê vì không có thời gian chăm sóc. Có 30,2% trẻ là con công nhân từ 0 đến dưới 16 tuổi đang phải sống xa cha mẹ. Cha mẹ bận tăng ca, trẻ là con công nhân di cư còn chịu nhiều thiệt thòi, không được vui chơi, gần gũi và chia sẻ cảm xúc.
Trao giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ I năm 2022 Trao giải Cuộc thi viết về phong trào CNVCLĐ TP Đà Nẵng lần thứ I năm 2022

Ngày 17/9, Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP. Đà Nẵng phối hợp với Hội Nhà báo TP Đà Nẵng, Tạp chí Lao động và Công ...

Hỗ trợ công nhân vay vốn Hỗ trợ công nhân vay vốn

Các ý kiến tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam lần thứ 29 khóa XII ngày 17/8/2022 vừa qua ...

Hỗ trợ người lao động ứng phó với “tín dụng đen” Hỗ trợ người lao động ứng phó với “tín dụng đen”

Lợi dụng những khó khăn về tài chính của công nhân lao động, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19, nạn cho vay nặng ...

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Luật BHXH 2024: An sinh không dừng lại ở người lao động

Sửa đổi quy định về điều kiện tuổi của thân nhân hưởng trợ cấp tuất hàng tháng trong Luật BHXH 2024 là lời hồi đáp đầy nhân văn dành cho hàng triệu người lao động và gia đình họ, những người đã âm thầm cống hiến cả cuộc đời cho sự phát triển của đất nước.
Học để không bị bỏ lại phía sau

Học để không bị bỏ lại phía sau

Cách mạng số đang định hình lại sâu sắc thị trường lao động việc làm, đặt ra yêu cầu cấp bách để thích ứng. Để không chỉ tồn tại mà còn kiến tạo giá trị bền vững, người lao động cần phát huy mạnh mẽ tinh thần học tập suốt đời, với sự đồng hành, tiếp sức chiến lược và hiệu quả từ tổ chức Công đoàn.
Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Luật BHXH 2024: "Neo giữ" người lao động có kinh nghiệm

Với nhiều người lao động, đặc biệt là công nhân nghỉ hưu không hẳn là “dấu chấm hết” cho một hành trình làm việc, mà có khi lại là khởi đầu cho một giai đoạn mới đầy trăn trở: “Tiếp tục cống hiến hay dừng lại”?
Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Tinh thần học tập suốt đời: Chìa khóa thành công cho lao động Việt Nam trong kỷ nguyên số

Trong bối cảnh thế giới không ngừng biến động, học tập suốt đời không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với mỗi người lao động. Đó là chìa khóa để nâng cao năng lực, thích ứng với công nghệ mới và khẳng định giá trị bản thân trong kỷ nguyên hội nhập.
Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Công nhân Việt Nam cần tâm thế chủ động, tri thức vững chắc để bước vào kỷ nguyên mới

Tháng Công nhân năm nay mang một thông điệp đặc biệt sâu sắc: “Giai cấp công nhân Việt Nam tiên phong bước vào kỷ nguyên mới”. Đây là lời hiệu triệu mạnh mẽ, thôi thúc mỗi người lao động nhận thức rõ vị thế, trách nhiệm và hành động một cách chủ động, sáng tạo để đáp ứng yêu cầu của tình hình mới.
Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Phát huy tiềm năng đổi mới sáng tạo trong công nhân lao động

Nghị quyết số 57-NQ/TW, ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị “Về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổng số quốc gia” đã xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là yếu tố quyết định sự phát triển của quốc gia; đưa nước ta phát triển giàu mạnh, hùng cường trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để làm được điều này, việc phát huy vai trò nghiên cứu khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo của đội ngũ công nhân lao động đóng vai trò rất quan trọng.
Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Luật BHXH 2024: Người công nhân không phải “đánh đổi” sinh mạng cho từng ngày công

Trong hành trình mưu sinh, người công nhân không chỉ đối mặt với sự khắc nghiệt của dây chuyền sản xuất, mà còn phải “vật lộn” với những căn bệnh hiểm nghèo, mãn tính kéo dài tháng năm.
Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Luật BHXH 2024: Công nhân nghỉ ốm không phải giấu, phải sợ, phải đánh đổi

Giữa hàng triệu lượt nghỉ ốm mỗi năm của người lao động, đã từng có biết bao buổi làm dang dở, những lần gắng gượng trở lại ca vì sợ bị trừ lương, mất chuyên cần hay mất bảo hiểm y tế.
Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Học để đổi đời – Công nhân với tinh thần học tập suốt đời

Trong những ngày đầu năm mới, khi đất nước đang chuyển mình mạnh mẽ bước vào kỷ nguyên số, bài viết “Học tập suốt đời” của Tổng Bí thư Tô Lâm như một lời hiệu triệu đầy cảm hứng, lay động từng trái tim người Việt Nam. Không chỉ là một định hướng chính trị, bài viết ấy là lời nhắn nhủ chân thành, sâu sắc: rằng mỗi người dân – dù là trí thức hay người lao động phổ thông – đều có thể trở thành người làm chủ vận mệnh, nếu không ngừng học tập, không ngừng vươn lên.
Công nhân và việc học tập suốt đời

Công nhân và việc học tập suốt đời

“Học tập suốt đời” là tên bài viết được hưởng ứng rộng rãi và tạo tiếng vang lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm thời gian gần đây. Vấn đề này được nhìn nhận như một trong những giải pháp, yêu cầu tối quan trọng để phát huy tiềm năng, sức sáng tạo của con người Việt Nam, trong đó có đội ngũ công nhân lao động, góp phần thực hiện thắng lợi khát vọng vươn mình của dân tộc.